Bộ Y tế lý giải vì sao không khẳng định cá ăn được chưa
Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế cho biết chất lượng an toàn của hải sản miền Trung có tăng nhưng chưa đủ cơ sở để đánh giá chính xác nguy cơ.
Ngày 23-8, ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (ATTP) – Bộ Y tế cho biết trong thời gian qua, cơ quan này tiến hành lấy mẫu thủy hải sản ở khu vực miền Trung để xét nghiệm xác định mức độ an toàn cho phép. Kết quả cho thấy các mẫu có tỉ lệ vượt ngưỡng về kim loại nặng đã giảm đi nhiều.
Tuy nhiên, ông Phong cho rằng cần có thêm các đánh giá để có thể khẳng định chính xác mức độ an toàn của thuỷ hải sản đối với sức khỏe con người. Chất lượng an toàn của hải sản miền Trung có tăng nhưng chưa đủ cơ sở để đánh giá chính xác nguy cơ. Ông Phong cho biết Cục ATTP đang phối hợp với các cơ quan của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục giám sát.
Ngày 22-8 tại Quảng Trị đã tổ chức hội nghị báo cáo kết quả đánh giá hiện trạng môi trường biển 4 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên – Huế. Bộ Tài nguyên và Môi trường kết luận vùng biển 4 tỉnh miền Trung xảy ra hiện tượng cá chết đã an toàn nhưng câu hỏi cá biển khu vực này ăn lại được chưa, an toàn hay không thì vẫn chưa có câu trả lời.
Trước đó, vào tháng 5-2016, Cục ATTP đã công bố kết quả lấy gần 140 mẫu xét nghiệm hải sản, nước sử dụng và rau ăn ở các khu vực có cá chết ở 4 tỉnh miền Trung cho thấy tất cả đều đạt chỉ số an toàn hoặc trong ngưỡng cho phép. Kết quả xét nghiệm cho thấy trong 139 mẫu hải sản tươi sống, mẫu nước sử dụng và rau ăn tại khu vực xuất hiện hiện tượng cá chết, có 97 mẫu hải sản tươi sống đạt chỉ số an toàn. Còn lại là các mẫu rau và nước sử dụng cũng đều nằm trong ngưỡng cho phép.
Video đang HOT
Trong đó, các mẫu hải sản tươi sống được lấy xét nghiệm hầu hết là hải sản đánh bắt xa bờ. Ngoài việc lấy mẫu xét nghiệm như trên, Cục ATTP còn tổ chức lấy các mẫu thủy hải sản tươi sống 2 lần vào buổi sáng và chiều ở 4 tỉnh miền Trung để gửi ra Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia ở Hà Nội xét nghiệm xác định độc tố. Kết quả xét nghiệm có trong ngày hôm sau để phục vụ công tác tuyên truyền sử dụng thực phẩm.
Theo N.Dung (Người lao động)
Cần công bố những vùng biển an toàn và vùng biển chưa an toàn
Tại cuộc họp "Công bố kết quả đánh giá hiện trạng môi trường biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế" diễn ra sáng nay 22.8, ông Lê Minh Ngân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho rằng, hội nghị này cần công bố vùng biển an toàn, còn những vùng biển chưa an toàn thì khi nào an toàn, khi nào đánh bắt cá được, cá ở khu vực an toàn khai thác có tiêu thụ được không?
Kết quả kiểm nghiệm các mẫu hải sản lấy tại 4 tỉnh miền Trung cho thấy, hàm lượng một số chất ô nhiễm đã giảm dần theo thời gian.
Ông Lê Minh Ngân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình
Có mặt tại cuộc họp, giáo sư Mai Trọng Nhuận (nguyên Giám đốc ĐHQG Hà Nội thông tin) cho biết, các thông số đặc trưng môi trường biển, trầm tích biển ở phần lớn các khu vực đã nằm trong giới hạn quy định của QCVN 10- MT: 2015/BTNMT, đạt quy chuẩn đối với vùng bãi tắm, thể thao dưới nước nuôi trồng thủy sản và bảo tồn thủy sản.
Tuy nhiên, ở một số khu vực cách bờ 15 km, một số khu vực có dòng xoáy cục bộ (Sơn Dương, phía Đông của Nhật Lệ, hòn Sơn Chà), khả năng phân tán các chất trong nước kém hơn, đồng thời khả năng tích lũy độc tố trong trầm tích cao hơn cần tiếp tục được theo dõi, giám sát chặt chẽ. Với sự kiểm soát chặt chẽ các nguồn phát thải từ đất liền và do cơ chế làm sạch tự nhiên của môi trường, hàm lượng các chất ô nhiễm từ sự cố môi trường đang có xu hướng giảm theo thời gian.
