Bộ Y tế nêu nguyên nhân gần 9.400 nhân viên y tế xin thôi việc, bỏ việc
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhân viên y tế xin thôi việc, bỏ việc, chủ yếu do thu nhập thấp, lương, chế độ phụ cấp chưa đảm bảo nhu cầu cuộc sống.
Tham luận tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ vào ngày 4/7, Thứ trưởng phụ trách, điều hành Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết theo báo cáo của các địa phương giai đoạn năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022 có tổng số 9.397 viên chức y tế xin thôi việc, bỏ việc.
Ảnh minh họa: Mạnh Quân.
Trong đó, riêng năm 2021 con số này là hơn 5.200, và 6 tháng đầu năm 2022 là 4.113 (3.756 viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của các Sở Y tế và 357 người công tác tại các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế).
Một số tỉnh, thành phố có số lượng nhân viên y tế thôi việc, bỏ việc cao như: TPHCM, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, An Giang, Đà Nẵng…
Video đang HOT
Tình trạng này theo Thứ trưởng Tuyên có nhiều nguyên nhân. Trong đó chủ yếu là do thu nhập thấp, lương và chế độ phụ cấp chưa bảo đảm nhu cầu cuộc sống, nhất là tại các cơ sở y tế dự phòng và y tế cơ sở. Ngoài ra còn do chính sách thu hút nguồn nhân lực tốt của hệ thống y tế tư nhân, nhất là đối với nhân lực có trình độ cao, chuyên môn sâu.
Bên cạnh đó là áp lực công việc cao, cường độ lao động lớn, đặc biệt từ khi dịch Covid-19 bùng phát. Môi trường làm việc nguy hiểm, có nguy cơ mắc bệnh cao, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Ngoài ra, còn do các nguyên nhân khác như lý do gia đình, sức khỏe, ảnh hưởng tâm lý do tác động của các vụ việc vi phạm quy định của pháp luật trong mua sắm, đấu thầu thời gian qua…
Thứ trưởng Tuyên cho biết Bộ Y tế đã trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 56/2011/NĐ-CP trong đó đề xuất tăng mức phụ cấp cho cán bộ y tế cơ sở, y tế dự phòng từ 40-70% lên mức 100%; nghị định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế.
Đồng thời, Bộ cũng phối hợp với Bộ Nội vụ để hướng dẫn việc tổ chức các trạm y tế theo quy mô dân số theo kết luận số 25-KL/TW của Bộ Chính trị. Bộ cũng chú trọng biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong công tác y tế, huy động nguồn lực xã hội để hỗ trợ, giảm bớt khó khăn, kịp thời động viên cán bộ y tế…/.
Bộ Y tế đề nghị 9 bộ tiêm vaccine COVID-19 mũi 3, mũi 4 cho cán bộ, nhân viên
Bộ Y tế nhận định dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, khó lường, có thể xuất hiện các biến chủng mới, vaccine COVID-19 giảm khả năng miễn dịch theo thời gian.
Bộ Y tế vừa có công văn hỏa tốc gửi 9 bộ về việc tăng cường tiêm vaccine COVID-19 cho quân nhân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
Theo đó, 9 bộ nhận công văn gồm: Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Công Thương; Bộ Giao thông Vận tải; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội; Bộ Xây dựng; Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Tiêm vắc-xin Covid-19 cho nhân viên y tế
Trong công văn, Bộ Y tế nhận định tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, khó lường, có thể xuất hiện các biến thể mới, vaccine COVID-19 giảm khả năng miễn dịch theo thời gian.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng và để tăng cường miễn dịch cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, người lao động, quân nhân, chiến sĩ, Bộ Y tế đề nghị các bộ quan tâm, chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường truyền thông, vận động cán bộ, công nhân viên trong ngành tham gia tiêm chủng đầy đủ, kịp thời để bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng theo hướng dẫn.
Các bộ chỉ đạo các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý liên hệ với cơ sở tiêm chủng trên địa bàn để được tiêm chủng. Bộ Y tế đề nghị các bộ tổ chức Lễ phát động chiến dịch tiêm vaccine COVID-19 mũi 3, mũi 4 cho cán bộ, công nhân viên trong ngành ngay trong tuần đầu tháng 7/2022.
Tại Việt Nam, hệ thống quản lý điều trị COVID-19 của Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) ghi nhận trong số 32.212 trường hợp tử vong do COVID-19, có tới 52,8% số ca tử vong chưa tiêm vaccine; 29,8% đã tiêm 1 mũi hoặc 2 mũi và chỉ có 7,3% đã tiêm 3 mũi.
Ngoài ra, Cục Quản lý khám, chữa bệnh cho hay các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, kháng thể kháng virus SARS-CoV-2 sau tiêm mũi 3 sẽ suy giảm đáng kể khoảng 15 tuần sau khi tiêm, nhất là kháng thể kháng biến chủng Omicron.
Theo hướng dẫn mới nhất, Bộ Y tế đã mở rộng đối tượng tiêm mũi 4 vaccine COVID-19 gồm: Người từ 50 tuổi trở lên; Người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng; Người từ 18 tuổi trở lên thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với COVID-19 như cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu (lực lượng công an, quân đội, giáo viên, người làm việc trong lĩnh vực giao thông vận tải, người cung cấp dịch vụ thiết yếu, người làm việc tại các cơ sở dịch vụ du lịch, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ), công nhân, người làm việc các khu công nghiệp
Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 10.747.397 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.475 ca nhiễm).
Đến nay, tổng số liều vaccine COVID-19 đã được tiêm ở nước ta là 232.676.319 liều.
Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn nộp đơn xin thôi việc Bộ Y tế xác nhận Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã nộp đơn xin thôi việc. Việc này đang được các cơ quan Chính phủ xem xét. Sáng nay 7.6, thông tin từ Bộ Y tế xác nhận với Thanh Niên, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã nộp đơn xin thôi việc. Cụ thể, ông Sơn đã...