Bộ Y tế kiểm tra doanh nghiệp vừa chống dịch vừa sản xuất sẽ đảm bảo ăn, ở như thế nào?
Ngày 15/7, Tổ công tác của Bộ Y tế giúp TP.Hồ Chí Minh phòng, chống dịch COVID-19 cùng một số cơ quan quận Tân Phú đã kiểm tra và đưa ra những định hướng để doanh nghiệp bố trí ăn, ở cho người lao động tại cơ sở được tốt hơn.
Đặc biệt là ở công ty sản xuất mặt hàng thiết yếu, phục vụ cho nhu cầu đời sống hàng ngày.
Bảo đảm sản xuất hàng thiết yếu gắn với phòng dịch
Tại Công ty CP kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam ( Công ty VIFON, Quận Tân Phú, TP.Hồ Chí Minh) làm việc với Tổ công tác, ông Nguyễn Xuân Dũng, Quản đốc công ty khẳng định: Là công ty sản xuất thực phẩm, nhất là các loại mì gói lớn của cả nước, việc đảm bảo y tế, phòng dịch và an toàn thực phẩm là cần thiết. Hiện tại công ty có 500/1200 người làm việc và ăn, ở tại chỗ. Mỗi người một chỗ ngủ, có chăn, gối, vòm chụp, bố trí quạt, cửa thông gió đầy đủ. Đặc biệt, mỗi chỗ ngủ đều được đánh mã số tương ứng với mã số nhân viên, người lao động phải ngủ đúng chỗ của mình.
Tổ công tác kiểm tra chỗ ngủ, nghỉ của người lao động Công ty VIFON
Để đảm bảo đời sống, sức khỏe cho người lao động, ông Dũng cũng cho biết, tất cả người làm việc giữa những ngày đại dịch đều được test nhanh với COVID-19, tăng 60% lương cho khối văn phòng, 70% cho khối sản xuất. Ngày ăn ba bữa tương ứng số tiền hơn 80.000 đồng/người. Ngoài ra còn bồi dưỡng thêm sữa. Tất cả thực hiện nghiêm khuyến cáo 5K theo Bộ Y tế.
Ông Nguyễn Công Chánh, Phó chủ tịch UBND Quận Tân Phú thông tin: UBND TP.Hồ Chí Minh đã ban hành công văn 2337/UBND-TH chỉ đạo các doanh nghiệp đảm bảo thực hiện được vừa sản xuất, vừa cách ly người lao động tại chỗ với phương châm “3 tại chỗ”: sản xuất tại chỗ – ăn tại chỗ – nghỉ ngơi tại chỗ. Đồng thời đảm bảo thực hiện được phương châm “1 cung đường – 2 địa điểm”: chỉ duy nhất 1 cung đường vận chuyển tập trung công nhân từ nơi sản xuất đến nơi ở của công nhân (có thể chọn ký túc xá, khách sạn, chỗ ở tập trung cho công nhân).
Tại quận Tân Phú đã có 16 doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp đăng ký hoạt động theo văn bản trên với khoảng hơn 3.000 lao động. Trong Khu công nghiệp Tân Phú cũng có 21 doanh nghiệp đăng ký với khoảng gần 3.000 lao động. Các ban, ngành của thành phố cũng như quận giám sát rất chặt chẽ. Toàn bộ người lao động trong các doanh nghiệp được đo thân nhiệt mỗi ngày. Cùng với đó xây dựng các phương án phòng, chống dịch khi có xảy ra các trường hợp F0 trong doanh nghiệp để ứng phó kịp thời.
Video đang HOT
Tổ công tác kiểm tra khu nhà ăn dành cho người lao động Công ty VIFON
Để thực hiện tốt nhất “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch bệnh vừa thúc đẩy, phát triển kinh tế thì mỗi nhà, mỗi người, mỗi cơ quan, doanh nghiệp phải chấp hành tốt các quy định phòng dịch. Xem mục tiêu đảm bảo sức khỏe của người dân là trên hết nên từ từ 15/7, các doanh nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh không đảm bảo phòng chống dịch COVID-19 phải dừng hoạt động.
Tổ công tác chỉ ra nhiều giải pháp tăng cường đảm bảo an toàn
Dẫn đầu Tổ công tác của Bộ phận thường trực Bộ Y tế có mặt tại Công ty CP kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam, ông Nguyễn Hùng Long – Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã đưa ra thêm nhiều giải pháp góp phần đảm bảo an toàn hơn, phòng dịch tốt hơn cho doanh nghiệp và người lao động.
