Bộ Y tế không muốn quản lý giá thuốc
Trước QH, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết Bộ Y tế không muốn quản lý giá thuốc để tránh tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi”.
Người đứng đầu ngành y tế nhấn mạnh “VN quản lý giá thuốc chặt chẽ” bởi trong khi các nước chỉ quản lý giá thuốc đối với thuốc do ngân sách chi trả thông qua BHYT còn thuốc ngoài thị trường sẽ để quy luật của thị trường chi phối thì VN quản lý giá của cả thuốc do ngân sách chi trả (qua đấu thầu theo quy định của pháp luật) và thuốc trên thị trường tự do (theo phương thức kê khai giá).
Trong luật dược sắp tới, bà Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, Bộ Y tế không nên quản lý giá bởi vì vừa quyết định nhập khẩu vừa xây dựng các tiêu chuẩn, vừa sản xuất vừa phân phối, vừa ghi toa vừa bán thuốc, như vậy là “vừa đá bóng vừa thổi còi”, hơn nữa, Bộ Y tế chỉ nên làm công tác chuyên môn.
Giá thuốc luôn là vấn đề nóng được người dân quan tâm (Ảnh: C.Q)
Trao đổi với TS về vấn đề được ĐBQH quan tâm là quản lý giá thuốc, chất lượng thuốc đặc biệt là thuốc trúng thầu cung ứng cho các cơ sở y tế, TS. Trương Quốc Cường – Cục trưởng Cục Quản lý Dược cho biết:
Video đang HOT
Cơ chế quản lý hiện hành của Liên Bộ Y tế – Tài chính – Công Thương đã và đang thực hiện theo nguyên tắc đảm bảo giá thuốc phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng thuốc.
Với các quy định hiện hành về quản lý giá thuốc và đấu thầu thuốc thì giá thuốc hiện nay về cơ bản đã được kiểm soát ở mức bình ổn.
Thuốc tại các cơ sở bán lẻ trên thị trường được Bộ Y tế quản lý theo cơ chế cạnh tranh về giá. Giá thuốc tại các cơ sở bán lẻ phải được niêm yết công khai, giá mua vào của các nhà thuốc không được vượt mức giá bán buôn được công bố.
Riêng các nhà thuốc BV, giá bản lẻ thuốc được quản lý chặt chẽ hơn với việc áp dụng quy định về thặng số bán lẻ với mức thăng số bán lẻ từ 5%-20% theo trị giá thuốc mua vào của các nhà thuốc.
Kết quả khảo sát giá thuốc tại địa bàn TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh cho thấy cơ bản các nhà thuốc bệnh viện có giá bán lẻ thấp hơn so với các nhà thuốc ngoài bệnh viện với tỉ lệ khoảng 6,8%.
Về chất lượng thuốc, ông Cường cho biết: Ngành dược VN hiện đang áp dụng đầy đủ các tiêu chuẩn thực hành tốt ở tất cả các khâu (sản xuất, nhập khẩu, bảo quản, kiểm nghiệm, lưu thông phấn phối và bán lẻ) theo các tiêu chuẩn quốc tế.
Tất cả các mặt hàng thuốc lưu hành tại thị trường VN phải được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành. Sau khi được cấp số đăng ký lưu hành, hệ thống kiểm nghiệm thực hiện công tác hậu kiểm, tất cả các trường hợp không đạt tiêu chuẩn chất lượng theo hồ sơ đăng ký lưu hành sẽ bị xử lý theo quy định (thu hồi, rút số đăng ký lưu hành).
Giá thuốc giảm sau đấu thầu theo quy định mới Theo kết quả trúng thầu của các Sở Y tế và các bệnh viện các quy định mới về đấu thầu mua thuốc giảm 35,33% giá thuốc trúng thầu. Khảo sát giá thuốc trúng thầu của 1.654 mặt hàng của 26 bệnh viện và Sở Y tế đã tiết giảm được khoảng 294,5 tỉ đồng. Một số Sở Y tế có tỷ lệ tiết giảm cao như: Sở Y tế Bắc Ninh: 56%, Bình Định: 45%, Trà Vinh: 40%, Đồng Tháp: 37%…
C.Quyên
Theo_VietNamNet
Ngành y tế cùng ngư dân bám biển
Hôm qua 31.5, tại tượng đài Hải đội Hoàng Sa trên đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), Bộ Y tế đã phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng liên quan tổ chức lễ phát động chương trình "Ngành y tế cùng ngư dân bám biển".
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trao tủ thuốc cho ngư dân Lý Sơn - Ảnh: Hiển Cừ
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến kêu gọi cán bộ, công chức, viên chức trong ngành cùng chung tay với ngư dân bám biển. Trong đó, tập trung vào hai nhóm nội dung chính là đóng góp kinh phí trang bị tủ thuốc y tế chuyên dụng cho các tàu đánh bắt cá của ngư dân; tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn sơ cứu ban đầu do tai nạn, thương tích cho ngư dân; tổ chức hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người dân vùng biển đảo và ngư dân bám biển; tặng tủ thuốc và dụng cụ y tế cấp cứu ban đầu cho các tàu đánh bắt cá của ngư dân.
Ngoài Lý Sơn, các huyện đảo Trường Sa, Bạch Long Vỹ, Cô Tô, Phú Quý... cũng đã được hỗ trợ để cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ y tế. Ban Chỉ đạo quốc gia về y tế biển đảo hiện cũng đang thực hiện dự án kéo dài đến năm 2020, gồm đóng mới một tàu bệnh viện, trang bị thiết bị cấp cứu trên biển cho 2 tàu Cảnh sát biển, hướng dẫn chẩn đoán và cấp cứu các ca bệnh khó từ đất liền ra các huyện đảo.
"Điều thiết yếu nhất hiện nay là ngư dân cần trợ giúp y tế ngay trong những ngày lênh đênh trên biển. Do vậy, Bộ Y tế đã xây dựng các tủ thuốc với đầy đủ những dụng cụ theo tiêu chuẩn đã ban hành để ngư dân có thể sơ cấp cứu ban đầu và chữa các bệnh thông thường giúp họ an tâm bám biển. Khi ngư dân bị nạn được chuyển vào bờ thì có những trung tâm cứu nạn, trung tâm kỹ thuật cao lo cứu chữa. Bộ Y tế cũng sẽ có chủ trương chuyển luân phiên bác sĩ từ đất liền ra đảo từ 6 tháng đến 1 năm", bà Tiến nói.
Dịp này, Bộ Y tế tặng 300 tủ thuốc và dụng cụ y tế cấp cứu ban đầu cho 300 tàu đánh bắt cá xa bờ; khám bệnh, cấp thuốc miễn phí, tặng quà cho 500 người dân; mổ mắt miễn phí cho 50 người cao tuổi, với tổng chi phí gần 1,3 tỉ đồng. Bên cạnh đó còn tổ chức 3 lớp tập huấn hướng dẫn sơ cứu ban đầu do tai nạn, thương tích cho ngư dân; khảo sát khả năng đáp ứng về y tế phục vụ cho ngư dân bám biển; phòng, chống dịch bệnh và điều trị, chăm sóc ngư dân khi có tai nạn, thương tích.
Theo TNO
Giá sữa rẻ đến tay người dùng từ ngày 21-6 Chiều(27-5), Bộ Tài chính đã tổ chức cuộc họp báo nhằm tiếp tục thông tin tới các cơ quan truyền thông và người tiêu dùng xung quanh việc áp trần đối với các sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi. Việc giá sữa giảm sẽ là "món quà" dành cho hơn 10 triệu trẻ em dưới 6 tuổi Ông Nguyễn...