Bộ Y tế: Kiên quyết không để bệnh nhân COVID-19 tại ổ dịch Hải Dương qua đời
Đại diện Bộ Y tế đề nghị Hải Dương tích cực điều trị bệnh nhân COVID-19 với mục tiêu không có ca tử vong.
Tại buổi giao ban truc tuyen voi toan bo benh vien va Trung tam y te tren đia ban toan tinh ngày 6/1, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Trọng Khoa – Phó Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) khẳng định, trước tình hình dịch bệnh hiện nay ở Hải Dương, ngành y tế sẽ cố gắng, quyết không để bệnh nhân tử vong do COVID-19.
“Điều may mắn lớn nhất với Hải Dương là số lượng ca mắc COVID-19 có bệnh nền, bệnh mãn tính số lượng không nhiều. Do đó, chúng ta cần phải tích cực điều trị với mục tiêu quyết tâm không có bệnh nhân tử vong do COVID-19″, ông Khoa nói.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Trọng Khoa – Phó Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế).
Video đang HOT
Song song với hoạt động điều trị bệnh nhân COVID-19, công tác đảm bảo hoạt động chuyên môn, khám chữa bệnh cho các bệnh nhân thuộc diện có nguy cơ cao cũng là một trong những điều được Ban chỉ đạo chống dịch tại Hải Dương quan tâm. Vì vậy, các bệnh nhân yếu thế, người có bệnh mãn tính và các bệnh nhân chạy thận là những người cần phải đặc biệt quan tâm.
Đây là một trong những phòng tuyến trọng yếu cho quá việc chống dịch COVID-19. Bài học từ Đà Nẵng đã chỉ rõ những khó khăn, phức tạp khi điều trị cho những ca mắc COVID-19 có bệnh nền. Do đó, toàn bộ các cơ sở y tế trên địa bàn Hải Dương cần phải đặc biệt chú ý bảo vệ tốt các đối tượng này.
Chung quan điểm, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp – Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng cho rằng, về vấn đề chạy thận nhân tạo đối với nhóm bệnh nhân có nguy cơ, việc quan trọng nhất là phải phân luồng giữa các bệnh nhân thận nhân tạo với các bệnh nhân có nguy cơ khác.
Bởi những bệnh nhân này là một trong những người rất dễ mắc COVID-19. Trong quá chạy thận, phải bố trí được khu vực ở và cách ly để các vòng bệnh bên ngoài không xâm nhập được.
Nếu trong trường hợp Hải Dương có những ca đầu tiên mắc COVID-19 liên quan đến các trường hợp chạy thận nhân tạo thì Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương sẽ hỗ trợ tối đa việc tiếp nhận điều trị.
Ông cho rằng, tất cả các bệnh nhân chạy thận nhân tạo sẽ được lấy mẫu xét nghiệm 2 lần/tuần ngay sau các buổi chạy thận tại cơ sở y tế. Đồng thời, các bệnh nhân chạy thận có yếu tố dịch tễ có nguy cơ cao cũng sẽ được bố trí ca chạy, máy chạy riêng để đảm bảo an toàn tối đa.
Bệnh nhân COVID-19 1536 ở Mỹ về tiên lượng rất nặng, 3 bệnh nhân trẻ tuổi tiên lượng nặng
Bệnh nhân 1536 đang điều trị tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, có diễn biến bệnh xấu nhanh, tiên lượng tử vong cao và là bệnh nhân nặng nhất hiện nay. Ngoài ra còn 4 ca bệnh khác, 3/4 còn trẻ tuổi nhưng cũng có tiên lượng nặng.
Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Đào Xuân Cơ (bìa phải) đang có mặt ở Điện Biên hỗ trợ thành lập bệnh viện dã chiến quy mô 200-250 giường bệnh tại đây - Ảnh: NGỌC KHANH
Theo thông tin từ Tiểu ban điều trị, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch quốc gia, bệnh nhân 1536 (79 tuổi), từ Mỹ về hôm 13-1, nhập viện ngày 15-1, có tiền sử đái tháo đường type 2, tăng huyết áp 10 năm, đã hội chẩn quốc gia 4 lần, hiện đang được điều trị tích cực, thở máy thông qua nội khí quản, lọc máu, chạy ECMO (thiết bị tim phổi ngoài cơ thể).
Tiểu ban điều trị cho biết đây là bệnh nhân nặng nhất hiện nay. Hiện bệnh nhân gặp tình trạnh đông đặc 2 đáy phổi, phù nhẹ toàn thân.
Bên cạnh đó, có 4 bệnh nhân gồm 1643, 1725, 1562, 1564 có tiên lượng nặng. 2 người trong số này điều trị tại Bệnh viện Phổi Quảng Ninh, 2 ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương. Ba trong số 4 bệnh nhân này từ 30-34 tuổi, lứa tuổi được coi là trẻ nhưng đã có diễn biến bệnh xấu sau khi mắc COVID-19. Bệnh nhân 1725 đang phải thở máy.
Theo Bộ Y tế, có 86,6% bệnh nhân vào viện thời gian vừa qua không có triệu chứng lâm sàng, kể cả nhóm bệnh nhân mắc chủng virus SARS-CoV-2 biến chủng (chủng Anh), nhưng theo ông Nguyễn Thanh Long - bộ trưởng Bộ Y tế, cũng có những bệnh nhân mắc chủng virus này còn trẻ đã có biến chứng xấu nhanh.
Tính đến hôm nay 6-2, Bộ Y tế cho biết đã ghi nhận 1976 ca bệnh COVID-19, trong đó từ 27-1 đến nay là hơn 420 bệnh nhân, phần lớn là ca lây nhiễm cộng đồng tại 12 tỉnh thành, nhiều nhất là Hải Dương, Quảng Ninh, Hà Nội, Gia Lai...
Sáng 25 Tết không có ca mắc Covid-19 mới, 3 bệnh nhân tại Điện Biên đã âm tính Thông tin vừa được Bộ Y tế công bố. Bản tin 6h ngày 6/2 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết có thêm không có ca mắc mới COVID-19. Đây là buổi sáng thứ 2, không có ca mắc COVID-19. Tổi qua, Bộ Y tế cho biết có 3 bệnh nhân tại Điện Biên đã âm tính với...