Kiểm ta khu nhà ăn của Công ty VIFON, ông Nguyễn Hùng Long cho biết: Các vách ngăn ở bàn ăn phải cao hơn mặt người lúc công nhân ngồi ăn cơm. Như vậy mới bảo đảm phòng dịch tốt, nếu người nọ nói người đối diện cũng không sợ giọt bắn. Nên chia ra mỗi phân xưởng ngồi ăn riêng trong một phân khu của nhà ăn. Sau đó rồi đánh số hoặc mã chỗ ngồi ăn tương ứng với mỗi người. Như vậy, nếu không may một phân xưởng có ca liên quan COVID-19 sẽ truy vết, xử lý tốt hơn vì đã biết ai ngồi ở đâu, mã số nào. Về suất ăn của người lao động, ông Long nhấn mạnh: Phải kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ cả người vận chuyển, chở các khẩu phần ăn đến cho công ty.
Để đáp ứng bước đầu xử lý các sự cố sức khỏe cho người lao động, Công ty VIFON đã bố trí phòng y tế trong công ty. Tổ công tác của Bộ Y tế nhấn mạnh: Bộ phận y tế doanh nghiệp ngoài làm tốt việc phòng dịch, kiểm tra thân nhiệt, sát khuẩn thì phải chú trọng bảo đảm an toàn thực phẩm. Lấy mẫu chỗ chia phần ăn nghiêm túc, lưu cẩn thận.
Tại nơi nghỉ, ngủ và việc đeo khẩu trang phòng dịch của người lao động, ông Nguyễn Hùng Long khuyến cáo: Doanh nghiệp cần bảo đảm nhà vệ sinh tốt, nhiều nơi đã lây nhiễm bệnh từ chính nhà vệ sinh. Việc đeo khẩu trang trong công ty phải đeo cho đúng. Nếu đeo rồi thấy nóng kéo xuống hay tay mồ hôi cầm kéo khẩu trang nhiều rồi quẹt tay lên mặt là không nên. Hiệu quả phòng dịch từ việc đeo khẩu trang rất tốt.
Đối với việc hoạt động của Ban chỉ đạo phòng, chống COVID-19 của doanh nghiệp cần phải phân công cụ thể cho từng thành viên trong từng tổ. Khi đánh giá mức độ an toàn hay nguy cơ thì phải chia nhỏ ra đánh giá từng phân xưởng để chấm điểm chứ không đánh giá chung chung. Như vậy hiệu quả không cao. Chia nhỏ ra đánh giá để chỗ nào nguy cơ cao có biện pháp xử lý phù hợp ngay.
Tiếp nhận các đóng góp của Tổ công tác, ông Nguyễn Công Chánh cho biết: Lúc đầu ta cứ đánh giá chung toàn công ty là ngộ nhận. Thực tế đúng như anh Long phân tích, trong doanh nghiệp có rất nhiều phân xưởng thêm cả khối siêu thị nữa. Thế nên phải đánh giá riêng rồi tổng hợp lại mới có điểm số chính xác hơn.
Nhà máy lúng túng trước quy định 'cách ly người TP HCM 7 ngày'
Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, không thể bố trí công nhân ở lại nhà máy trước quy định địa phương cách ly 7 ngày người đến từ TP HCM của Bộ Y tế.
Dù thảo luận nhiều kế hoạch, hai hôm nay Công ty TNHH Long Rich chưa thể chốt phương án hoạt động khả thi cho những ngày tới. Nhà máy của Long Rich ở Khu chế xuất Linh Trung II, TP Thủ Đức (TP HCM), với 4.000 lao động, trong đó 90% sống ở Bình Dương. Số công nhân ngoại tỉnh này sắp tới hết giờ làm trở về địa phương sẽ phải cách ly tại nhà, không thể tới TP HCM.
Công nhân nhà máy Long Rich được lấy mẫu xét nghiệm Covid-19. Ảnh: An Phương.
Bà Nguyễn Thị Thùy Vân, Chủ tịch công đoàn công ty cho hay diện tích nhà xưởng chật hẹp, không đủ nhà tắm, nhà vệ sinh để phục vụ cho khoảng 3.600 công nhân đến từ Bình Dương ở lại. "Thiếu hụt số lượng lớn lao động như vậy, nhà máy khó có thể hoạt động được", bà Vân nói và cho biết doanh nghiệp tính đến chia ca sản xuất, giảm lượng người trong chuyền để giãn cách. Tuy nhiên thời gian quá gấp rút, rất nhiều công nhân không sắp xếp được việc gia đình nên phương án này rơi vào bế tắc.
