Bộ Y tế thẩm định cấp phép hoạt động Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Nha Trang
Ngày 26-9, tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Sài Gòn Nha Trang, đoàn công tác của Bộ Y tế do Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh làm trưởng đoàn, đã đến làm việc và thẩm định cấp phép hoạt động cho BVĐK Sài Gòn Nha Trang.
Trong buổi thẩm định, thầy thuốc ưu tú, bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thành Hưng – Giám đốc BVĐK Sài Gòn Nha Trang đã báo cáo lịch sử hình thành BV, tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, quy trình kỹ thuật cũng như nguồn nhân lực và phương hướng phát triển.
Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Nha Trang.
BVĐK Sài Gòn Nha Trang được đặt tại lô 10, đường 19-5, Khu đô thị Vĩnh Điềm Trung, xã Vĩnh Hiệp, TP. Nha Trang. BV được xây 3 tầng với diện tích sử dụng hơn 2.800m2 trên tổng diện tích hơn 9.800m2. Trên cơ sở thực hiện đúng theo hướng dẫn của Bộ Y tế về các tiêu chí BV an toàn, BV đầu tư đầy đủ các chuyên khoa: Nội, Ngoại, Sản, Nhi, Cấp cứu… Khi đi vào hoạt động, BV có quy mô 50 giường bệnh, với 6 khoa lâm sàng và 3 khoa cận lâm sàng. Các khoa đều được trang bị các thiết bị y tế tiên tiến, hiện đại, phục vụ công tác khám chữa bệnh như: Hệ thống máy chụp cắt lớp CT-Scanner, hệ thống máy X-quang cao tần, dàn máy siêu âm màu 4D GE, hệ thống nội soi tiêu hóa Olympus, hệ thống phẫu thuật nội soi Richard Wolf, hệ thống phòng mổ áp lực dương đạt tiêu chuẩn quốc tế, hệ thống đèn sưởi, đèn chiếu vàng da, lồng ấp dành cho trẻ sơ sinh và trẻ sinh non, hệ thống khu nội trú theo yêu cầu… Nhân lực của BV hiện có 114 người, trong đó có 32 bác sĩ. Về trình độ chuyên môn, BV có 4 bác sĩ chuyên khoa II, 6 thạc sĩ y khoa, 17 bác sĩ chuyên khoa I.
Sau khi kiểm tra thực tế, đoàn thẩm định Bộ Y tế ghi nhận và đánh giá cao sự nỗ lực của Tập đoàn Y Khoa Sài Gòn và Ban giám đốc BV đã xây dựng được cơ sở khám chữa bệnh khang trang, rộng rãi, thoáng mát, thu hút đội ngũ cán bộ y tế có kinh nghiệm, năng lực chuyên môn tốt, có khả năng đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân. Sự ra đời của BVĐK Sài Gòn Nha Trang không chỉ là tâm nguyện, công sức, niềm tự hào của lãnh đạo và toàn bộ cán bộ, nhân viên BV, mà người dân tỉnh Khánh Hòa có thêm sự lựa chọn chất lượng hiệu quả trong việc khám, chữa bệnh.
Video đang HOT
Đoàn thẩm định của Bộ Y tế kiểm tra thực tế tại Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Nha Trang.
Kết luận tại buổi thẩm định, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê nhận xét: “Đoàn thẩm định đánh giá cao sự nỗ lực của nhà đầu tư trong việc xây dựng BVĐK Sài Gòn Nha Trang; nhất là có được đội ngũ cán bộ y tế có tay nghề chuyên môn cao, trang thiết bị y tế hiện đại. Sự ra đời của BV đóng góp tích cực vào công tác xã hội hóa y tế. Đoàn thẩm định hy vọng trong thời gian tới, BV sẽ tiếp tục phát huy các thế mạnh, khắc phục những góp ý của đoàn thẩm định để sớm đi vào hoạt động, phục vụ thật tốt cho công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân”.
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thành Hưng trân trọng cảm ơn và tiếp thu sâu sắc những đánh giá, góp ý quý báu của đoàn thẩm định. Bác sĩ Hưng cam kết: “BVĐK Sài Gòn Nha Trang sẽ nỗ lực hoàn thiện, khắc phục sớm nhất những góp ý của đoàn thẩm định. Đồng thời, quyết tâm nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh, mang đến sự yên tâm và hài lòng cao nhất cho người bệnh và thân nhân khi BV đi vào hoạt động trong thời gian tới”.
Kịp thời xử lý hành vi vi phạm về dược và trang thiết bị y tế
Các đại biểu đề nghị Bộ Y tế tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về dược và trang thiết bị y tế; đặc biệt trong công tác đấu thầu.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng phát biểu tại phiên họp. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)
Tiếp tục Phiên họp toàn thể lần thứ 18, chiều 28/9, Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho ý kiến về tình hình thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2020, giai đoạn 2016-2020 và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020; dự kiến đề xuất các kế hoạch, chỉ tiêu kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách năm 2021, giai đoạn 2021-2025 thuộc lĩnh vực y tế-dân số.
