Bộ Y tế tặng 300 tủ thuốc cho ngư dân Lý Sơn
Bộ Y tế trao tặng tủ thuốc và dụng cụ y tế cấp cứu ban đầu cho 300 tàu đánh bắt cá xa bờ của ngư dân huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi.
Ngư dân xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi bị thương do tàu Trung Quốc tấn công khi đang đánh bắt trên biển. Ảnh: Trí Tín.
Phát biểu tại lễ phát động chương trình ngành Y tế cùng ngư dân bám biển sáng 31/5, tại huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến chia sẻ, công tác y tế biển đảo còn gặp rất nhiều khó khăn. 31% trung tâm y tế thuộc các huyện đảo chưa có cơ sở riêng; trên 50% trạm y tế xã đảo không có bác sĩ; 80% tổng số hộ gia đình khu vực biển, đảo cần khám, chữa bệnh. Y tế hiện tại chủ yếu do lực lượng Quân y đảm nhiệm, các tuyến còn lại do lực lượng dân y kết hợp với quân y nhưng lực lượng mỏng.
“Ngư dân còn, biển còn. Ngư dân khỏe sẽ tiếp tục bám biển, tiếp thêm lực lượng, thêm sức mạnh bảo vệ quyền và chủ quyền về biển, đảo của Việt Nam”, Bộ trưởng Tiến nhấn mạnh.
Các ngư dân đang ngày đêm bám biển sản xuất phải đối mặt với sóng, gió, nhiều tai nạn tiềm ẩn, sự cố về sức khỏe khó cứu chữa kịp thời do xa đất liền. Với mục tiêu trang bị tủ sơ cấp cứu lưu động cho tất cả các tàu đánh bắt xa bờ của huyện đảo Lý Sơn, Bộ Y tế trao tặng 300 tủ thuốc trị giá 600 triệu đồng. Ngoài thuốc điều trị các bệnh thiết yếu, tủ thuốc còn trang bị thêm dụng cụ sơ cấp cứu, nẹp, bông băng gạc để ngư dân tự cấp cứu.
Đồng thời, cán bộ Viện Y học Biển Việt Nam cũng mở 3 lớp tập huấn cách sơ cấp cứu ban đầu cho ngư dân huyện đảo.
Hơn 60 ngư dân được tập huấn về cách cứu nạn nhân bị bất tỉnh, chảy máu nặng, gãy xương trên biển. Ảnh: Nam Phương.
Video đang HOT
Bác sĩ Lương Xuân Tuyến, Viện Y học Biển Việt Nam, tham gia tập huấn cho ngư dân đợt này cho biết, nhiều ngư dân chưa có kiến thức về sơ cấp cứu khi có tai nạn thương tích, mà chủ yếu là kinh nghiệm truyền miệng. Vì thế, cách xử trí đôi khi chưa đúng cách, chưa hợp lý khiến bệnh nhẹ thành nặng, nguy cơ để lại dị tật cao, thậm chí tử vong.
“Sai lầm ngư dân hay gặp là vận chuyển nạn nhân khi chưa cầm máu vết thương, chưa cố định xương gãy hoặc người bất tỉnh chưa sơ cứu trước. Những trường hợp này đều đòi hỏi phải xử lý đúng đắn mới cứu được. Hơn 60 ngư dân được tập huấn lần này sẽ truyền đạt lại kiến thức họ học được cho những thuyền viên khác trên tàu”, bác sĩ Tuyến chia sẻ.
Theo VnExpress
Cận cảnh tàu cá bị tàu Trung Quốc đâm chìm
"Nó như đứa con tôi vậy. Giờ nhìn nó chìm nghỉm, tôi chịu không nổi"- tiếng chị Huỳnh Thị Như Hoa, chủ tàu cá ĐNa 90152 bị Trung Quốc đâm chìm, như đứt quãng giữa tiếng máy tàu kiểm ngư đang cố lai dắt tàu cập bờ Đà Nẵng.
Tàu KN nỗ lực kéo tàu chìm
Chiều 30/5, tàu KN 957 (Chi đội Kiểm ngư 3, Cục Kiểm ngư Việt Nam) lai dắt tàu cá ĐNa 90152 vào cách bờ Đà Nẵng khoảng 10 hải lý. Vợ chồng chủ tàu Huỳnh Thị Như Hoa (Xuân Hà, Thanh Khê, Đà Nẵng) trực tiếp theo tàu kiểm ngư ra đón "đứa con" Hoàng Sa của mình.
Từ xa, tàu cá ĐNa 90152 chỉ còn là mũi tàu với chấm xanh, viền đỏ lờ mờ trên mặt nước. Cả con tàu chìm nghỉm theo phương thẳng đứng dưới lòng biển. Từ xa, chị Hoa cố ngăn nước mắt, cùng chồng Trần Văn Vốn đứng bất động. Nhiều vết nứt nẻ, mảnh vỡ mũi và thân tàu hiện dần. Các lớp lưới vương vãi, quấn văng khắp thân tàu, nham nhở.
Vợ chồng chị Hoa thất thần nhìn con tàu chìm
Anh Vốn bảo: Đúng ra tôi làm thuyền trưởng chuyến này, nhưng mấy chuyến vừa rồi, chẳng biết xui rủi thế nào, toàn lỗ tổn. Vợ muốn thay tài lấy hên, giao thuyền trưởng Đặng Văn Nhân đi liền 3 chuyến. Ai ngờ, Trung Quốc hành động vô nhân đạo, khiến tàu bị đâm chìm, hư hại.
