Bộ Y tế: SARS-CoV-2 lây qua đường không khí
Đây là điểm mới trong phiên bản 6 cập nhật hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 do Bộ Y tế ban hành ngày 14/7.
So với phiên bản cập nhật gần nhất vào cuối tháng 4 vừa qua, trong lần cập nhật mới nhất, Bộ Y tế đã bổ sung SARS-CoV-2 lây qua đường không khí bên cạnh giọt bắn, hạt khí dung hay qua tiếp xúc trực tiếp.
Bổ sung thêm biểu hiện lâm sàng
Theo Bộ Y tế, hiện SARS-CoV-2 đang biến đổi liên tục tạo ra nhiều biến thể khác nhau làm tăng khả năng lây lan và khó kiểm soát hơn.
Thời gian ủ bệnh vẫn 2-14 ngày, trung bình 5-7 ngày với triệu chứng hay gặp nhất là sốt, ho khan, mệt mỏi và đau cơ.
Tuy nhiên, trong phiên bản lần 6, Bộ Y tế cập nhật thêm một số triệu chứng lâm sàng bao gồm: Đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, ho có đờm, nôn và tiêu chảy. Một số trường hợp có biểu hiện rối loạn khứu giác hoặc tê lưỡi.
Theo Bộ Y tế, khoảng hơn 80% bệnh nhân chỉ sốt nhẹ, ho, mệt mỏi, không bị viêm phổi và thường tự hồi phục sau khoảng một tuần. Thậm chí, một số trường hợp không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng.
Gần 20% số bệnh nhân diễn biến nặng, thời gian trung bình từ khi có triệu chứng ban đầu tới khi diễn biến nặng khoảng 5-8 ngày (phác đồ cũ từ 7-8 ngày).
Các biểu hiện nặng bao gồm: Viêm phổi, viêm phổi nặng cần nhập viện… Trong đó, khoảng 5% cần điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực với các biểu hiện hô hấp cấp (thở nhanh, khó thở, tím tái …), hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS), rối loạn đông máu, tổn thương vi mạch gây huyết khối và tắc mạch, viêm cơ tim, sốc nhiễm trùng, suy chức năng các cơ quan bao gồm tổn thương thận và tổn thương cơ tim, dẫn đến tử vong.
Sau giai đoạn toàn phát 7-10 ngày, nếu không có suy hô hấp, bệnh nhân sẽ hết sốt, các dấu hiệu lâm sàng dần trở lại bình thường và khỏi bệnh.
Video đang HOT
Trong phác đồ mới, Bộ Y tế vẫn phân loại bệnh nhân Covid-19 thành 5 mức độ. Ảnh: Duy Hiệu.
Có thể xuất viện sau 10 ngày, không quan tâm tái dương tính
Trong phác đồ mới, Bộ Y tế vẫn phân loại bệnh nhân Covid-19 thành 5 mức độ: Không triệu chứng, mức độ nhẹ với biểu hiện viêm đường hô hấp trên cấp tính; mức độ vừa với biểu hiện viêm phổi; mức độ nặng khi viêm phổi nặng và mức độ nguy kịch.
Tuy nhiên, Bộ Y tế bổ sung chi tiết hơn về nhịp thở và nồng độ oxy trong máu khi phân loại mức độ nhẹ và vừa. Xếp vào mức nhẹ khi có nhịp thở == 96% khi thở khí trời; Trường hợp vừa khi nhịp thở>20 lần/phút kèm ho, khó thở.
Trong nguyên tắc điều trị chung, Bộ Y tế thống nhất tất cả F0 có kết quả dương tính hoặc không có triệu chứng điều trị tại các buồng bệnh thông thường. Ca bệnh nặng, nguy kịch cần điều trị tại buồng hồi sức tích cực.
Bộ Y tế cũng lưu ý phát hiện và xử trí sớm các biểu hiện thần kinh và tâm thần ở bệnh nhân Covid-19.
Điểm đáng lưu ý trong phác đồ mới, Bộ Y tế chia tiêu chuẩn xuất viện thành 3 mức, thời gian điều trị ngắn nhất là 10 ngày.
