Bộ Y tế nói về thông tin một số trẻ nhập viện sau tiêm vắc xin ComBe Five
Trước một số thông tin phản ánh về việc nhiều trẻ có phản ứng sau tiêm vắc xin ComBE Five, sáng 28/12, ông Trần Đắc Phu – Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, hiện Chương trình tiêm chủng mở rộng đang tổng hợp báo cáo về các trường hợp có phản ứng sau tiêm đối với loại vắc xin này.
Một phụ huynh lo lắng sau khi đưa con đi tiêm vắc xin mới thay thế
Cụ thể, trên các diễn đàn như: Làm cha mẹ, Hội nuôi con bằng sữa mẹ, Hội các mẹ trẻ chăm con khỏe… có thể thấy rất nhiều phụ huynh có con trong độ tuổi phải tiêm chủng tỏ ra hoang mang, lo lắng.
Chị P.T.H, ở Nam Định cho biết, bé nhà chị vừa được 6 tháng tuổi. Chị được biết về việc chuyển đổi vắc xin Quinvaxem sang ComBe Five nên đã đưa con đi tiêm đúng lịch. Nhưng bé tiêm lúc 9h thì đến hơn 13h thì chân tay bé bị tím, miệng méo, thở rít từng cơn… Chị vội đưa con đi khám và thấy cũng có một số bé bị hiện tượng tương tự sau khi tiêm vắc xin ComBE Five và đã nhập viện. Điều đó khiến chị H. và nhiều bà mẹ khác thấy lo lắng.
Nói về vấn đề này, ông Trần Đắc Phu cho biết, một số trẻ có phản ứng sau tiêm tại Nam Định và phải nhập viện, nên ngày 27/12 vừa qua, Hội đồng chuyên môn tỉnh Nam Định đã họp và sẽ có báo cáo với Cục Y tế dự phòng. Đồng thời, hiện Chương trình tiêm chủng mở rộng đang tổng hợp báo cáo về các trường hợp có phản ứng sau tiêm chủng đối với vắc xin ComBE Five.
Nói về những phản ứng các bé gặp phải sau tiêm, GS.TS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, đó là những biểu hiện thông thường khi tiêm bất kỳ loại vắc xin nào. Các bé sẽ có những phản ứng thường gặp như: sưng, đau, quấy khóc…
Video đang HOT
Theo GS.Đức Anh, loại vắc xin mới này có thành phần tương tự vắc xin Quinvaxem. Và trước khi triển khai tiêm chủng mở rộng, cơ quan chức năng đã kiểm định chất lượng an toàn mới đưa vào sử dụng. “Vắc xin ComBE Five đã được kiểm tra chất lượng, có tính an toàn và hàng trăm triệu trẻ em trên thế giới tin dùng. Phụ huynh không nên quá lo lắng và tiếp tục đưa trẻ đi tiêm đúng lịch” – GS. Đức Anh khuyến cáo.
Ông cũng nhấn mạnh, trong trường hợp khi tiêm xong mà có trẻ có biểu hiện bất thường như quấy khóc, người tím tái thì các bố mẹ phải báo cho cơ sở y tế gần nhất, đặc biệt là nơi đưa trẻ đến tiêm, và đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám kỹ hơn.
THẠCH HƯƠNG
Theo thegioitiepthi
Y tế Việt Nam - Những sự kiện gắn liền với sự sống
Năm 2018, ngành Y tế Việt Nam diễn ra nhiều sự kiện khiến dư luận chú ý. Trong đó phải kể đến câu chuyện truyền cảm hứng với thông điệp lan toả "Cho đi là còn mãi" của những người hiến tạng cứu sống đồng loại.
Bác sĩ BV Việt Đức ghép tạng từ người cho chết não
Là lần đầu tiên Việt Nam thực hiện ghép phổi từ người cho chết não. Cũng năm đầu tiên Việt Nam chuyển đổi vắc-xin Quinvaxem sang sử dụng vắc-xin ComBE Five trong chương trình tiêm chủng mở rộng và xét xử vụ việc sự cố chạy thận khiến 9 người chết tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình ...
Hiến tạng - Ghép đa tạng - Dấu ấn của năm
Tháng 2/2018, cô bé Hải An (Hà Nội) vừa bước qua tuổi thứ 7 được 3 tháng nhưng đã phát hiện mắc ung thư thần kinh thể sao. Đến trưa 22/2, khi thấy con gái khó qua khỏi, mẹ bé đã gọi điện đến Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia để xin được hiến tạng của con. Trước đó, hai mẹ con bé Hải An đã cso những cuộc nói chuyện về việc hiến tạng sẽ cứu sống nhiều người và giúp mang lại ánh sáng cho những người mù loà. Hải An rất hiểu chuyện nên đã đồng ý hiến giác mạc sau khi qua đời. Giác mạc của bé sau đó đã được ghép cho 2 người khác thành công. Hành động của bé Hải An và gia đình gây xúc động mạnh và được nhiều người trân trọng. Ngay sau đó, rất nhiều người đã đến Trung tâm điều phối ghép tạng Quốc gia để đăng khí hiến tạng sau khi chết não.
Nghĩa cử cao đẹp của bé Hải An là câu chuyện lay động trái tim mọi người. Câu chuyện đã được viết tiếp vào ngày 16/3, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thông báo đã thực hiện thành công ca ghép phổi từ người cho chết não lần đầu tiên tại Việt Nam. Người hiến là Thiếu tá Lê Hải Ninh (45 tuổi) chết não và gia đình đồng ý hiến tạng. Để thực hiện ca ghép phổi, bệnh viện đã huy động hơn 60 y bác sĩ tham gia lấy tạng hiến, thực hiện cùng lúc ca ghép phổi, thận, giác mạc vào ngày 26/2. Riêng 20 y bác sĩ tham gia ca ghép phổi với sự hỗ trợ của các chuyên gia hàng đầu về gây mê hồi sức và ghép phổi của Pháp, Bỉ. Một ê kíp chuẩn bị cho người hiến tạng, lấy phổi, cắt lọc và bơm rửa phổi đã lấy; ê kíp khác chuẩn bị cho bệnh nhân được ghép.
Nối tiếp những nghĩa cử cao đẹp của bé Hải An và Thiếu tá Lê Hải Ninh ngày 24/12, Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) đã thực hiện di nguyện của anh Dương Hồng Quý (43 tuổi, chết não) và gia đình khi thực hiện thành công 5 ca ghép tạng cho 4 bệnh nhân trong cùng thời điểm từ tạng của anh Quý hiến tặng. Bao gồm 1 ca ghép tim, 2 ca ghép phổi, 1 ca ghép gan và 1 ca ghép thận. Ngoài ra, Bệnh viện Việt Đức cũng kết hợp điều phối "xuyên Việt" 1 thận cho bệnh nhi ở TP.HCM. Đây là lần đầu tiên Bệnh viện Việt Đức thực hiện thành công kỹ thuật ghép hai phổi từ người cho chết não, với kíp mổ hoàn toàn là các thầy thuốc của Bệnh viện Việt Đức. Đặc biệt, đây là lần đầu tiên Việt Nam thực hiện lấy đồng thời 6 tạng để ghép từ cùng một người cho đa tạng chết não.
Tai biến chạy thận nhân tạo - Vụ án đặc biệt của ngành Y
Vụ tai biến khi đang chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình khiến 8 bệnh nhân tử vong được Bộ Trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhận định, đây là sự cố y khoa đau xót và nặng nề nhất của ngành y tế. Ngày 29/5/2017, sau lọc máu khoảng 2 giờ, các bệnh nhân dấu hiệu sốc phản vệ. Đến 17h, đã có 6 bệnh nhân tử vong. Tất cả 18 bệnh nhân đều mắc suy thận mãn, lọc máu chu kỳ nhiều năm tại bệnh viện. Khoảng 100 bệnh nhân còn lại đang có nhu cầu chạy thận tại Hòa Bình đã được chuyển về Bệnh viện Bạch Mai và một số bệnh viện khác ở Hà Nội và Bệnh viện đa khoa TP Hòa Bình. Đến hết ngày 29/5 có thêm 2 bệnh nhân, nâng tổng số 8 bệnh nhân thiệt mạng trong sự cố y khoa này.
Ngày 7/5/2018, TAND TP Hòa Bình mở phiên tòa xét xử vụ chạy thận làm 9 bệnh nhân thiệt mạng tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình. Tuy nhiên, do luật sư liên quan vụ án vắng mặt nên phiên tòa phải tạm hoãn. Đến 15/5, phiên xét xử được mở lại và kéo dài liên tục trong 12 ngày và 5 ngày nghị án, nhưng TAND thành phố Hòa Bình đã tuyên trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung một số vấn đề.Công an tỉnh Hoà Bình sau đó 2 lần đưa ra kết luận điều tra bổ sung song đều bị VKSND tỉnh Hoà Bình yêu cầu điều tra lại. Sáng 24/8, Công an tỉnh Hòa Bình cho biết, đơn vị đã ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Trương Quý Dương (Nguyên giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình) về hành vi Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Đây là vụ án được nhiều người chú ý, bởi cơ quan cảnh sát điều tra đã phải 3 lần ra kết luận điều tra. Viện Kiểm sát đã truy tố 7 bị can, trong đó ngoài 3 bị can như phiên tòa lần 1 còn có thêm 3 bị can là lãnh đạo BV Đa khoa Hòa Bình và Giám đốc Công ty Dược phẩm Thiên Sơn Trần Anh Tuấn. Dự kiến, phiên tòa sơ thẩm lần 2 sẽ diễn ra ngày 8/1/2019 tại TAND TP. Hòa Bình.
Thay vắc-xin Quinvaxem bằng vắc-xin ComBE Five
Năm 2018 cũng là năm đầu tiên Việt Nam chuyển đổi vắc-xin Quinvaxem sang sử dụng vắc-xin ComBE Five trong chương trình tiêm chủng mở rộng do nhà sản xuất tại Hàn Quốc ngừng sản xuất vắc-xin Quinvaxem. Vắc xin ComBE Five có thành phần và hiệu quả phòng bệnh tương đương vắc-xin Quinvaxem. Đây là vắc- xin phối hợp phòng 5 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em là bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib. Loại vắc-xin này do Ấn Độ sản xuất, được lưu hành tại Ấn Độ từ năm 2010 và đạt tiêu chuẩn tiền thẩm định của WHO, vắc-xin đã được sử dụng tại 43 quốc gia với hơn 400 triệu liều.
THÁI HÀ
Theo Tiền phong
Phú Yên: Phụ huynh hoang mang vì thiếu trầm trọng vắc xin 5 trong 1 Nhiều lần đưa con đến cơ sở y tế để tiêm vắc xin 5 trong 1, trong Chương trình tiêm chủng mở rộng nhưng đành phải quay về vì được thông báo chưa có thuốc, khiến các bậc cha mẹ ở Phú Yên hết sức lo lắng. Việc gián đoạn nguồn cung vắc xin Quinvaxem trong Chương trình tiêm chủng mở rộng đã...