Bộ Y tế nói gì về thông tin BV Bạch Mai chuyển hơn 5.000 bệnh nhân?
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn sau khi xác định bệnh nhân Covid-19 là nhân viên Công ty TNHH Trường Sinh, lãnh đạo Bộ Y tế làm việc tại Bệnh viện Bạch Mai và yêu cầu “đóng băng” không chuyển viện các bệnh nhân.
Trước thông tin lo ngại về việc Bệnh viện (BV) Bạch Mai chuyển hơn 5.000 bệnh nhân (BN) về địa phương sau khi tại đây xuất hiện các BN Covid-19, làm lây lan dịch Covid-19 ra cộng đồng, lãnh đạo Bộ Y tế cho hay đang rà lại toàn bộ thời điểm BN ra viện, cũng như tần suất ra viện.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn khẳng định ngay ngày 25.3, sau khi xác định BN Covid-19 là nhân viên Công ty TNHH Trường Sinh, lãnh đạo Bộ Y tế đã làm việc tại BV này và yêu cầu “đóng băng” không chuyển viện các BN.
Với 5.000 BN đã chuyển trước đó, BV sẽ rà lại toàn bộ và đánh giá. Các đơn vị điều trị ngay khi có BN Covid-19 đều đã cách ly ngay, các BN được ra viện đều không thuộc các khoa có BN Covid-19.
Một lãnh đạo Bộ Y tế cũng cho hay, Bộ cũng đã yêu cầu BV Bạch Mai rà lại toàn bộ số lượng, thời điểm ra viện, tần suất ra viện. “Trong khi chưa có bằng chứng rõ ràng, chưa thể “kết tội” BV làm lây lan bệnh”, vị lãnh đạo này nói.
Nhận diện 5 nhóm lây lan virus corona trong ổ dịch Bệnh viện Bạch Mai
Theo GS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc BV Bạch Mai, ngay trong đêm 28.3, quân đội đã hỗ trợ BV này dựng BV dã chiến trong khuôn viên BV.
Đây là phần kịch bản dự phòng để BV sẵn sàng ứng phó với tình huống xấu, sẵn sàng tiếp nhận khi có thêm BN Covid-19.
Chiều 30.3, Thường trực Thành ủy Hà Nội họp và quyết định TP hỗ trợ tối đa mọi yêu cầu mà BV Bạch Mai đề xuất. Cụ thể, Hà Nội sẽ tổ chức cách ly tập trung cán bộ, nhân viên, y bác sĩ của BV Bạch Mai tại một khách sạn trên địa bàn, nhằm bảo đảm chăm sóc sức khỏe lâu dài cho các y, bác sĩ. Ưu tiên hỗ trợ cho BV Bạch Mai phương tiện, thiết bị xét nghiệm Covid-19 và tổ chức xét nghiệm sớm cho toàn bộ các y, bác sĩ, các BN, theo yêu cầu của BV, thực hiện ngay từ hôm nay (31.3).
Phương tiện, thiết bị và chi phí xét nghiệm do Hà Nội chi trả. Hà Nội cũng sẽ hỗ trợ đảm bảo công tác hậu cần, chuyển giao suất ăn và nhu yếu phẩm cho BV Bạch Mai; giao Công an TP chỉ đạo Công an Q.Đống Đa đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối cho BV Bạch Mai tiếp nhận các suất ăn và nhu yếu phẩm cần thiết cho cán bộ, y, bác sĩ và người bệnh trong BV…
Thứ trưởng Bộ Y tế mong cộng đồng đóng góp để có thêm thiết bị y tế chống dịch
Ba ngày gần đây, thông điệp người dân hãy dành khẩu trang cho nhân viên y tế, đặc biệt là nhân viên y tế ở tuyến đầu, được truyền đi khắp nơi.
Thứ trưởng Bộ y tế Nguyễn Trường Sơn thăm hỏi bệnh nhân người Pháp dương tính COVID-19 đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, cơ sở 2 ở Hà Nội (ảnh chụp chiều 24-3) - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Giá khẩu trang và nhiều thiết bị y tế như nhiệt kế điện tử, trang phục bảo hộ tăng cao. Tại cuộc họp với các nhà sản xuất khẩu trang, trang phục chống dịch hôm 14-3, Bộ Y tế cho biết bệnh viện cũng khó mua các vật tư này vì giá tăng cao.
"Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp của cộng đồng để ngành y tế có thêm nguồn lực tài chính, tìm mua được đủ các thiết bị theo nhu cầu. Ông Nguyễn Trường Sơn
Trả lời Tuổi Trẻ, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết Bộ Công thương đã có kế hoạch với các đơn vị nhập khẩu của Tập đoàn Dệt may, sản xuất những khẩu trang vải 3-4 lớp có tác dụng kháng khuẩn, người dân hoàn toàn yên tâm sử dụng khẩu trang vải đạt tiêu chuẩn.
Và người dân có thể dành khẩu trang y tế cho nhân viên y tế, người tham gia điều trị, chăm sóc người bệnh, người nghi nhiễm phải cách ly y tế trong thời điểm khó khăn này. Sự an toàn của nhân viên y tế sẽ giúp đảm bảo an toàn cho cộng đồng.
* Ngành y tế đang chuẩn bị như thế nào với các loại thiết bị y tế, ngành y tế đang cần những thiết bị gì?
- Ngành y tế đã chuẩn bị những phương án, kịch bản theo đúng 5 giai đoạn mà Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch đã báo cáo Chính phủ. Cụ thể, trong đó có những tình huống nhiều người bệnh hơn, có nhiều người bệnh nặng.
Chúng tôi đã lên phương án mua dự trữ những trang thiết bị, vật tư y tế cần thiết trong chăm sóc, điều trị người bệnh hô hấp như máy thở, hệ thống theo dõi người bệnh, thuốc, đồ bảo hộ như khẩu trang, trang phục bảo hộ, kính che mặt...
Số lượng từng chủng loại chúng tôi đã dự trù xong. Tiểu ban hậu cần cũng đang lên kế hoạch mua sắm.
* Đến nay đã mua được bao nhiêu trong số những thiết bị theo nhu cầu, thưa ông?
- Về máy thở, chúng tôi đã thống kê có gần 4.000 chiếc máy thở. Còn khẩu trang thì trong số 30 triệu khẩu trang sẽ mua dự trữ theo kế hoạch, Tiểu ban hậu cần đã ký hợp đồng mua được gần đủ theo kế hoạch, nhưng thực mua mới được hơn 5 triệu chiếc.
Nguồn tài chính là thách thức lớn do hiện không thể mua được với giá cũ. Chúng tôi hi vọng doanh nghiệp chung tay, tính toán giá phù hợp để ngành y tế và cộng đồng mua sắm được vật tư chống dịch, cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn này.
LAN ANH thực hiện
Bộ Y tế: Điều trị Covid-19 theo triệu chứng Hội đồng chuyên môn y tế cho biết đang điều trị bệnh nhân Covid-19 theo triệu chứng, giữ phòng bệnh thông thoáng, súc họng bằng dung dịch sát khuẩn. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Cục trưởng Quản lý Khám Chữa bệnh Lương Ngọc Khuê, cùng 30 chuyên gia thành viên Hội đồng chuyên môn các bệnh truyền nhiễm, họp cập...