Bộ Y tế: Nghỉ lễ 2/9, cơ sở y tế không được từ chối người bệnh cấp cứu
Trước tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến hết sức phức tạp, rút kinh nghiệm từ kỳ nghỉ lễ 30/4, ngày 1/9 Bộ trưởng Y tế ra chỉ thị “siết” các biện pháp kiểm soát dịch bệnh.
Tình hình dịch Covid-19 vẫn tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp, khó lường với sự lây lan mạnh mẽ của biến chủng Delta tại nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới. Trong nước, dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát triệt để, nhất là tại các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Tại một số địa phương vẫn còn tình trạng người dân di chuyển, lưu thông với số lượng lớn, cùng với đó vẫn tiếp tục ghi nhận các ca bệnh trong cộng đồng.
Vì thế, Bộ trưởng Bộ Y tế ra chỉ thị để tăng cường triển khai nghiêm, triệt để các biện pháp kiểm soát dịch Covid-19, nhất là trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, hạn chế tối đa nảy sinh các nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát. Đồng thời rút kinh nghiệm trong công tác phòng, chống dịch từ kỳ nghỉ lễ 30/4 vừa qua.
TP Hà Nội tiến hành lấy mẫu xét nghiệm cho người dân tại ổ dịch Thanh Xuân Trung (Ảnh: Mạnh Quân)
Video đang HOT
Theo đó, các cơ sở y tế phải thực hiện nghiêm việc đảm bảo phòng ngừa lây nhiễm Covid-19. Cụ thể, sàng lọc, kiểm soát triệt để người đến khám, chữa bệnh; tuyệt đối không được từ chối tiếp nhận người bệnh cấp cứu, người bệnh nặng, nguy kịch.
Đồng thời phải trực cấp cứu, khám chữa bệnh, tiếp nhận và điều trị bệnh nhân Covid-19; tổ chức an toàn tiêm vắc xin; đảm bảo nhân lực, vật tư, thuốc… phục vụ điều trị người bệnh theo các tình huống diễn biến dịch… Các đơn vị cũng cần tăng cường tập huấn cho cán bộ y tế về chăm sóc, điều trị người bệnh Covid-19, hồi sức cấp cứu, sử dụng máy thở; tập huấn về lấy mẫu, xét nghiệm; thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm chéo.
Với các cơ sở y tế dự phòng, Bộ trưởng yêu cầu phải tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh tại cộng đồng, các trường hợp có biểu hiện ho, sốt để kịp thời khoanh vùng, cách ly, xử lý triệt để ổ dịch không để lây lan, bùng phát trong cộng đồng. Bên cạnh đó, cũng đẩy mạnh công tác xét nghiệm tầm soát trên diện rộng, trước tiên tại các khu vực phong tỏa, có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao tại các tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách. Hướng dẫn người dân tự lấy mẫu xét nghiệm để chuẩn bị cho trường hợp dịch bệnh lây lan rộng.
Sở Y tế các tỉnh, thành phố có trách nhiệm tham mưu cho UBND xây dựng phương án phòng, chống dịch, nhất là trong dịp nghỉ lễ 2/9. Trong đó, thực hiện giãn cách nghiêm là biện pháp cơ bản, quan trọng và quyết định đến công tác kiểm soát dịch bệnh. Xét nghiệm là then chốt để phát hiện người nhiễm bệnh (F0) từ đó có hình thức quản lý, chăm sóc phù hợp, giảm nguồn lây nhiễm; giảm tử vong là ưu tiên hàng đầu và vắc xin là chiến lược lâu dài.
TPHCM, Bình Dương và các địa phương đang triển khai các trạm Y tế lưu động, tiếp tục tăng cường thực hiện và vận hành hiệu quả mô hình này; thực hiện tốt chương trình điều trị có kiểm soát người mắc Covid-19 tại nhà, cộng đồng và triển khai gói chăm sóc sức khỏe F0 tại nhà. Các địa phương khác chuẩn bị sẵn sàng cho việc triển khai…
Song song với đó, các tỉnh cũng cần có kế hoạch và chuẩn bị sẵn sàng các phương án, kịch bản phòng chống dịch theo các tình huống cụ thể, nhất là các tình huống khi dịch bệnh bùng phát trên địa bàn trong thời gian nghỉ lễ.