Tương tự, Công ty TNHH Triumph International Việt Nam ở Khu công nghiệp Sóng Thần I, TP Dĩ An (Bình Dương) có 3.000 lao động nhưng khoảng 1.500 công nhân sống ở TP Thủ Đức, đi về hàng ngày. Bà Mai Thị Hồng, Chủ tịch công đoàn công ty cho hay, số nhân sự ở TP Thủ Đức rải khắp các phân xưởng, chuyền sản xuất nếu nghỉ, nhà máy không thể vận hành được. Phương án bố trí cho lao động ở lại cũng khó khả thi vì không có chỗ ăn nghỉ.
Hôm 7/7, Bộ Y tế ra quy định người TP HCM tới 62 tỉnh thành phải tự cách ly y tế 7 ngày , xét nghiệm Covid-19 ba lần vào ngày thứ nhất, 3 và 6. Bà Lê Bích Loan, Phó ban quản lý Khu công nghệ cao (TP Thủ Đức) cho biết, mỗi ngày có hơn 19.000 lao động từ Bình Dương, Đồng Nai đến các nhà máy trong khu làm việc. Trước quy định cách ly người về từ TP HCM, một số doanh nghiệp đã thuê khách sạn cho công nhân ở tạm.
"Gặp nhiều khó khăn nhưng các nhà máy đang cố gắng xoay sở", bà Loan nói. Để hỗ trợ doanh nghiệp, Ban quản lý sẽ tận dụng các trung tâm đào tạo trong Khu công nghệ cao làm nơi lưu trú tạm, sắp tới sẽ dựng những khu nhà dã chiến tại các phần đất, nhà xưởng trống để bố trí nơi ở cho công nhân đến từ địa phương lân cận.
Công nhân nhà máy Nidec Việt Nam ở Khu công nghệ cao được bố trí ở tạm tại khách sạn. Ảnh: Hồng Đào.
Theo số liệu từ Ban quản lý Các khu chế xuất - công nghiệp TP HCM (Hepza) mỗi ngày có khoảng 6.000 lao động từ Đồng Nai đến thành phố làm việc. Trước quy định về cách ly, nhiều công ty vận động và hỗ trợ để công nhân lại nhà máy, khu lưu trú, ký túc xá, khách sạn. Những trường hợp không sắp xếp được phải tạm nghỉ việc.
Phó chủ tịch Liên đoàn Lao động TP HCM Hồ Xuân Lâm nói trong điều kiện này doanh nghiệp khó tổ chức sản xuất 100% như bình thường mà phải chấp nhận giảm sản lượng. Những nhà máy không có khu lưu trú có thể dừng hoạt động một vài xưởng để làm chỗ ở cho công nhân. Trước diễn biến dịch phức tạp, doanh nghiệp phải chấp nhận duy trì sản xuất 30-50%, ưu tiên đơn hàng gấp. Việc này để tránh dịch lây lan, xâm nhập nhà máy nguy cơ đứt gãy sản xuất.
Theo ông Lâm, về lâu dài các địa phương vùng giáp ranh nên tính việc tạo ra "tuyến đường xanh" dành riêng cho công nhân, chuyên gia làm việc ở các nhà máy đi qua lại. Doanh nghiệp tổ chức xe đưa đón, cam kết những người này chỉ đi từ chỗ ở đến nơi làm việc. Các nhà máy gửi danh sách lao động cho các trạm kiểm soát, trong đó phải có thông tin về kết quả xét nghiệm Covid-19, các liều tiêm vaccine...
Từ hôm qua, TP HCM giãn cách xã hội 15 ngày theo Chỉ thị 16 để phòng chống Covid-19. Người dân ra ngoài khi thật sự cần thiết như làm việc tại nhà máy, công xưởng, khám chữa bệnh... Chỉ thị 16 còn yêu cầu các phân xưởng, nhà máy sản xuất đảm bảo khoảng cách an toàn, lao động đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn. Tính đến tối 9/7, tổng số ca nhiễm ở thành phố hơn 10.000, xếp đầu cả nước.
Ngày 15/7, Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vắc xin phòng COVID-19 Janssen Ngày 15/7, Bộ Y tế đã có quyết định số 3448/QĐĐ-BYT, Bộ Y tế đã có quyết định phê duyệt có điều kiện vắc xin cho nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch COVID-19 đối với vắc xin phòng COVID-19 Janssen Theo đó, căn cứ đề xuất của Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm...