Bộ Y tế sẽ kết luận vụ thai lưu khi đang chờ sinh tại Bệnh viện Bưu điện
Liên quan đến vụ thai nhi tử vong bất thường trong bụng mẹ xảy ra ngày 22/7, tại Bệnh viện Bưu Điện (Hoàng Mai, Hà Nội), ngày 6/8, bệnh viện này cho biết: Nguyên nhân chính xác vụ việc này sẽ do Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế kết luận.
Trước đó, như đã đưa tin, ngày 21/7, chị Nguyễn Thị Ruôn (33 tuổi, ở Hoàng Mai, Hà Nội), đang mang bầu 41 tuần) đến Bệnh viện Bưu Điện khám để dự định đẻ chỉ huy theo lịch hẹn của bệnh viện này.
Bệnh viện Bưu Điện – nơi xảy ra sự việc.
Theo bà Trần Thị Nhung (59 tuổi, mẹ chồng của chị Ruôn): Khi đến khám, các bác sĩ chưa cho chị Ruôn nhập viện ngay, nhưng chị Nhung phản ứng gay gắt mới được nhập viện.
“Đến 20h cùng ngày, con dâu tôi bị sốt, cặp nhiệt độ là 38,5 độ, sau đó họ cho uống thuốc hạ sốt. Khi con tôi hạ sốt, các bác sĩ nói sẽ lấy máu đi xét nghiệm và mổ đẻ, nhưng chờ mãi không thấy bác sĩ lấy máu và cho đi mổ” – bà Nhung nói
Cũng theo bà Nhung, khi chưa được đưa đi mổ đẻ, chị Ruôn vẫn nằm ở phòng bệnh nhân. Cho đến 9h sáng ngày 22/7, gia đình đi nộp tiền viện phí để mổ thì bác sĩ thông báo là tim thai ngừng đập. Bà Nhung cho rằng việc chậm lấy mẫu máu để đi xét nghiệm và mổ đẻ khiến thai nhi chết ngay trong bụng mẹ.
Video đang HOT
Liên quan đến sự việc trên, ngày 6/8, Bệnh viện Bưu Điện đã có Công văn số 1904/TB-BVBĐ – KHTH gửi chị Nguyễn Thị Ruôn.
Nội dung công văn cho biết: Việc mất tim thai (tim thai ngừng đập – pv) trong thai kỳ giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ có rất nhiều nguyên nhân và rất khó chẩn đoán, tiên lượng. Đối với trường hợp cụ thể của bà Ruôn, việc mất tim thai có thể do các nguyên nhân: Thai quá ngày sinh (dựa theo kết quả siêu âm 3 tháng đầu thai kỳ); hai vòng dây rốn quấn cổ; có sốt do nhiễm trùng hoặc các nguyên nhân khác từ thai nhi.
Bệnh viện Bưu Điện giao trưởng khoa Sản phải có trách nhiệm phối hợp với Bệnh viện Phụ sản Trung ương để tìm hiểu và xác định chính xác nguyên nhân mất tim thai; báo cáo Hội đồng chuyên môn và Giám đốc bệnh viện.
“Việc kết luận nguyên nhân chính xác mất tim thai và các vấn đề chuyên môn sẽ do Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế kết luận và thông báo đến Bà và Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an quận Hoàng Mai (TP Hà Nội)” – công văn của Bệnh viện Bưu Điện nêu rõ.
Về những kết luận trên, một thành viên đại diện cho gia đình bà Ruôn cho biết, phía gia đình chưa đồng tình với một số điểm nêu trong công văn và sẽ có đơn thư đề nghị làm rõ thêm.
Cũng liên quan đến sự việc trên, ngày 6/8, trao đổi với phóng viên Dân trí, lãnh đạo Công an quận Hoàng Mai cho biết, đơn vị này vẫn đang tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan để điều tra, làm rõ.
