Bộ Y tế khuyến cáo về ‘ngưỡng’ uống rượu bia trong dịp Tết
Bộ Y tế đưa ra khuyến cáo ngưỡng uống rượu bia an toàn trong dịp Tết Canh Tý 2020 và các ngày lễ hội đầu Xuân.
Đại diện Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) vừa đưa ra khuyến cáo: Trong các ngày Tết Nguyên đán Canh tý 2020, người dân cần tuyệt đối tuân thủ các quy định của Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Theo đó, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần tuân thủ thực hiện tốt các quy định của Luật phòng chống tác hại của rượu bia. Hãy hạn chế uống rượu bia vì không có ngưỡng nào là an toàn. Nếu có uống thì không nên uống quá 2 đơn vị cồn/ngày đối với nam giới, 1 đơn vị cồn/ngày đối với nữ giới và không uống quá 5 ngày/tuần.
Đặc biệt, không sử dụng rượu bia trong các trường hợp: điều khiển phương tiện cơ giới, vận hành máy móc, phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú, đang điều trị thuốc có phản ứng với cồn, có các tình trạng bệnh lý mà rượu bia làm cho bệnh nặng lên.
Một đơn vị cồn tương đương 10 gram cồn nguyên chất chứa trong dung dịch uống. Như vậy một đơn vị cồn tương đương với 3/4 chai/lon bia 330 ml (5%); Một cốc bia hơi 330 ml; Một ly rượu vang 100 ml (13,5%); Hoặc một chén rượu mạnh 30 ml (40%).
Video đang HOT
Người dân không sử dụng rượu bia trong các trường hợp: Điều khiển phương tiện cơ giới, vận hành máy móc, phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú, đang điều trị thuốc có phản ứng với cồn, có các tình trạng bệnh lý mà rượu bia làm cho bệnh nặng lên.
Không nên tham gia vào các hoạt động ngoài trời hoặc ở những nơi nguy hiểm, không an toàn vì dễ bị ngã, va chạm, chấn thương… Tuyệt đối không điều khiển phương tiện giao thông sau khi uống rượu, bia.
Bộ Y tế khuyên người dân chỉ uống rượu, bia khi biết rõ nguồn gốc, đảm bảo chất lượng. Cũng theo cảnh báo của Cục Y tế dự phòng, việc sử dụng quá nhiều rượu bia hoặc dùng rượu bia kém chất lượng dễ gây hại cho sức khỏe.
Đáng lưu ý là ngộ độc rượu, kể cả với sản phẩm được xác nhận an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, uống rượu bia thời gian dài sẽ dẫn đến nghiện rượu, sút cân, chán ăn, rối loại tiêu hóa do tổn thương gan và ruột, đặc biệt gây thoái hóa gan, xơ gan dẫn tới ung thư gan.
Với hệ tim mạch, uống rượu bia gây nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ ở những người có huyết áp cao. Ngoài ra uống nhiều rượu bia còn gây mất trí nhớ, run, rối loạn tinh thần.
Phụ nữ mang thai uống rượu bia cũng ảnh hưởng tới sức khỏe. Chất cồn sẽ khiến mẹ say xỉn, gây rối loạn về thể chất, tinh thần, có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu trong bụng mẹ, sinh non, hoặc gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Theo danviet.vn
Xử phạt hai thuyền trưởng vi phạm nồng độ cồn
Thủy đoàn 1 (Cục CSGT) kiểm tra, xử phạt 2 thuyền trưởng vi phạm nồng độ cồn trên tuyến sông Đuống.
Trong 15 ngày đầu thực hiện nghị định 100, Thủy đoàn 1 (Cục CSGT) đã kiểm tra 50 thuyền trưởng phát hiện 15 người có nồng độ cồn, trong đó có 2 người có chỉ số đo đến mức bị xử phạt theo nghị định 132 (chỉ có 500.000 - 1 triệu).
Thủy đoàn 1 kiểm tra nồng độ cồn hàng loạt thuyền trưởng.
Cụ thể, lực lượng chức năng phát hiện 2 thuyền trưởng Nguyễn Văn T và Vũ Văn Đ. điều khiển 2 phương tiện thủy có đăng ký tại Hà Nội và Phú Thọ vi phạm nồng độ cồn.
"Kết quả đo mỗi người đều trên 0,3 mg/lít khí thở; cá biệt thuyền trưởng Nguyễn Văn T. vi phạm nồng độ cồn 3,718 mg/lít khí thở ", Trung tá Phạm Quang Huy - Thủy đoàn trưởng Thủy đoàn 1 (Cục CSGT) cho biết.
Căn cứ tại điều 17 Nghị định 132/2015 của Chính phủ, mỗi thuyền trưởng vi phạm luật nói trên bị phạt hành chính 750.000 đồng.
Nhiều lái tàu nữ cũng được kiểm tra.
Như đã đưa tin, Quốc hội khóa 14 đã ban hành Luật phòng chống tác hại của rượu, bia (có hiệu lực từ ngày 01/01/2020) trong đó, đáng chú ý với việc tăng nặng mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn. Tuy nhiên đến nay Nghị định 132/2015/NĐ-CP ngày 25/12/2015 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa vẫn chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời cho phù hợp với các quy định của Luật phòng chống tác hại của rượu, bia; việc xử lý đối với các thuyền viên, người lái phương tiện vi phạm nồng độ cồn vẫn được thực hiện theo quy định tại điều 17 Nghị định 132/2015 của Chính phủ với mức xử phạt chưa được tăng và vẫn bị xử phạt theo mức cũ.
Trong 2 ngày, Thủy đoàn 1 đã đã phát hiện 15 trường hợp thuyền viên, người lái phương tiện có nồng độ cồn khi đang làm việc trên phương tiện, trong đó có 2 trường hợp bị xử phạt (13 trường hợp chưa đủ mức xử phạt).
Để triển khai thực hiện nghiêm túc; triệt để các quy định của Luật phòng chống tác hại của rượu, bia, đề nghị các cấp chính quyền tham mưu Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 132/2015/NĐ-CP, trong đó sẽ quy định: thuyền viên, người lái phương tiện có nồng độ cồn sẽ bị xử phạt./.
Theo Văn Ngân/VOV.VN
Bệnh nhân nhập viện Việt Đức do uống rượu, bia tiếp tục giảm Sau hơn 2 tuần Nghị định 100/2019/NĐ-CP đi vào cuộc sống, số ca tai nạn giao thông (TNGT) do sử dụng rượu, bia tại Bệnh viện (BV) Hữu nghị Việt Đức đã giảm đáng kể. Theo ghi nhận của phóng viên Kinh tế & Đô thị, Khoa Cấp cứu, BV Hữu nghị Việt Đức những ngày cận Tết Nguyên đán 2020 luôn tấp...