Báo cáo tại Phiên họp, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết các chỉ tiêu Quốc hội giao cho ngành Y tế năm 2020 và giai đoạn 2016-2020 đều đạt và vượt kế hoạch. Cụ thể, ước đến hết năm 2020, số giường bệnh trên 1 vạn dân là 28 giường; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế năm 2020 ước đạt 90,7%.
Bên cạnh đó, công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân đạt được nhiều kết quả. Hệ thống pháp luật tiếp tục được hoàn thiện.
Ngành Y tế đã thực hiện quyết liệt, bài bản, sáng tạo để kiềm chế, kiểm soát dịch COVID-19; chủ động phòng, chống dịch bệnh bạch hầu, sốt xuất huyết và các bệnh truyền nhiễm khác, không để xảy ra "dịch chồng dịch."
Giai đoạn 2016-2020, ngân sách Nhà nước chi cho y tế năm sau cao hơn năm trước, tổng chi ngân sách nhà nước ước tính từ 95.455 tỷ đồng năm 2016 tăng lên 124.755 tỷ đồng vào năm 2020. Ngân sách Nhà nước đã được ưu tiên cho đầu tư phát triển các lĩnh vực, các vùng, khu vực khó thu hút được nguồn xã hội hóa.
Thảo luận tại phiên họp, cơ bản đồng tình với Báo cáo của Bộ Y tế, các đại biểu cũng chỉ rõ một số vấn đề cần quan tâm, khắc phục trong thời gian tới. Theo đó, điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực và khả năng cung ứng dịch vụ tại y tế cơ sở, nhất là trạm y tế xã chưa đồng đều ở các địa phương.
Nhân lực ngành Y tế phân bố không đồng đều giữa các vùng, tuyến y tế; giữa điều trị và dự phòng; chưa có chính sách thỏa đáng để thu hút nhân lực y tế tại vùng sâu, vùng xa. Việc thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm bộc lộ một số hạn chế, bất cập.
Việc đẩy mạnh xã hội hóa công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân đã đem lại nhiều kết quả tích cực, song cơ chế hợp tác công-tư chưa toàn diện; hình thức liên doanh, liên kết tài sản chưa đa dạng, chủ yếu là trang thiết bị y tế; giá dịch vụ y tế chưa kết cấu đủ chi phí gây ra những khó khăn nhất định khi thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực y tế, thậm chí đã xảy ra tình trạng sai phạm trong công tác quản lý gây hậu quả nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương, tỉnh Quảng Bình, đề nghị làm rõ nguyên nhân những sai phạm trong tình trạng mua bán thiết bị y tế vừa qua và cho rằng ngành Y tế cần tăng cường kiểm tra, rà soát vấn đề này.
Đại biểu Hoàng Đức Thắng, tỉnh Quảng Trị, băn khoăn, phải chăng có lỗ hổng trong cơ chế kiểm tra, kiểm soát, thanh tra vấn đề tự chủ của các cơ sở y tế.
"Nhiều năm qua, cơ chế kiểm tra, thanh tra như thế nào? Đây là câu chuyện ngành nên nhìn lại nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở thực hiện tự chủ, nhưng đồng thời đảm bảo cơ chế giám sát và hạn chế tối đa tiêu cực," đại biểu nêu quan điểm.
Các đại biểu cũng đề nghị Bộ Y tế tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về dược và trang thiết bị y tế; đặc biệt trong công tác đấu thầu, mua sắm; nghiên cứu xây dựng chính sách phân bổ nhân lực y tế nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động của ngành một cách toàn diện; đề xuất ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao...
Ngoài ra, Bộ Y tế đổi mới cơ chế hoạt động và cơ chế tài chính nhằm thúc đẩy y tế cơ sở phát triển, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế cùng các bộ, ngành liên quan khẩn trương tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đối với các dự án y tế để đẩy nhanh tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm tiến độ các dự án, trong đó chú trọng dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức.
Trong phiên họp chiều 28/9, Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cũng cho ý kiến về tình hình thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020, giai đoạn 2016-2020; kế hoạch, dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 và 5 năm 2021-2025 thuộc lĩnh vực lao động-người có công và xã hội./.
Khám, chữa bệnh từ xa: Mạng lưới y tế không giới hạn Với việc tổ chức khánh thành kết nối 1.000 bệnh viện khám, chữa bệnh từ xa vào chiều 25-9, Bộ Y tế đã thực hiện đề án khám, chữa bệnh từ xa giai đoạn 2020-2025 vượt tiến độ đề ra sau hơn 2 tháng triển khai. Nhờ đó đã cấp cứu được nhiều ca bệnh khó ngay tại địa phương mà không phải...