Bộ Y tế kêu gọi hạn chế tụ tập trong kỳ nghỉ lễ
Bộ Y tế kêu gọi người dân hạn chế đến nơi công cộng, tụ tập không cần thiết trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, do nguy cơ Covid-19 bùng phát.
Theo khuyến cáo ngày 28/4, Bộ Y tế kêu gọi người dân không chủ quan, lơ là, luôn cảnh giác phòng chống dịch. Khi phát hiện người nghi ngờ nhập cảnh trái phép, cần thông báo ngay cho chính quyền địa phương để tổ chức cách ly, xử lý kịp thời.
Người dân được yêu cầu nghiêm túc thực hiện thông điệp 5K, là đeo khẩu trang, khử khuẩn, giữ khoảng cách, không tụ tập và khai báo y tế. Khi cần thiết, có thể liên hệ đường dây nóng Bộ Y tế 1900.9095 để được tư vấn.
Covid-19 trên thế giới và các nước trong khu vực đang diễn biến rất phức tạp, số người mắc bệnh và người chết tiếp tục gia tăng. Việt Nam đã phát hiện các ca nhiễm nhập cảnh trái phép. Kết quả xét nghiệm gene các ca nhiễm từ Campuchia về ghi nhận mang biến chủng Anh và Nam Phi. Đây là hai biến chủng có khả năng lây lan rất mạnh. Nếu để lọt ca nhiễm vào cộng đồng sẽ lây lan nhanh, khó kiểm soát.
Chuyên gia dịch tễ Trần Đắc Phu khuyến cáo dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 nhu cầu đi lại nhiều, lễ hội, đoàn tụ… dẫn đến tập trung đông người, nguy cơ cao bùng phát dịch. Bài học từ đợt Covid-19 bùng phát ở Ấn Độ và các nước láng giềng như Campuchia, Thái Lan, là do sự chủ quan, không đeo khẩu trang và các sự kiện lễ hội tập trung quá đông người.
“Dịp nghỉ lễ, nguy cơ lây nhiễm càng cao hơn khi người dân các nước lân cận nhập cảnh, mức độ đi lại nhiều”, ông Phu nói.
Video đang HOT
Tâm điểm dịch đang là Ấn Độ, với số ca mắc mới trong 24 giờ qua hơn 323.000 ca. Chiều 26/4, Lào lần đầu tiên ghi nhận thêm 113 ca mắc mới. Tổng số ca ở Campuchia đã vượt 10.000, với hơn 580 ca nhiễm trong ngày 26/4. Thủ đô Phnom Penh và thành phố Ta Khmao phải phong tỏa 5 ngày nữa, đến 5/5. Tại Thái Lan, thủ đô Bangkok đang là tâm điểm với 9.076 ca mắc mới từ đầu tháng này. Chính quyền Bangkok bắt buộc người dân đeo khẩu trang, đóng cửa 31 loại hình kinh doanh trong hai tuần kể từ ngày 26/4.
Việt Nam hơn hai tuần nay tăng cường kiểm soát dịch xâm nhập qua biên giới, chuẩn bị lập nhiều bệnh viện dã chiến ở các tỉnh giáp biên giới Tây Nam, tăng cường năng lực xét nghiệm Covid-19 cho khu vực này. Hơn một tháng qua Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm cộng đồng, song hầu như ngày nào cũng thêm ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay, có ngày hơn 25 ca nhiễm nhập cảnh.
Nguy cơ bùng phát dịch tăng cao do tình trạng nhập cảnh trái phép.
Người dân mơ ước có bác sĩ riêng chăm sóc sức khỏe định kỳ
Sáng nay (30/12), Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã chủ trì Hội nghị Chuyển đổi số y tế. Đây là sự kiện do Văn phòng Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn Đầu tư và Quản lý V-Startup tổ chức.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu tại hội nghi.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh, điều mà người dân cần nhất đó chính là được tư vấn, khám, chữa bệnh với bác sĩ giỏi mà mình tin tưởng nhất. Từ lâu mỗi người dân đều luôn mơ ước được quản lý sức khoẻ, có bác sĩ riêng chăm sóc sức khoẻ định kỳ.
Phó Thủ tướng cho rằng, chuyển đổi số y tế đóng vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khoẻ cho người dân. Với những ứng dụng công nghệ hiện đại được tích hợp trên điện thoại thông minh, điển hình là nền tảng hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa, người dân sẽ không phải lo lắng xếp hàng dài ở bệnh viện để chờ khám bệnh mà ngay lập tức sẽ được các bác sĩ tư vấn sức khoẻ trực tuyến.
Nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người dân, Bộ Y tế dự kiến tới ngày 1/7/2021, mỗi người dân sẽ có 1 bác sĩ riêng để chăm sóc sức khoẻ. Bên cạnh việc tăng cường chuyển đổi số để chăm sóc sức khoẻ cho người dân, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu lãnh đạo BHXH Việt Nam phải có kế hoạch sửa đổi chính sách thanh toán BHYT.
Phó Thủ tướng cho biết, chúng ta đã mở được diện bao phủ bảo hiểm ra toàn dân, so với 5 năm trước đây chi phí chi trả khám chữa bệnh BHYT tăng gấp 2 lần. Khi người dân ốm, bảo hiểm thanh toán, còn khi khoẻ thì không có chính sách chi trả. Nếu người dân muốn khám, chữa bệnh thêm thì phải bỏ tiền túi. Điển hình là việc thăm khám sức khoẻ định kỳ và khám sàng lọc.
Phó Thủ tướng yêu cầu BHYT phải xem xét, tính toán để chi trả chi phí này, đảm bảo cho người dân phòng bệnh, chi phí sẽ rẻ hơn nhiều so với chi phí chữa bệnh về sau.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, mục tiêu cuối cùng của chuyển đổi số y tế là chăm sóc sức khoẻ cho người dân trong điều kiện chưa có nhiều kinh phí. Người dân phải biết tự phòng bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho bản thân, đồng thời, được tư vấn tự động để phòng bệnh.
Thời gian tới, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế cần phối hợp chặt chẽ với BHYT để triển khai hồ sơ sức khoẻ điện tử. Có thể thấy, trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ thông tin thực sự là công cụ hữu hiệu trong phòng bệnh, khám bệnh và chữa bệnh.
Để thực hiện tốt chuyển đổi số y tế thì hành lang pháp lý và cơ chế tài chính đều phải sửa đổi. Ở bệnh viện, các loại máy móc, trang thiết bị y tế,... đều được hạch toán nhưng ứng dụng công nghệ thông tin trong khám, chữa bệnh cho người dân thì chưa thể hạch toán bởi hầu hết các bệnh viện chưa coi ứng dụng công nghệ thông tin là trang thiết bị y tế có tiêu hao.
"Trong điều kiện ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, các đơn vị phải có cơ chế rõ ràng để thanh toán chi phí đối với các ứng dụng công nghệ thông tin trong khám, chữa bệnh" - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và các đại biểu đã bấm nút chính thức khai trương 3 nền tảng: Mạng kết nối y tế Việt Nam, Hồ sơ sức khỏe cá nhân, Quản lý thông tin y tế cơ sở V20. 3 nền tảng trên do Bộ Y tế phối hợp với Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT triển khai.
Mạng y tế Việt Nam là mạng nội bộ ngành Y tế, kết nối hơn 500 nghìn cán bộ y tế trên toàn quốc, giúp các bác sĩ hỗ trợ trao đổi chuyên môn, chia sẻ, tương tác trong chẩn đoán, hỉnh ảnh, điều trị để làm sao 1 bác sĩ tuyến trên sẽ kết nối hỗ trợ 4 bác sĩ tuyên dưới. Mạng này giúp cán bộ y tế tuyến dưới sẽ tự tin hơn khi chẩn đoán, điều trị. 100% cán bộ y tế toàn quốc tham gia mạng kết nối y tế Việt Nam.
Theo Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, thời gian qua, ngành Y tế đã phối hợp với cơ quan chức năng tạo lập được 98 triệu hồ sơ sức khỏe cá nhân. Bộ Y tế cũng đặt ra từ 1/72021, các cơ sở khám chữa bệnh ngoại trú chính thức áp dụng bệnh án điện tử, không dùng hồ sơ giấy.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, có trạm y tế xã có tới 78 quyển sổ, xã ít nhất cũng trên 30 quyển, mỗi ngày cán bộ y tế mất 75% thời gian trong ngày để ghi chép, chỉ có 25% thời gian dùng vào việc chuyên môn. Khi triển khai nền tảng Quản lý thông tin y tế cơ sở V20, Bộ Y tế sẽ điều hành 10.600 trạm y tế xã, từng bước xóa bỏ tình trạng hồ sơ giấy.
Các trạm y tế xã sẽ sử dụng 1 phần mềm duy nhất, tích hợp các phần đơn lẻ, thông tin sẽ được tích hợp đưa tới cơ quan quản lý là Bộ Y tế. Qua phần mềm này, Bộ Y tế sẽ biết tường tận các trạm y tế xã triển khai và thực hiện khám bệnh như ra sao. Được lựa chọn là một trong những đơn vị tham gia xây dựng nền tảng Quản lý thông tin y tế V20 kết nối hơn 11.000 trạm y tế trên cả nước, riêng VNPT đã triển khai hơn 7.500 trạm.
Cùng thực hiện nền tảng này, Viettel cũng cam kết, V20 sẽ tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển đổi số y tế của Việt Nam. Cắt giảm thời gian và lực lượng tại y tế cơ sở, tạo sự kết nối liên thông và chia sẻ dữ liệu cần thiết với y tế địa phương. Viettel hợp tác chặt chẽ với Bộ Y tế, đảm bảo trong thời gian rất gần mỗi người dân sẽ có một trợ lý sức khỏe thông minh để hỗ trợ sức khỏe suốt đời.
Thêm hai người nhập cảnh nhiễm nCoV Bộ Y tế chiều 30/12 ghi nhận hai ca dương tính nCoV là người nhập cảnh được cách ly ngay tại Hưng Yên và TP HCM. Tổng ca nhiễm lên 1.456. "Bệnh nhân 1455" ghi nhận tại tỉnh Hưng Yên là nam, 26 tuổi, địa chỉ ở Quận 3, TP HCM. Ngày 18/12, anh từ Đức nhập cảnh sân bay Vân Đồn trên...