Bộ Y tế khẳng định không có nguy cơ dịch ho gà
Một tháng nay, bệnh viện tại Hà Nội ghi nhận rải rác trẻ mắc ho gà. Bộ Y tế khẳng định bệnh dễ lây nhưng không có nguy cơ xảy ra dịch lớn vì tỷ lệ tiêm chủng đạt cao.
Tiến sĩ Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Dịch tễ trung ương cho biết, Bệnh viện Nhi trung ương hiện ghi nhận 9 trẻ mắc ho gà, trong đó 5 ca tại Hà Nội, còn lại từ Hà Nam, Hải Dương, Nam Định, Vĩnh Phúc. Việc ghi nhận các ca bệnh ho gà hiện nay là điều bình thường trong bối cảnh Việt Nam chưa thanh toán được bệnh. Dịch được dự đoán sẽ không xảy ra vì tỷ lệ tiêm chủng đạt cao.
Bệnh viện Nhiệt đới trung ương cũng tiếp nhận một ca ho gà vào điều trị và đã được xuất viện.
Trẻ mắc ho gà điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Năm 2014 cả nước ghi nhận 107 ca mắc ho gà, trong đó tập trung ở các tỉnh phía Bắc như Hà Nội 23 ca, Bắc Ninh, Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng…
Tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế Dự phòng khẳng định người dân không nên quá lo lắng. Các trường hợp ho gà hiện nay là rải rác, chưa phải dịch. Tìm hiểu những ca tại Bệnh viện Nhi trung ương, Bộ nhận thấy có những cháu bị mắc do chưa tiêm văcxin hoặc không được tiêm đầy đủ.
Theo ông, việc gián đoạn tiêm văcxin có 2 nguyên nhân: những cháu lớn là do thời gian trước văcxin Quinvaxem bị gián đoạn, một số cháu không được tiêm chủng đầy đủ; với trẻ nhỏ, thời gian qua do khan hiếm văcxin dịch vụ, các bà mẹ cố chờ không cho con đi tiêm chủng.
“Các bà mẹ cần cho con đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch. Không nên trông chờ quá nhiều vào văcxin dịch vụ, bài học về dịch sởi đã xảy ra rồi và giờ là đến ho gà”, ông Phu nhấn mạnh.
Các chuyên gia khuyến cáo, đang là mùa đông xuân, thời điểm nhiều bệnh nguy hiểm như sởi, rubella, ho gà… Do đó, cách phòng bệnh hiệu quả và an toàn nhất là cho trẻ đi tiêm phòng văcxin đầy đủ và đúng lịch. Bất cứ ai chưa tiêm đều có khả năng mắc ho gà. Những trẻ đã qua tuổi tiêm mà chưa tiêm thì vẫn có thể tiêm lại để phòng bệnh.
Trong Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, trẻ được tiêm văcxin phối hợp để phòng 5 bệnh là bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi, viêm màng não mủ do Hib. Trong đó, tiêm mũi một khi 2 tháng tuổi, mũi hai khi 3 tháng và mũi ba khi 4 tháng. Trẻ tiêm thêm mũi thứ 4 nhắc lại khi được 18 tháng tuổi.
Video đang HOT
Ho gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh này dễ lây lan qua đường hô hấp (ho, hắt hơi, ôm hôn…) khi trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh. Triệu chứng của ho gà rất giống với những chứng bệnh cảm thông thường nên nhiều gia đình có tâm lý chủ quan tự mua thuốc về chữa. Đến khi thấy trẻ ho nặng, bị tím tái mới đưa vào viện thì đã trong tình trạng nguy kịch vì suy hô hấp.
Theo đánh giá của Cục Y tế Dự phòng, ở Việt Nam, bệnh ho gà lưu hành trong cả nước. Khi chưa thực hiện Chương trình Tiêm chủng mở rộng, bệnh ho gà thường xảy ra và phát triển thành dịch ở nhiều địa phương, đặc biệt nghiêm trọng ở miền núi là nơi có trình độ kinh tế xã hội phát triển thấp. Trong vụ dịch, bệnh thường diễn biến nặng, dễ tử vong do bị bội nhiễm, gây biến chứng viêm phổi, viêm phế quản phổi, nhất là ở trẻ dưới 5 tuổi và trẻ suy dinh dưỡng.
