Bộ Y tế tạo điều kiện để TP Hồ Chí Minh thí điểm rút gọn quy trình tiêm chủng vắc xin COVID-19
Tại cuộc làm việc với Thành uỷ, UBND TP Hồ Chí Minh sáng 29/7 về công tác phòng chống dịch COVID-19, GS.TS Nguyễn Thanh Long- Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh quan điểm thành phố phải đẩy nhanh lên mức độ cao nhất thực hiện tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho người dân, nếu thiếu nhân lực triển khai tiêm chủng trên địa bàn, Bộ Y tế sẽ điều động thêm nhân lực để hỗ trợ thành phố.
GS.TS Nguyễn Thanh Long- Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh quan điểm thành phố phải đẩy nhanh lên mức độ cao nhất thực hiện tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho người dân
Đẩy nhanh tiến độ nhưng phải đảm bảo an toàn tiêm chủng
Báo cáo về công tác tiêm chủng vắc xin COVID-19 của Thành phố cho biết, hiện thành phố có 650 đội tiêm chủng, do đang thực hiện giãn cách nên hiện mỗi ngày tiêm khoảng 70.000-80.000 liều.
Tại buổi làm việc, Sở Y tế TP HCM đề xuất Bộ Y tế tinh giản một số thủ tục trước và sau tiêm chủng vắc xin như đơn giản khâu khám sàng lọc cho những người dưới 65 tuổi và không có bệnh nền; giảm thời gian theo dõi sau tiêm đối với người tiêm chủng khoẻ mạnh, không có bệnh nền.
Theo phân tích của Sở Y tế, khi những thủ tục đó được tinh giản, các nhân lực dôi ra sẽ được huy động để mở thêm các điểm tiêm chủng mới. Đồng thời thời gian người chờ tiêm/ theo dõi sau tiêm ít hơn nên sẽ tăng được số lượng tiêm chủng tại mỗi điểm tiêm.
Thành phố phấn đấu trong tháng 8/2021 tiêm được mũi 1 cho khoảng 70% dân số của thành phố.
Ngay lập tức Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đã yêu cầu các đơn vị liên quan của Bộ Y tế tiếp thu và trình Bộ trưởng ban hành hướng dẫn quy trình tiêm chủng phù hợp với điều kiện và tình hình chống dịch của Thành phố. Bộ trưởng nhấn mạnh lại yêu cầu về tiêm chủng là “tiêm tất cả những người trên 18 tuổi; tổ chức nhiều điểm nhỏ, thật nhanh, vắc xin về đến đâu tiêm hết đến đó”.
Video đang HOT
Bố trí điểm tiêm cố định hoặc lưu động tại khu vực phong toả
Đầu giờ chiều 29/7, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đã ký văn bản hoả tốc gửi UBND TP Hồ Chí Minh về tiêm chủng vắc xin COVID-19 trong thời thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg, theo đó đồng ý để Thành phố sắp xếp thời gian theo dõi sau tiêm chủng phù hợp đảm bảo an toàn.
Văn bản nhấn mạnh: Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, Chính phủ và Bộ Y tế đã có nhiều chỉ đạo, hướng dẫn công tác phòng chống dịch. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đã ưu tiên phân bổ vắc xin cho Thành phố triển khai tiêm chủng chống dịch.
Để đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng, Bộ Y tế đề nghị Chủ tịch UBND Thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức tiêm chủng cho tất cả các trường hợp từ 18 tuổi trở lên trên địa bàn; ưu tiên tiêm chủng cho lực lượng y tế tuyến đầu, người cao tuổi, các trường hợp có bệnh lý nền và tăng tốc độ bao phủ tiêm chủng.
Yêu cầu Thành phố huy động tối đa các lực lượng tham gia tiêm chủng bao gồm cả y tế nhà nước và tư nhân, các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh, y tế các ngành…; tổ chức tiêm tại các cơ sở cố định và triển khai nhiều điểm tiêm chủng lưu động tại các khu dân cư.
Bố trí nhân lực tiêm chủng và các bộ phận hỗ trợ làm việc toàn thời gian trong suốt thời gian tổ chức chiến dịch tiêm chủng. Không giới hạn số lượng người tiêm trong mỗi buổi tiêm chủng, phát huy tối đa năng lực của các điểm tiêm chủng.
Tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho người dân TP Hồ Chí Minh
Thành phố cần tổ chức hướng dẫn người dân điền Phiếu đồng ý tham gia tiêm chủng; Phiếu sàng lọc trên nền tảng Hồ sơ sức khỏe điện tử hoặc trên bản giấy; thông báo thời gian và địa điểm tiêm để người dân tham gia đầy đủ, đúng giờ và không tập trung đông người tại một thời điểm; Sắp xếp thời gian theo dõi sau tiêm chủng phù hợp đảm bảo an toàn.
