Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống bệnh sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết là bệnh nhiễm virus cấp tính, lây truyền qua véc tơ truyền bệnh là muỗi chứa virus, bệnh dễ lây thành dịch lớn.
Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt đột ngột, sốt cao trên 38,5 độ C, kéo dài 2-7 ngày với các triệu chứng đau đầu, đau cơ, đau khớp, phát ban, có ban xuất huyết, đốm xuất huyết hoặc chảy máu và có thể gây sốc do mất máu.
Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận trên 9.000 trường hợp mắc tại 42 tỉnh, thành phố, 5 trường hợp tử vọng (tại TP Hồ Chí Minh là 2 trường hợp, Bình Dương, Cà Mau và Bình Phước mỗi tỉnh có một trường hợp). So với cùng kỳ năm 2013 (trên 14.000 trường hợp mắc và 10 trường hợp tử vong). Số mắc tập trung ở các tỉnh phía Nam với 83,8% số mắc cả nước.
Bệnh sốt xuất huyết đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả là diệt muỗi, diệt loăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt. Để tích cực phòng bệnh cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:
- Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
Video đang HOT
- Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn
- Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá…
- Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.
-. Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
- Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.
Vnmedia
Bộ Y tế khuyến cáo phòng lây nhiễm virus giống SARS
Tuyệt đối không ăn sữa, thịt lạc đà sống để tránh nguy cơ lây nhiễm hội chứng viêm đường hô hấp cấp ở Trung Đông - MERS, virus nguy hiểm giống dịch SARS tại Việt Nam trước đây.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ khi MERS khởi phát vào tháng 9/2012 đến nay đã có 200 trường hợp tử vong trong số 500 trường hợp mắc bệnh ở hơn 10 quốc gia. Những người mắc bệnh đa số ở Trung Đông hoặc do đi công tác Trung Đông về. Bệnh nhân có các triệu chứng tương tự như bệnh cúm, bao gồm ho, sốt, khó thở, đau nhức cơ thể và tiêu chảy. Bệnh tương đối ổn định trong nhiều tháng trước nhưng gần đây bất ngờ gia tăng trở lại.Nguyên nhân của hội chứng này là do một loại virus thuộc nhóm coronavirus gây ra. WHO cảnh báo loại virus này có nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam.
Lạc đà là nguồn lây nhiễm virus gây MERS sang người. Ảnh: science
Liên quan đến dịch bệnh này, Cục an toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã khuyến cáo người dân nên ăn uống vệ sinh để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm MERS như sau:
1. Nguồn lây nhiễm virus này cho con người được xác định là từ lạc đà. Các động vật khác như dê, bò, cừu, trâu, lợn, các loài gia cầm đã được kiểm tra kháng thể đối với MERS-CoV, nhưng không phát hiện thấy có kháng nguyên của virus này.
2. Việc tiêu thụ sản phẩm lạc đà sống hoặc nấu chưa chín như sữa và thịt... ẩn chứa nguy cơ lây nhiễm cao với một loạt các sinh vật có thể gây bệnh cho con người. Sản phẩm từ lạc đà đã được nấu hoặc thanh trùng là an toàn cho người tiêu dùng, nhưng cũng phải được xử lý cẩn thận để tránh lây nhiễm chéo với các loại thực phẩm chưa nấu chín.
3. Những người có bệnh tiểu đường, suy thận, bệnh phổi mãn tính, suy giảm miễn dịch được coi là có nguy cơ cao với việc nhiễm MERS-CoV. Vì vậy, những người này càng cần cẩn thận trong việc ăn thịt, sữa của lạc đà.
4. Cuối cùng, cần thực hành tốt các biện pháp an toàn thực phẩm, bao gồm không ăn thịt chưa nấu chín hoặc thức ăn được chuẩn bị trong điều kiện mất vệ sinh; cần rửa kỹ các loại trái cây và rau quả trước khi ăn; và duy trì vệ sinh cá nhân.
Hoàng Anh
Theo VNE
Mẹo giữ gìn sức khỏe cho trẻ trong mùa nóng? Thời tiết chuyển mùa, khí hậu nắng nóng như hiện nay làm cho số lượng bệnh nhân nhập viện tăng cao một cách đột biến. Trong đó bệnh lý thường gặp nhất là viêm đường hô hấp và tiêu chảy. Một số dịch bệnh như sởi, thủy đậu chưa lui xuống thì dịch tay chân miệng, sốt xuất huyết lại bắt đầu vào...