Nguyễn Dương
Theo Dân trí
Bác sĩ nhiều sai sót trong nghi vấn 'câu' bệnh nhân ra ngoài mổ gây tử vong
Bệnh nhân bị viêm phúc mạc do bục miệng nối trực tràng khi được bác sĩ Bệnh viện Bình Dân chuyển sang Bệnh viện Bưu Điện để mổ.
Ảnh minh họa
Ngày 15/5, bác sĩ Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TP HCM cho biết Hội đồng chuyên môn đã xem xét, kết luận nguyên nhân bệnh nhân tử vong sau khi phẫu thuật tại Bệnh viện Bưu Điện. Ca mổ do bác sĩ Bệnh viện Bình Dân thực hiện nên nghi vấn "câu" bệnh nhân ra ngoài mổ riêng.
Theo đó, Hội đồng chuyên môn xác định nguyên nhân tử vong của bệnh nhân 66 tuổi là do sốc nhiễm khuẩn, suy đa cơ quan không hồi phục, viêm phúc mạc do bục miệng nối trực tràng sau phẫu thuật STARR.
Hội đồng chuyên môn kết luận quá trình tiếp nhận, chăm sóc, điều trị bệnh nhân tại Bệnh viện đa khoa Bưu Điện có sai sót chuyên môn. Theo ghi chép hồ sơ bệnh án, bệnh nhân được Bệnh viện Bình Dân chẩn đoán bằng MRI vào tháng 2, nhưng chỉ định phẫu thuật lại vào tháng 4 tại Bệnh viện Bưu Điện là chưa phù hợp.
Biến chứng bục miệng nối trực tràng sau phẫu thuật có khả năng xảy ra theo tổng kết của y văn thế giới và nguyên nhân chưa xác định được. Diễn tiến nhanh dẫn đến sốc nhiễm khuẩn, nhiễm độc sau bục miệng nối trực tràng vì đây là vùng nhiều loại vi khuẩn nguy cơ cao dẫn đến nhiễm khuẩn nặng.
Theo hội đồng chuyên môn, Bệnh viện Bưu Điện cần rút kinh nghiệm phải có phác đồ điều trị đối với bệnh lý lồng trong trực tràng và sa trực tràng kiểu túi. Bác sĩ lâm sàng phải phối hợp với bác sĩ chẩn đoán hình ảnh để chọn lựa phương pháp phẫu thuật phù hợp.
Chánh Văn phòng Sở Y tế TP HCM cho biết kết luận này sẽ được chuyển qua Thanh tra Sở để làm việc với bác sĩ trực tiếp phẫu thuật nhằm xử lý trách nhiệm về hành chính. Bác sĩ từng mổ thành công 97 ca bệnh lý tương tự tại Bệnh viện Bình Dân nhưng chưa có đăng ký làm kỹ thuật này ngoài giờ tại Bệnh viện Bưu Điện.
Nữ bệnh nhân 66 tuổi đến Bệnh viện Bình Dân khám ngày 7/2 do đau âm ỉ vùng hạ vị kèm táo bón kéo dài nhiều năm. Kết quả chụp MRI của bệnh nhân cho thấy bệnh lồng trực tràng hậu môn còn ở mức độ nhẹ, điều trị nội khoa là phù hợp nhất trong giai đoạn này. Bệnh nhân không tái khám và đã được bác sĩ Bình Dân phẫu thuật tại Bệnh viện Bưu Điện ngày 14/4. Bệnh nhân nhiễm trùng, nguy kịch chuyển vào Bệnh viện Chợ Rẫy ngày 16/4, tử vong sau đó.
Lê Phương
Theo vnexpress.net
Cái kết viên mãn của người chồng bỏ tự ái đi chữa vô sinh 25 tuổi khỏe mạnh, quan hệ tình dục bình thường, anh Vũ Duy Tân (Ninh Bình) đã rất buồn khi biết nguyên nhân vô sinh do mình. Cưới nhau năm 2014, cả hai vợ chồng đều còn rất trẻ, anh Tân không ngờ con đường sinh con lại khó đến vậy. Không dùng biện pháp tránh thai, sau nửa năm không thấy vợ...