Bệnh nhân được xuất viện vào ngày thứ 10 kể từ thời điểm có xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2 nếu thoả mãn 2 điều kiện:
Thứ nhất, không có triệu chứng lâm sàng trong vòng 10 ngày kể từ thời điểm xét nghiệm.
Thứ hai , có 2 lần xét nghiệm âm tính liên tiếp (cách nhau tối thiểu 24 giờ) bằng phương pháp real-time RT-PCR hoặc nồng độ virus thấp (Ct 30). Thời gian từ khi lấy mẫu bệnh phẩm cuối cùng tới khi ra viện không quá 24h.
Trường hợp bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng sẽ được xuất viện ở ngày thứ 14 hoặc lâu hơn tuỳ theo tình trạng bệnh cho đến khi đáp ứng đủ 2 điều kiện như nhóm 10 ngày.
Bộ Y tế cũng thay đổi cách theo dõi sau khi xuất viện. Theo phác đồ mới, sau khi về nhà, bệnh nhân tự theo dõi thân nhiệt tại nhà 2 lần/ngày, nếu cao hơn 38 độ trong 2 lần đo liên tiếp hoặc có bất kỳ dấu hiệu lâm sàng bất thường nào cần báo ngay cho cơ sở y tế để khăm khám và điều trị kịp thời.
Trong phác đồ lần 5 trước đây, Bộ Y tế đưa ra quy chuẩn xuất viện chung với mọi bệnh nhân khi điều trị ít nhất 14 ngày, có 2 lần xét nghiệm âm tính, mỗi lần cách nhau 48-72 giờ. Thời gian lấy mẫu lần cuối cùng cách thời điểm ra viện không quá 24 giờ.
Cũng trong phác đồ lần 5, Bộ Y tế yêu cầu khi về nhà, bệnh nhân tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR tại ngày thứ 7 và ngày thứ 14. Riêng bệnh nhân tái dương tính tiếp tục cách ly tại nhà thêm 1 tuần (tổng là 21 ngày) và lấy mẫu xét nghiệm lần 3 tại ngày thứ 21.
Tuy nhiên, trong phác đồ mới, việc lấy mẫu xét nghiệm sau khi về nhà là không cần thiết. Qua theo dõi hơn 400 trường hợp tái dương tính không lây ra cộng đồng nên Bộ Y tế cho rằng không cần cách ly như trước đây.
Virus lây trong không khí, ca bệnh ở Việt Nam cách xa 10m vẫn mắc Covid-19
Việt Nam ghi nhận ca bệnh ngồi họp cách xa 10m vẫn mắc Covid-19, củng cố thêm bằng chứng virus SARS-CoV-2 lây trong không khí.
Việt Nam đang trải qua làn sóng dịch thứ 4 với diễn biến phức tạp, số ca mắc tăng nhanh. Từ 27/4 đến nay, cả nước đã ghi nhận 1.538 ca mắc tại 28 tỉnh, thành phố. Đây là đợt dịch có số ca mắc cao nhất từ trước đến nay tại nước ta.
Điểm đáng chú ý, trong đợt dịch lần này ghi nhận hệ số lây nhiễm rất cao do cùng lúc xuất hiện 2 biến chủng SARS-CoV-2 mạnh nhất hiện nay đến từ Ấn Độ, Anh và ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy virus SARS-CoV-2 lây truyền trong không khí.
Bằng chứng, phân xưởng 4 của công ty Hosiden tại khu công nghiệp Quang Châu, Bắc Giang từng ghi nhận tới 37,9% trên tổng số mẫu xét nghiệm có kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Theo Bộ Y tế, chưa có đợt dịch nào tỉ lệ F1 dương tính lại cao như đợt dịch đang diễn ra.
Ông Dương Chí Nam, Phó cục trưởng Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế chỉ rõ, ổ dịch tại công ty này lan nhanh do công nhân ngồi rất sát nhau, phòng làm việc sử dụng điều hoà, trần rất thấp, môi trường khép kín.