Văn bản hoả tốc của Bộ Y tế cũng nêu rõ: Những người thuộc nhóm trì hoãn tiêm chủng thì tiếp tục theo dõi và sắp xếp tiêm chủng trong thời gian sớm nhất khi có đủ điều kiện. Những người thuộc nhóm cần thận trọng khi tiêm chủng có thể được tiêm tại tất cả các cơ sở tiêm chủng cố định và lưu động, không bắt buộc tiêm tại các bệnh viện, cơ sở điều trị
Tại các khu phong tỏa, chính quyền địa phương căn cứ số lượng người dân để bố trí các điểm tiêm chủng cố định hoặc lưu động phù hợp, tránh để người dân phải di chuyển đến các khu vực khác khi tham gia tiêm chủng. Tiếp tục đẩy mạnh việc áp dụng nền tảng Hồ sơ sức khỏe điện tử để quản lý và theo dõi tiến độ tiêm chủng.
Chiều nay Chính phủ trình Quốc hội các giải pháp tăng cường phòng chống COVID-19
Chiều nay 24-7, Chính phủ sẽ trình ra kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV một số biện pháp tăng cường các giải pháp phòng, chống COVID-19.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trình bày báo cáo tại cuộc họp - Ảnh: DT
Sáng 24-7, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các phó chủ tịch Quốc hội chủ trì hội nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghe đại diện các cơ quan liên quan báo cáo về việc tăng cường các giải pháp phòng, chống COVID-19.
Cuộc họp diễn ra một ngày sau khi Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ giao Chính phủ phối hợp với Ủy ban Xã hội báo cáo việc chuẩn bị các nội dung liên quan, điều chỉnh nội dung kỳ họp thứ nhất để bổ sung nội dung phòng, chống dịch COVID-19.
Sau đó, Đảng đoàn Quốc hội đã báo cáo và được Bộ Chính trị đồng ý với đề xuất điều chỉnh chương trình kỳ họp. Tại phiên họp sáng 24-7, có 474/474 đại biểu Quốc hội có mặt tán thành với chủ trương điều chỉnh này.
Quốc hội cũng thống nhất sẽ quyết nghị các giải pháp tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 trong nghị quyết chung của kỳ họp thứ nhất nhằm cho phép Chính phủ, Thủ tướng được thực hiện các nhiệm vụ cấp bách liên quan đến công tác phòng, chống đại dịch COVID-19 trong điều kiện hiện nay.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: "Đây là trình tự theo thể thức rất đặc biệt nên chúng ta cũng cần phải có cách thức rất đặc biệt".
Sau khi nghe các đại biểu cho ý kiến đối với tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Xã hội liên quan đến các giải pháp này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đồng tình với phạm vi điều chỉnh trong khuôn khổ công tác phòng, chống dịch COVID-19, xác định thời hạn áp dụng cụ thể tới hết năm 2022.
Đối với các nội dung phòng, chống dịch mà Chính phủ đề xuất đã được luật quy định, Quốc hội cho phép Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ toàn quyền quyết định. Nếu luật chưa quy định thì Chính phủ, Thủ tướng chủ động thực hiện thông qua các nghị quyết, quyết định, báo cáo Quốc hội sau.
Nếu nội dung khác quy định của luật thì Quốc hội giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét các đề nghị của Chính phủ, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Theo tờ trình của Chính phủ, thời gian qua Chính phủ đã áp dụng linh hoạt các quy định của pháp luật để tổ chức thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Tuy nhiên, thực tiễn đã phát sinh các tình huống khó khăn, vướng mắc, bất cập cần phải giải quyết ngay trong điều kiện lần đầu tiên xảy ra đại dịch lớn trên toàn thế giới như COVID-19.
Trong đó, có nhu cầu điều chỉnh, trao quyền chủ động hơn, mạnh mẽ hơn cho Chính phủ, Thủ tướng để quyết định kịp thời các biện pháp cần thiết, linh hoạt, đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống dịch bệnh.
Chính phủ đề xuất Quốc hội 6 nội dung, trong đó có việc cho phép Chính phủ, Thủ tướng quyết định chuyển nguồn kinh phí trong dự toán đã được duyệt, thay đổi, điều chuyển nguồn kinh phí trong ngân sách nhưng chưa có trong dự toán cho công tác phòng, chống dịch bệnh; tạm ứng ngân sách trong trường hợp vượt dự toán đã phê duyệt; địa phương được trung ương hỗ trợ trong trường hợp cần thiết...
Chính phủ cũng đề xuất Quốc hội giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát việc thực hiện nghị quyết này, kịp thời quyết định các vấn đề phát sinh thuộc thẩm quyền của Quốc hội trong thời gian Quốc hội chưa họp và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Bộ Y tế yêu cầu rà soát các đối tượng tiêm vắc xin COVID-19 theo đúng quy định Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã ký liên tiếp 2 công văn công văn hoả tốc gửi UBND và Sở Y tế các tỉnh, thành phố về thực hiện nghiêm túc việc tiêm chủng vắc xin COVID-19 và tổ chức tiêm chủng trong tình hình dịch bệnh COVID-19. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã ký công văn...