Bộ trưởng lưu ý các địa phương tuyệt đối không để xảy ra tình trạng chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.
Vụ tử vong sau khi 5 bệnh viện không cấp cứu, Bộ Y tế yêu cầu làm rõ
Bộ Y tế đề nghị Giám đốc Sở Y tế Bình Dương làm rõ thông tin bệnh nhân về nhà tử vong sau khi 5 bệnh viện không nhận cấp cứu, xem xét xử lý kỷ luật nếu có sai phạm.
Liên quan đến thông tin "5 bệnh viện ở Bình Dương không nhận cấp cứu, bệnh nhân về nhà rồi chết", ngày 16/8, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đề nghị Giám đốc Sở Y tế Bình Dương khẩn trương xác minh làm rõ thông tin nêu trên. Đồng thời, cần xem xét xử lý kỷ luật đối với các tập thể, cá nhân có liên quan bằng các hình thức như tạm đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép hoạt động, giấy phép hành nghề (nếu có sai phạm).
Ảnh minh họa.
Cục cũng đề nghị tỉnh khẩn trương chấn chỉnh các cơ sở tế y tế trên địa bàn vừa tham gia công tác phòng chống dịch, vừa thực hiện khám, chữa bệnh thường quy. Các đơn vị phải cấp cứu kịp thời, bảo đảm duy trì khám, chữa bệnh, đồng thời sẵn sàng dành tối thiểu 40% giường bệnh để thu dung điều trị người bệnh Covid-19.
Công văn cũng yêu cầu Sở Y tế gửi báo cáo kết quả xác minh về Cục trước ngày 17/8.
Trường hợp trên là ông N.D. (57 tuổi, quê Trà Vinh, tạm trú tại phường Tân Đông Hiệp, TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương). Trước đó, đêm 13/8, ông D. bị bệnh nặng nên người thân đưa đi cấp cứu tại 5 bệnh viện, cơ sở y tế nhưng không nơi nào tiếp nhận và đưa ra nhiều lý do khác nhau.
Đến rạng sáng 14/8, người thân buộc phải đưa ông D. trở về phòng trọ. Sau đó vài giờ thì ông D. tử vong.
Ngày 13/8, Bộ Y tế cũng có công văn về đảm bảo công tác cấp cứu, điều trị trong tình hình mới. Trong đó có nội dung yêu cầu duy trì hoạt động khám, chữa bệnh thường quy của tối thiểu 50% số bệnh viện tuyến tỉnh và 50% số bệnh viện tuyến quận, huyện để thu dung điều trị các ca bệnh cấp tính theo chuyên khoa và quản lý điều trị ca bệnh mạn tính đang được quản lý tại các bệnh viện bị phong tỏa hoặc bệnh viện được huy động thành bệnh viện điều trị Covid-19.
Các cơ sở khám bệnh nhà nước và tư nhân tuyệt đối không từ chối tiếp nhận người bệnh cấp cứu, người bệnh nặng, nguy kịch tới khám và điều trị; cần nghiêm khắc xử lý các cơ sở khám, chữa bệnh nếu vi phạm.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn: 836.000 liều vắc xin COVID-19 sẽ được tiêm ở TP.HCM trong 5-7 ngày tới Khoảng 836.000 liều vắc xin, trong đó có 786.000 liều do Nhật Bản tài trợ, sẽ được sử dụng cho "chiến dịch tiêm chủng" tại TP.HCM, dự kiến bắt đầu từ ngày 19-6, chiếm 86% trong tổng số vắc xin sử dụng đợt này trên toàn quốc. Lô vắc xin AstraZeneca với 836.000 liều đã sẵn sàng để tiêm cho một số đối...