Theo VnExpress
Miệng cống, hố ga thành bẫy 'tử thần' trên phố Sài Gòn
Nhiều miệng cống nằm chênh vênh, mất nắp, trơ cả sắp thép trên các tuyến đường ở TP HCM.
Ngày 14/10, một xe tải đang chạy lùi lên lề đường Nguyễn Thị Minh Khai, đoạn gần cầu Thị Nghè (quận 1, TP HCM) bất ngờ bánh sau bị sụp hố ga khiến xe lật nghiêng qua trái đè chết chị Đặng Thị Hồng (43 tuổi) đang ngồi bán mũ bảo hiểm, khẩu trang trên vỉa hè. Ảnh: Châu Thành.
Sau vụ tai nạn, Giám đốc Khu quản lý giao thông đô thị số 1 Lê Quyết Thắng đã yêu cầu các đơn vị quản lý tổng rà soát nắp cống thoát nước, nắp hầm cáp trên vỉa hè và lòng đường. Trong ảnh là nắp cống bị hư hại nặng nề nằm trên vỉa hè đường TA19, bên hông UBND phường Thới An, quận 12.
Một loạt cống bị bể hoặc không có nắp nằm trên vỉa hè đường Âu Cơ, quận Tân Bình. Bà Nguyễn Thị Hương, buôn bán tại đây cho biết, cống bị bỏ hoang hơn một năm nay nhưng không thấy đơn vị nào xử lý. "Đã có người đi bộ ban đêm bị hụt chân xuống cống, nhất là mấy ông say rượu toàn té xuống đó, cũng may hố không sâu lắm".
Một trong hàng loạt nắp cống bị lật nghiêng trên quốc lộ 1A đoạn qua phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức.
Nắp cống nằm chênh vênh, bong tróc, trơ cả thép trên quốc lộ 1A đoạn qua phường An Phú Đông, quận 12.
Cũng trên quốc lộ 1A đoạn qua phường Thạnh Xuân (quận 12), một nắp cống bị người dân lật lên để đổ nước thải xuống. Người đi bộ qua đoạn này phải lách ra lòng đường để tránh. Một người dân gần đó cho biết, nắp cống bị lật lên mấy tháng nay nhưng không thấy đơn vị nào xử lý.
Nắp cống bị vỡ, thụt xuống 5cm trên vỉa hè đầu đường Nguyễn Hữu Cảnh - Tôn Đức Thắng.
Một nắp cống hư hỏng đã lâu tại đường Lê Văn Khương, phường Thới An, quận 12.
Tấm thép đậy phần cống dưới lòng đường bung ra, nhiều thanh đã bị hỏng. Ảnh chụp tại đường D1, phường 25, quận Bình Thạnh.
Hàng chục miệng cống trên vỉa hè đường Lê Thị Riêng, quận 12 được che đậy sơ sài. Bà Minh, sống trên đường này cho biết, nắp cống kê cao gần 10 cm khiến việc tập thể dục, đi lại của người dân gặp khó. Nhiều người đã vấp té vì những mảnh bê tông trồi lên này.
Không chỉ nắp, hàng loạt hố ga, cống rãnh thành cái bẫy cho người dân. Trong ảnh là cống trên đường D1 nối dài giao Nguyễn Hữu Cảnh, những thanh thép đã biến mất để lại "hố tử thần" kích thước 0,5x1 mét.
Nắp cống dưới lòng đường cũng bộc lộ nhiều điểm mất an toàn, nhiều nắp thụt sâu hoặc trồi lên mặt đường 5-10 cm. Mỗi khi xe chạy qua, các nắp cống lại kêu rầm rầm.
Hiện TP HCM có hơn 59.000 hầm ga thoát nước, trong đó có hơn 41.000 hầm ga thoát nước trên vỉa hè.
Duy Trần
Theo VNE
Tiêm vắc xin sởi của Liên Hợp Quốc, 36 trẻ em Syria tử vong Thủ tướng Pháp yêu cầu chấm dứt đình công tại Air France; Xả súng đẫm máu ở trường học, 50 người thương vong ở Nigeria; Liên Hợp Quốc ấn định ngày họp bàn vụ rơi máy bay MH17; 36 trẻ tử vong nghi ngờ do tiêm vắc-xin sởi nhiễm độc... đó là những tin chính. 36 trẻ tử vong do tiêm vắc-xin được...