Trắng đêm cứu tàu
Thuyền trưởng Vũ Văn Hạnh là người chỉ huy tàu KN 957 tiếp cận cứu kéo con tàu chìm giữa Hoàng Sa vào sáng 27/5. Anh Hạnh kể: Thế lật của tàu rất hiểm, theo phương thẳng đứng. Mũi nhô lên mặt biển, đuôi chìm nghỉm nên rất khó khi tiếp cận vào gần bờ. Càng vào gần, đuôi tàu dễ đụng đáy.
"Lần đầu nhìn thấy con tàu, tôi không tin vào mắt mình. Con tàu bị hư hại quá nhiều. Có đến 5 tàu cá Đà Nẵng cùng lai dắt, nhưng vẫn rất khó khăn", anh Hạnh kể. Thế lật úp của tàu ĐNa 90152 tạo lực cản lớn, khiến các tàu cá cố cứu kéo, nhưng vẫn "đi âm", mỗi giờ bị trượt về phía giàn khoan 981 khoảng 0,5 hải lý.
Trắng đêm cứu tàu chìm
Lúc tiếp cận, tàu ĐNa 90152, cách giàn khoan khoảng hơn 13 hải lý. Các tàu Trung Quốc vẫn lăm le, chực sẵn theo dõi vòng ngoài. Thuyền trưởng Đặng Văn Nhân và các thuyền viên trên tàu ĐNa 90508 (đôi tàu của chị Hoa) trực tiếp quan sát tình hình. Công tác cứu hộ, lai dắt khẩn trương tiến hành. Sau lớp dây thừng to như cổ tay, móc nối từ tàu KN957, việc lai dắt mới thuận lợi.
"Khó nhất là phải lựa chọn tốc độ phù hợp. Nếu đi chậm, tàu cá được lai dắt sẽ chìm, tạo sức cản lớn, đi nhanh dễ bị tác động đến thân tàu. Mục tiêu toàn tàu là phải đảm bảo tài sản của ngư dân về đến nơi đúng hiện trạng, đảm bảo an toàn hàng hải", anh Hoàng Trung Hiếu, cán bộ tàu KN 957 nói.
Hiện trạng tàu ĐNa 90152 chìm vì bị tàu Trung Quốc tấn công
Bốn ngày đêm, tàu KN957 chỉ có thể chạy với tốc độ 2,5 hải lý/giờ. Vừa đi, các thành viên trên tàu bố trí dọc cabin quan sát dây kéo, khả năng di chuyển của tàu cá. Đến tối ngày 30/5, tàu tìm cách neo vị trí cách bờ Đà Nẵng khoảng chừng 9-10 hải lý. Anh Hạnh bảo: Việc di chuyển cận bờ đêm tối khó khăn, dễ gặp vật cản dưới đáy. Dự kiến, sáng nay (31/5), tàu tiếp tục cơ động, tìm luồng lạch phù hợp, an toàn vào gần bờ và có thể cập bờ vào trưa cùng ngày, sớm nhất có thể.
Cận cảnh tàu ĐNa 90152 tại điểm tập kết tạm thời
Anh Trần Văn Vốn đắng lòng nhìn "đứa con" của mình
Theo cán bộ kiểm ngư, tàu cá bị Trung Quốc đâm chìm sẽ được kéo về bờ Đà Nẵng để khảo sát, lên phương án trục vớt, đưa tàu lên bờ, phối hợp công tác quay phim, chụp ảnh ghi lại vết tích góp phần tạo bằng chứng không thể chối cãi hành động ngang ngược, vô nhân đạo của tàu Trung Quốc.
Anh Lê Văn Khánh, Chủ tịch nghiệp đoàn nghề cá Xuân Hà (Thanh Khê, Đà Nẵng) cho hay: Hiện tinh thần ngư dân bình tĩnh, an tâm. Sự động viên, khích lệ của các cấp ngành, tổ chức, cá nhân hảo tâm tạo động lực lớn cho anh em tiếp tục vươn khơi, bám biển.
Theo ông Trần Văn Lĩnh, Phó chủ tịch Hội Nghề cá TP Đà Nẵng, Hội kiến nghị giải pháp hỗ trợ đặc biệt cho ngư dân trong bối cảnh hiện nay. Qua sự việc tàu cá chị Hoa, đã đến lúc cấp thiết phải xây dựng, triển khai các "hạm đội tàu cá" lớn mang tính chuyên nghiệp, hiện đại, bài bản để tránh rủi ro, khai thác hiệu quả và bảo vệ chủ quyền. Hạm đội này không chỉ đơn thuần là nâng cấp tàu cá từ vỏ gỗ lên vỏ sắt, mà trang bị kỹ năng máy trưởng, hàng hải, thiết bị nghề cá hiện đại, đồng bộ giúp ngư dân.
Theo Tiền Phong
Anh hùng La Văn Cầu mất ngủ vì bức xúc vụ giàn khoan 981 Nhiều đêm, anh hùng La Văn Cầu đã mất ngủ vì quá bức xúc trước hành động ngang ngược của TQ khi hạ đặt giang khoan trái phép vào vùng biển VN... Trái ngược với những suy nghĩ, lo lắng trước đó của chúng tôi về sức khỏe của anh hùng La Văn Cầu, khi chiếc cổng vừa được mở ra, ông bước...