Cán bộ y tế lấy mẫu xét nghiệm tại khu công nghiệp Quang Châu, nơi công ty Hosiden hoạt động
Tại Hà Nội, ca bệnh 3669, nam 40 tuổi sống tại chung cư Booyoung, Hà Đông dù chỉ cùng tham dự buổi giới thiệu dự án với bệnh nhân 3634 - cựu giám đốc Hacinco vào sáng 11/5 trong 2 tiếng, ngồi cách xa hơn 10m nhưng sau hơn 1 ngày, anh cũng có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.
Hay chuyến bay VN160 từ Đà Nẵng ra Hà Nội ngày 29/4, liên quan đến 2 chuyên gia Trung Quốc ngồi hàng ghế 49 và 50 nhưng đến nay đã ghi nhận 11 ca mắc, dù không ngồi gần 2 vị khách này, khác hẳn với khuyến cáo trước đây cho rằng phạm vi nguy hiểm trong vòng 2 hàng ghế trước và sau.
Tương tự, chuyến bay VN160 từ Đà Nẵng ra Hà Nội ngày 2/5 cũng ghi nhận hiện tượng tương tự. Vợ chồng bệnh nhân 3633 và 3634 lần lượt ngồi hàng ghế 13 và 15, bệnh nhân N.T.T. (ca bệnh 3777) ngồi hàng ghế 20 nhưng cũng dương tính.
Thực tế, các thông tin cho rằng SARS-CoV-2 lan truyền qua không khí đã râm ran trong giới khoa học từ năm ngoái. Song chỉ đến ngày 8/5 vừa qua, CDC Mỹ mới khẳng định thông tin này và lập tức cập nhật hướng dẫn về cách thức lây truyền của SARS-CoV-2.
Theo đó, ngoài lây truyền do hít phải các giọt bắn, chạm tay vào chỗ dính virus rồi đưa lên mũi, miệng, virus SARS-CoV-2 còn lây truyền qua các hạt siêu nhỏ lơ lửng trong không khí, đặc biệt trong môi trường kín. Đồng nghĩa, một người dù ở xa hơn 2m vẫn có thể nhiễm virus.
Hướng dẫn mới thay thế nhận định ban đầu của CDC cho rằng việc lây nhiễm xảy ra do tiếp xúc gần, không phải lây truyền qua không khí.
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 sáng 10/5, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cũng nhấn mạnh, Việt Nam đang ở trong tình trạng báo động cao do nguy cơ và khả năng lây nhiễm của virus mạnh.
"Biến chủng virus SARS-CoV-2 của Anh lây lan nhanh gấp 1,7 lần nhưng biến chủng của Ấn Độ còn lây nhanh hơn, đặc biệt khả năng lây nhiễm trong môi trường không khí. Như vậy, đúng như bối cảnh dịch bệnh ở Việt Nam, những trường hợp tiếp xúc trong không khí, đặc biệt môi trường kín lây lan rất nhanh", Bộ trưởng nêu.
GS Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội truyền nhiễm Việt Nam cho biết thêm, hiện thế giới đã ghi nhận hơn 4.000 biến chủng của virus SARS-CoV-2, nhưng chỉ một số chủng có tác động đến sự lây lan và tăng độc lực.
GS Kính cũng khẳng định, virus SARS-CoV-2 lây truyền qua đường không khí và giọt bắn. Đặc biệt biến chủng kép từ Ấn Độ có khả năng lan tràn rất nhanh.
Dù vậy, chuyên gia khuyến cáo, các biện pháp 5K, đặc biệt là khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách vẫn còn nguyên tác dụng với các biến chủng mới.
Đeo khẩu trang ngăn giọt bắn biến thể nCoV nCoV dù biến đổi thế nào thì vẫn là virus hô hấp, bị ngăn chặn bởi lớp chắn khẩu trang. Do đó các bác sĩ khuyến cáo luôn đeo khẩu trang và đeo đúng cách nơi công cộng, khi tiếp xúc. Các chuyên gia nhận định nCoV có thể lây qua các giọt bắn lơ lửng trong không khí trước khi đáp xuống...