Bộ Y tế sẽ nghiên cứu về thời gian ủ bệnh của Covid-19
Sau khi một báo cáo nước ngoài cho rằng, thời gian ủ bệnh Covid-19 có thể kéo dài đến 24 ngày thay vì 14 ngày như công bố hiện tại, Bộ Y tế cho biết, các chuyên gia hàng đầu của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương đang nghiên cứu, đánh giá để đưa ra khuyến nghị chính xác.
Ảnh minh họa
Trả lời PV, GS Đặng Đức Anh – Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương cho biết, việc xác định chính xác thời gian ủ bệnh của virus Covid-19 có ý nghĩa rất quan trọng để phòng chống dịch bệnh này, đặc biệt là trong việc áp dụng thời gian cách ly, theo dõi sức khỏe của người có biểu hiện mắc bệnh cũng như người tiếp xúc gần với bệnh nhân.
“Hiện Việt Nam vẫn áp dụng cách ly người nghi nhiễm trong 14 ngày cho đến khi có kết quả nghiên cứu, đánh giá chính xác về thông tin thời gian ủ bệnh tăng lên 24 ngày”- GS Đặng Đức Anh nói và cho biết thông tin thời gian ủ bệnh của virus có thể lên tới 24 ngày là kết quả nghiên cứu ở nước khác., hiện chưa có nhiều bằng chứng rõ ràng.
Video đang HOT
Cũng theo GS Đặng Đức Anh, sau khi phân lập thành công virus Covid-19, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương đang nghiên cứu kỹ hơn về trình tự gen của virus này, từ đó có thể đánh giá chủng virus lưu hành ở Việt Nam có đặc điểm nào khác biệt. “Một trong những nhiệm vụ mà chúng tôi được Bộ Y tế giao là nghiên cứu sâu hơn về virus và kháng thể để tiến tới sản xuất vaccine. Những công việc này không thể thực hiện trong một sớm một chiều. Chúng tôi cố gắng có được sản phẩm khoa học trong thời gian tới, sớm nhất cũng phải 6 tháng đến 1 năm mới có nghiên cứu về kháng thể cũng như sản xuất vaccine”- GS Đặng Đức Anh cho biết.
Thành Trung
Theo daidoanket
Đa số kết quả xét nghiệm nCoV là âm tính
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, đến nay viện đã tiến hành xét nghiệm hàng trăm mẫu với chủng nCoV, đa phần đều cho kết quả âm tính.
Chúc mừng bệnh nhân H (chính giữa) được chữa khỏi nCoV ở Khánh Hòa.
Tính đến nay, Viện đã xét nghiệm 469 trường hợp, có 9 mẫu dương tính, 389 người âm tính, hiện còn 71 trường hợp đang chờ kết quả.
Còn theo báo cáo chính thống của các cơ quan chức năng phòng, chống dịch nCoV tỉnh Khánh Hòa, từ 09/1 đến hết ngày 6/2, tổng số trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính nghi nhiễm nCoV được theo dõi, cách ly là 70 trường hợp. Trong đó, có 01 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính nCoV (đã chữa khỏi và cho xuất viện) và 54 trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính, 15 trường hợp đang cách ly, chờ kết quả xét nghiệm.
Hiện có 165 trường hợp mới có tiếp xúc gần với 02 trường hợp người Trung Quốc có thời gian lưu trú tại thành phố Nha Trang từ ngày 23/01/2020 đến ngày 28/01/2020 (do loại trừ một số trường hợp không có yếu tố nguy cơ và 100 du khách Trung Quốc cùng tour du lịch, hiện đã về nước ngày 26/1/2020) được giám sát chặt chẽ. Diễn biến lâm sàng của các trường hợp này đều tốt.
Đối với trường hợp lễ tân N.T.T.H (là ca duy nhất dến nay bị nhiễm nCoV ở Khánh Hòa, thường trú Vạn Lương, Vạn Ninh) sau khi được xuất viện ngày 4/2, đã hoàn toàn trở lại bình thường. Theo chia sẻ của H, ít ngày tới chị lại có thể trở lại lao động.
Chia sẻ về những kinh nghiệm đã túc trực, điều trị cho bệnh nhân H, bác sĩ Nguyễn Đông, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Khánh Hòa cho biết: Từ khi xuất hiện dịch bệnh viện đã lên phương án sẵn sàng. Từng nhân viên y tế làm việc với tinh thần và quết tâm cao nhất để dịch không diễn biến phức tạp thêm. Ngay ngày đầu tiếp nhận cách ly lễ tân H (ngày 27/01), công tác phối hợp giữa các khoa, phòng và lãnh đạo bệnh viện, ngành y tế thực hiện rất tốt. Có bất cứ diễn biến hay phát sinh nào dù là nhỏ nhất đều được đưa ra hội chẩn, đưa ra phác đồ điều trị kịp thời ngay, tránh để bệnh nặng thêm.
Tại Vĩnh Phúc, trước tình hình dịch bệnh nCoV diễn biến phức tạp trên địa bàn, những ngày gần đây, tỉnh đã nhận được sự chia sẻ, nhất là được hỗ trợ các nguồn lực, vật tư, chuyên môn để công tác phòng, chống dịch bệnh nCoV đạt hiệu quả cao.
Tỉnh Vĩnh Phúc cũng được Đội Cơ động của Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế cùng Đội Cơ động Bệnh viện Bạch Mai về làm việc trực tiếp, hỗ trợ chuyên môn trong công tác chăm sóc, phòng ngừa, kiểm soát dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV); hướng dẫn biện pháp điều trị và cách ly đúng, đảm bảo hiệu quả cao, kiểm soát tốt vấn đề nhiễm khuẩn, gây nhiễm chéo; xử lý tốt công tác phun khử trùng, tiêu độc. Đặc biệt là lập kế hoạch, đề xuất cung cấp đủ vật tư, thuốc điều trị kịp thời...
Đến nay, tỉnh Vĩnh Phúc đang theo dõi, giám sát 25 trường hợp, trong đó 15 trường hợp có kết quả âm tính, 2 trường hợp dương tính, còn 8 trường hợp đang chờ kết quả xét nghiệm (có 4 trường hợp đang được theo dõi tại Trung tâm Y tế Tam Đảo, 4 trường hợp được theo dõi tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc). Ngoài ra, trong 139 trường hợp tiếp xúc gần với nguồn bệnh đang được theo dõi, có 7 trường hợp là người Trung Quốc đang làm chuyên gia tại Khu công nghiệp Bá Thiện, xã Bá Hiến, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Theo baochinhphu
Bệnh nhân chắc chắn sẽ tử vong khi lên cơn dại, cách gì để loại trừ? Bệnh dại là một trong những bệnh truyền nhiễm lâu đời và đáng sợ nhất trong lịch sử nhân loại, một khi đã lên cơn dại thì bệnh nhân chắc chắn sẽ tử vong. Ngày 27/9, tại TP Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO), Tổ chức Y...