Bộ Y tế: “Không công bố không có nghĩa là không có dịch”
“Bộ Y tế không công bố dịch sởi không có nghĩa là không có dịch. Thực chất dịch sởi đã và đang diễn ra”.
Ông Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế khẳng định như vậy tại cuộc họp báo về tình hìnhdịch sởi do Bộ Y tế tổ chức hôm nay (18/4).
Phát biểu này của ông Long được đưa ra trong bối cảnh trước đó có ý kiến dư luận cho rằng, Bộ Y tế đã giấu dịch.
Theo ông Long, ngay từ khi dịch sởi, công hay không công bố, Bộ Y tế vẫn tìm các biện pháp chuyên môn để khống chế bệnh sởi. Đến thời điểm này, tất cả những công điện, thông báo đều nói có dịch sởi.
Ngay sau khi phát hiện có ca sởi ở 3 tỉnh miền núi phía Bắc (Lai Châu, Hà Giang, Yên Bái), Bộ Y tế đã tổ chức chống dịch, đề nghị dập tắt dịch sởi và tiêm vét vắc xin sởi cho trẻ ở các địa phương.
Ông Long khẳng định, dù công bố hay không công bố thì hiện nay Việt Nam đã và đang có dịch sởi. “Bộ Y tế không công bố dịch sởi không có nghĩa là không có dịch. Thực chất dịch sởi đã và đang diễn ra”, ông Long nói.
Video đang HOT
Tại buổi họp báo, ông Nguyễn Thanh Long nói: Bộ Y tế không công bố dịch sởi không có nghĩa là không có dịch
Ông Long cho biết, sởi là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ. Sởi rất đáng lo ngại nhưng một trong những nguyên nhân gây tử vong là do virus và trẻ chưa được tiêm vắc xin.
Theo ông Long, các chủng vi rút sởi ở Việt Nam chưa có những biến đổi gen một cách khác biệt so với sự lưu hành của các chủng vi rút trong khu vực và không có sự gia tăng về độc lực.
Hiện tại nhiều nước không gọi công bố dịch nữa mà dùng từ thông báo dịch. Nếu dịch bệnh diễn ra, quốc gia không thể kiểm soát được sẽ là thông báo tình trạng khẩn cấp hoặc công bố dịch. Khi đó sẽ áp dụng các biện pháp hành chính chặt chẽ như đóng cửa trường học, hạn chế họp chợ, giao thông, cưỡng chế và cách ly.
Ông Long khuyến cáo, khi phát hiện trẻ có sốt phát ban, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị và cách ly kịp thời, tránh lây nhiễm cho cộng đồng. Để phòng, chống bệnh sởi, cách tốt nhất là nên đưa trẻ đi tiêm chủng vắc xin sởi đầy đủ, đúng lịch. Ngoài ra, người dân không nên nghe theo lời đồn thổi như tắm hạt mùi để phòng sởi, vì không hiệu quả.
Theo Khampha
Đã có 238 người lớn mắc bệnh sởi
Hiện tại, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương có 313 trường hợp mắc sởi, trong đó 75 bệnh nhi, còn lại là người lớn.
Theo ông Nguyễn Văn Kính, Viện trưởng Viện Nhiệt đới Trung ương, hiện tại, Bệnh viện có 313 casởi, trong đó có 75 bệnh nhi, còn lại là người lớn. Bất cứ ai không có miễn dịch (người chưa được tiêm phòng hoặc đã được tiêm phòng nhưng không tạo được miễn dịch) đều có thể mắc sởi.
"Sởi không chỉ hoành hành ở bệnh viện nhi với nhiều ca diễn biến nặng mà sởi đã bắt đầu tấn công người lớn", ông Kính nói.
Đối với sởi ở người lớn, diễn biến bệnh bình thường, chỉ biến chứng khác trẻ em. Nếu ở trẻ, biến chứng nguy hiểm nhất là bội nhiễm đường hô hấp, suy hô hấp nặng, thì sởi ở người lớn, nguy hiểm nhất là biến chứng do não viêm, bệnh nhân có thể tử vong. Nhưng may mắn, đến nay dù nhiều ca biến chứng sởi nặng ở người lớn phải nhập viện nhưng chưa có ca tử vong nào.
Sởi không chỉ hoành hành ở bệnh viện nhi với nhiều ca diễn biến nặng mà sởi đã bắt đầu tấn công người lớn.
Theo ông Kính, mọi đối tượng chưa tiêm sởi, chưa mắc sởi đều có thể bị sởi (ngay cả với trẻ dưới 9 tháng tuổi). Vì vậy, trẻ em từ 2 tháng tuổi, 6 tháng tuổi tới 9 tháng tuổi đều có thể mắc bệnh sởi. Ngoài ra, người lớn chưa được tiêm chủng, không có miễn dịch nên khi có dịch sởi họ cũng dễ mắc.
Theo ông Kính, trẻ em không được tiêm vắc-xin phòng bệnh có nguy cơ mắc sởi và các biến chứng cao nhất, có thể tử vong. Phụ nữ mang thai không được tiêm phòng cũng có nguy cơ mắc sởi. Virus sởi rất dễ lây qua ho và hắt hơi, tiếp xúc gần hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết nhiễm bệnh của mũi hoặc họng. Virus vẫn hoạt động và dễ lây trong không khí hoặc trên các bề mặt bị nhiễm trong gần 2 giờ. Nó có thể lây truyền từ người mắc bệnh trong vòng 4 ngày trước khi bắt đầu phát ban cho tới 4 ngày sau khi phát ban. Dịch sởi có thể bùng phát làm nhiều người tử vong, đặc biệt là giới trẻ, trẻ em suy dinh dưỡng.
Để phòng, chống bệnh sởi, cách tốt nhất là nên đưa trẻ đi tiêm chủng vắc xin sởi đầy đủ, đúng lịch. Ngoài ra, người dân không nên nghe theo lời đồn thổi như tắm hạt mùi để phòng sởi, vì không hiệu quả.
Sởi gây hại cho phụ nữ mang thai Phụ nữ dự định có thai mà chưa được tiêm phòng sởi thì nên đến cơ sở y tế để được tư vấn và tiêm phòng vì khi đang mang thai sẽ không được tiêm phòng sởi. Phụ nữ bị sởi trong khi mang thai cũng có nguy cơ biến chứng nặng và thai kỳ có thể kết thúc do sẩy thai hoặc sinh non. Những người khỏi bệnh sởi sẽ có miễn dịch với sởi suốt đời.
Theo Khampha
Bộ Y tế yêu cầu thiết lập khu riêng để điều trị bệnh sởi Bộ Y tế ra văn bản yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành chỉ đạo BV thiết lập khu vực riêng để khám, điều trị bệnh nhân mắc sởi và phân luồng khám chữa bệnh để hạn chế lây lan. Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện tuyến dưới cần có khu điều trị riêng cho sởi. Ảnh: Lê Hiếu. Thứ...