Hệ sinh thái, san hô, cỏ biển, nguồn lợi thủy sản ở khu vực sau những tác động của sự cố môi trường đã có dấu hiệu hồi phục. Đại diện Bộ Y tế cũng kết luận, hàm lượng một số chất ô nhiễm trong hải sản đã giảm dần theo thời gian. Trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ phối hợp với Bộ NN&PTNT thực hiện giám sát hải sản tại các vùng iển an toàn mà Bộ TNMT đã công bố.
Cần công bố vùng biển an toàn và những vùng biển chưa an toàn
Ông Nhuận cũng cho hay, hàm lượng các chất như sắt, đồng, kẽm trong nước biển thời gian qua mặc dù dưới ngưỡng cho phép nhưng liên tục thay đổi. Đối với hệ sinh thái, thời điểm tháng 4, 5 hầu hết rạng san hô đã bị chết. Đến tháng 6 và tháng 7 thì rạng san hô và rong biển đã bắt đầu có dấu hiệu khôi phục. Các loại cá cũng bắt đầu sinh sản trở lại. Điều đó chứng tỏ, nước biển đang có dấu hiệu phục hồi tốt.
Thời điểm tháng 4, tháng 5 hầu như không thấy con cá nào ở biển Sơn Dương cả. Nhưng đến tháng 7 và tháng 8 thì có nhiều con cá với kích thước rất nhỏ vẫn sống và xuất hiện ngày càng nhiều, giáo sư Nhuận cho biết.
Bên cạnh đó, giáo sư Nguyễn Chu Hồi (nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục biển và hải đảo) cũng đang rất lo lắng vì kết quả nghiên cứu chưa đưa ra được mức độ cảnh báo đối với hai khu bảo tồn: Cồn Cỏ (Quảng Trị), Sơn Trà (Đà Nẵng). Ông cho rằng, đây là hai khu vực nằm trong số 16 bãi biển cần được bảo tồn nên các nhà khoa học phải đưa ra khuyến cáo cụ thể đối với các cơ quan quản lý, lãnh đạo các địa phương.
Đồng thời, giáo sư Nguyễn Chu Hồi cũng đánh giá cao kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả do giáo sư Mai Trọng Nhuận và các cộng sự nghiên cứu. Tuy nhiên, theo ông cần phải giải đáp cụ thể hơn các câu hỏi: Bãi biển nào đã an toàn, bãi biển nào chưa; hải sản ngư dân đánh bắt về đã ăn được chưa; du khách đến miền Trung tắm biển có bị sao không.
Hiện tượng cá chết hàng loạt khởi nguồn từ một số lồng nuôi cá bè gần khu công nghiệp Vũng Áng (Sơn Dương, Kỳ Anh, Hà Tĩnh), sau đó lan đến Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế khiến đời sống người dân 4 tỉnh miền Trung lao đao. Sau khi cá chết hàng loạt, hàng trăm ngư dân các tỉnh miền Trung đã ngừng ra khơi do nguồn thủy hải sản nơi đây không thể tiêu thụ. Một số người chuyển sang lặn biển mò sắt, thép vụn kiếm sống.
Trước đó, vào ngày 6.4, hiện tượng cá chết diễn ra gần Khu công nghiệp Vũng Áng (Sơn Dương, Kỳ Anh, Hà Tĩnh), sau đó lan ra các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế, ảnh hưởng đến hàng trăm ngàn hộ dân, thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng cả về trước mắt và lâu dài. Sau 3 tháng điều tra tích cực, ngày 30.6 Chính phủ họp báo công bố nguyên nhân cá chết hàng loạt là do Formosa xả thải. Để khắc phục hậu quả, Fomosa cam kết đền bù 500 triệu USD và xin lỗi nhân dân Việt Nam. Trong quá trình điều tra nguyên nhân cá chết, các cơ quan chức năng liên tục đưa ra các thông tin về chất lượng nước biển an toàn, hải sản đảm bảo chất lượng... Tuy nhiên, phần lớn người dân vẫn e ngại. Cho đến nay, người dân 4 tỉnh miền Trung vẫn chưa nhận được tiền đền bù từ phía Formosa. Cuộc sống người dân hết sức khó khăn, con em có nguy cơ phải nghỉ học vì đói nghèo. Mong muốn của người dân là cơ quan chức năng phải công bố rõ ràng biển đã sạch hay chưa, bao giờ biển sạch, nếu biển chưa sạch thì phải có phương án khôi phục hệ sinh thái biển... Việc tìm sinh kế cho người dân rất được Chính phủ quan tâm, nhưng đến nay vì kinh phí có hạn nên chưa mang lại hiệu quả cao.
Theo Danviet
Hơn 8 tấn cá đông lạnh ở Hà Tĩnh nhiễm chất độc cadimi 8 tấn cá biển đang được niêm phong tại 4 kho đông lạnh ở Hà Tĩnh được xác định chứa chất cadimi có thể gây tổn thương tới gan và thận của con người. Chiều 1/8, ông Phan Văn Hùng, Chi cục trưởng Vệ sinh an toàn thực phẩm (Sở Y tế Hà Tĩnh) cho biết, nhà chức trách đang tiến hành niêm...