Bộ Y tế khuyến cáo khẩu trang y tế thông thường chỉ dùng 1 lần
Bộ Y tế khuyến cáo dùng tay cầm vào dây đeo qua tai để tháo khẩu trang. Bỏ khẩu trang y tế vào thùng rác an toàn, không tái sử dụng, tránh dùng tay tiếp xúc bề mặt khẩu trang.
Theo hướng dẫn trên website Bộ Y tế, Cục Y tế dự phòng và Zalo “Bộ Y tế”, có 8 lưu ý khi sử dụng khẩu trang y tế để phòng chống lây nhiễm virus 2019-nCoV.
Tối 2/2, Bộ Y tế đã gửi Công văn hỏa tốc số 403 liệt kê danh sách các đơn vị sản xuất khẩu trang y tế và trang phục phòng, chống dịch. Danh sách này sẽ tiếp tục được bổ sung để các Sở Y tế và bệnh viện chủ động liện hệ, đặt hàng trang bị.
Bộ Y tế đề nghị các đơn vị sản xuất chủ động, tăng cường sản xuất, đáp ứng kế hoạch sử dụng, yêu cầu phòng chống dịch bệnh của các Sở Y tế, bệnh viện và nhu cầu nhân dân.
Video đang HOT
Thông tin chính thức về dịch bệnh do virus 2019-nCoV được cập nhật liên tục tại website của Bộ Y tế (https://www.moh.gov.vn/) và Cục Y tế dự phòng (http://vncdc.gov.vn/).
Số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận thông tin, ý kiến vê tình hình dịch bệnh trên toàn quốc là: 19003228; 19009095.
Các khuyến cáo phòng ngừa dịch bệnh đối với cá nhân và những diễn biến mới nhất cũng được liên tục trên Zalo Bộ Y tế. Người sử dụng chỉ cần nhập “Bộ Y tế” trên ô tìm kiếm của ứng dụng và bấm nút “Quan tâm” tài khoản Zalo của Bộ.
Bên cạnh đó, chính quyền nhiều tỉnh và thành phố cũng phát đi thông cáo chính thức về tình hình dịch bệnh do virus 2019-nCoV trên Zalo. Người sử dụng Zalo nhập tên địa phương trên ô tìm kiếm hoặc quét mã QR sau để cập nhật nhanh nhất thông tin dịch bệnh.
Theo Zing
Chuyên gia từng đối đầu với đại dịch SARS: Khẩu trang vải lỗ quá lớn không chắn được giọt bắn, phòng virus corona chưa chắc ăn thua!
ThS. BSCK II Nguyễn Hồng Hà - chuyên gia từng đối đầu với đại dịch SARS cho biết sử dụng khẩu trang vải để phòng ngừa virus corona chưa chắc đã ăn thua.
Tính đến sáng 4/2, Bộ Y tế đã xác nhận Việt Nam có 9 ca dương tính với virus corona, người mới nhất là anh T. C. P (30 tuổi, ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc). Trước tình hình đó, nhiều người dân khá lo lắng, chủ động sử dụng khẩu trang và tăng cường rửa tay sát khuẩn để phòng dịch bệnh.
Tuy nhiên, việc dùng khẩu trang gì, sử dụng như thế nào không phải ai cũng nắm rõ. Và trong khi khẩu trang y tế đang cháy hàng, nhiều người cũng băn khoăn có thể sử dụng khẩu trang vải thay thế hay không?
Mới đây, ThS. BSCK II Nguyễn Hồng Hà (Nguyên Phó Giám đốc BV Nhiệt đới TW, Phó Chủ tịch Hội truyền nhiễm Việt Nam), người đã từng có kinh nghiệm đối đầu, vượt qua đại dịch SARS đã chia sẻ trong buổi giao lưu trực tuyến "Dịch virus Corona dưới góc nhìn của chuyên gia từng đối đầu với đại dịch SARS" về vấn đề này.
ThS. BSCK II Nguyễn Hồng Hà.
Cụ thể, bác sĩ cho biết lây truyền bệnh do virus corona chủ yếu qua đường hô hấp, qua các giọt bắn khi nói, ho, hắt xì... Và những giọt bắn ấy sẽ phát tán ra ngoài rồi thâm nhập qua đường hô hấp, đặc biệt ở khoảng cách dưới 2m. Đeo khẩu trang nhằm chắn các giọt bắn đem virus từ ngoài môi trường và ngược lại.
"Khẩu trang y tế có thể ngăn chặn được, còn khẩu trang vải không có ý nghĩa gì. Một là khẩu trang vải có kích thước lỗ quá lớn, hai là có thể chứa các mầm bệnh, không ăn thua" - bác sĩ khẳng định.
Khẩu trang y tế được bác sĩ Nguyễn Hồng Hà khuyên dùng nhằm phòng chống virus corona. (Ảnh minh họa)
Chuyên gia cũng khuyến cáo mọi người nên đeo khẩu trang khi tới chỗ đông người, đặc biệt là khi vào bệnh viện. Khi đó, khẩu trang không chỉ ngăn chặn virus corona còn phòng ngừa các loại mầm bệnh khác: vi khuẩn lao, virus cúm...
ThS. BSCK II Nguyễn Hồng Hà cũng nhấn mạnh ngoài đeo khẩu trang, mọi người cần chú ý chuyện rửa tay với xà phòng, dung dịch cồn để sát khuẩn.
Theo Trí Thức Trẻ
Phòng dịch Corona cần làm những việc này khi đi ô tô Di chuyển ô tô luôn luôn phải sử dụng khẩu trang y tế, điều chỉnh điều hòa trên 25 độ C. Dịch Corona đang hoành hành nhưng bạn và gia đình vẫn phải đi lại thường xuyên, vì vậy cần phải chú ý những điều này để phòng dịch bảo vệ bản thân. Thứ nhất, luôn sử dụng khẩu trang y tế dù...