Bộ Y tế hướng dẫn mức giá thanh toán chi phí xét nghiệm COVID-19
Nếu người có thẻ bảo hiểm y tế đủ điều kiện được thanh toán bảo hiểm y tế, và là đối tượng được hưởng mức 80% chi phí khám chữa bệnh thì được Quỹ bảo hiểm y tế chi trả theo mức này.
Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 – Ảnh: PHẠM TUẤN
Bộ Y tế vừa có văn bản (số 5378/BYT-KHTC) gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các cơ sở y tế thuộc Bộ Y tế và y tế các bộ, ngành về hướng dẫn mức giá thanh toán chi phí thực hiện xét nghiệm COVID-19.
Mức giá xét nghiệm nhanh trước ngày 1-7-2021 với người tham gia bảo hiểm y tế thực hiện theo mức giá 238.000 đồng; người không thanh toán bảo hiểm y tế thực hiện theo mức giá được cấp có thẩm quyền phê duyệt tối đa là 238.000 đồng
Từ ngày 1-7-2021, thực hiện thực thanh thực chi các chi phí liên quan đến việc lấy mẫu, trả kết quả xét nghiệm như vật tư tiêu hao, điện nước, nhân công: cơ sở y tế chi và quyết toán theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành về kinh phí phòng chống dịch.
Video đang HOT
Chi phí test xét nghiệm thực hiện thực thanh thực chi: chi và thanh toán với từng đối tượng người bệnh theo số lượng test xét nghiệm nhanh thực tế sử dụng cho người bệnh và giá mua test theo kết quả đấu thầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
Ví dụ đơn vị được cấp có thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu thầu test nhanh là 135.000 đồng/test. Nếu người có thẻ bảo hiểm y tế đủ điều kiện được thanh toán bảo hiểm y tế và là đối tượng được hưởng mức 80% chi phí khám chữa bệnh thì được Quỹ bảo hiểm y tế chi trả theo phạm vi được hưởng và mức hưởng của một lần xét nghiệm nhanh là 135.000 đồng x 80% = 108.000 đồng.
Phần đồng chi trả 27.000 đồng và các chi phí liên quan đến việc lấy mẫu, trả kết quả xét nghiệm do ngân sách nhà nước chi trả theo phân cấp hiện hành.
Đối với việc xét nghiệm kháng nguyên phát hiện SARS-CoV-2 trên máy miễn dịch, nếu trường hợp phải thực hiện quy trình lấy mẫu và bảo quản bệnh phẩm tương tự như đối với trường hợp lấy mẫu và bảo quản bệnh phẩm đối với xét nghiệm Realtime PCR thì tạm thời thu và thanh toán chi phí dịch vụ “lấy mẫu và bảo quản bệnh phẩm” theo mức giá 100.000 đồng/mẫu.
Chi phí thực hiện xét nghiệm tạm thời thực hiện thực thanh thực chi; cụ thể: chi và thanh toán với từng đối tượng người bệnh theo số lượng test xét nghiệm thực tế sử dụng cho người bệnh và giá mua test theo kết quả đấu thầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật đấu thầu.
Các chi phí về vật tư, hóa chất, điện, nước, nhân công liên quan đến quá trình thực hiện xét nghiệm: cơ sở y tế chi và quyết toán theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành về kinh phí phòng chống dịch.
Đối với xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR từ bệnh phẩm dịch hầu họng, tiếp tục thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 4356/BYT-KH-TC ngày 28-5-2021 của Bộ Y tế.
Huy động tổng lực hỗ trợ Bắc Giang chống dịch Covid-19
Chỉ trong thời gian ngắn, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã xuất hiện tới bốn ổ dịch Covid-19 đáng lo ngại nhất là ổ dịch ở hai công ty trong khu công nghiệp (KCN) Vân Trung và Quang Châu (huyện Việt Yên).
Hai ngày qua (15 và 16-5) chính quyền địa phương với sự hỗ trợ chuyên môn của Bộ Y tế và các địa phương, công tác truy vết, xét nghiệm đang được đẩy mạnh nhằm kiểm soát được dịch.
Lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho công nhân KCN Vân Trung.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Bắc Giang, đến trưa 16-5, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 314 người mắc Covid-19. Nếu như ổ dịch tại Công ty SJ Tech - KCN Vân Trung có 105 người mắc cơ bản đã qua đỉnh dịch, chỉ còn xuất hiện các ca mắc mới ghi nhận trong các khu cách ly tập trung, thì ổ dịch tại Công ty TNHH Hosiden Việt Nam trong KCN Quang Châu rất đáng lo ngại vì có tốc độ lây lan nhanh. Nếu như ca mắc Covid-19 đầu tiên được ghi nhận ngày 14-5 đến chiều 15-5, đã phát hiện thêm 97 ca. Ngoài ra, còn có hàng nghìn người thuộc diện F1 phải cách ly, giám sát và lấy mẫu xét nghiệm, nên số mắc mới sẽ còn tăng và khả năng có thêm ổ dịch mới trong KCN này.
áng chú ý, đến nay số ca mắc Covid-19 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã vượt dự kiến, vượt khả năng kiểm soát của tỉnh. Trong khi đó, nhân lực vừa thiếu vừa không có kinh nghiệm trong phòng, chống dịch tại KCN. i liền với đó là vật tư, trang thiết bị chống dịch thiếu. Ước tính trên địa bàn tỉnh cần làm xét nghiệm cho tổng số khoảng 200 nghìn người, nên đòi hỏi sự cố gắng rất lớn của ngành y tế địa phương, sự tăng cường hỗ trợ của Trung ương và các tỉnh bạn.
Ngay tối muộn 15-5, đoàn công tác của Bộ Y tế do Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đã về Bắc Giang họp khẩn với lãnh đạo địa phương. Tại cuộc họp, đoàn công tác đề nghị tỉnh Bắc Giang cần đánh giá kỹ tình hình, có các biện pháp phòng, chống dịch với tinh thần chủ động phòng ngừa, tiến công dập dịch. Tỉnh cần tập trung vào bốn khu vực trọng điểm: trong các KCN; các khu cách ly; các cơ sở y tế và tại cộng đồng. Với KCN, bên cạnh bảo đảm sản xuất, nơi đã xác định có dịch, việc phong tỏa, cách ly hết sức cấp thiết để chặn đường lan của dịch. Kiểm soát tất cả các đơn vị có liên quan với nhau như cung cấp suất ăn; thuê nhân công của nhau; lưu ý cần bảo đảm an toàn dịch bệnh trong doanh nghiệp...
ối với các khu cách ly tập trung cần giao cho đơn vị quân đội quản lý, sẽ được thực hiện bài bản và giám sát chặt chẽ trong khu cách ly; xây dựng ê-kíp quản lý khu cách ly gồm y tế, quân đội, công an để bảo đảm hiệu quả. Với cộng đồng, nhất là các khu vực có nhiều công nhân đã về sinh hoạt tại gia đình, cần đẩy nhanh tiến độ truy vết, xét nghiệm; tăng cường vai trò của tổ giám sát dịch cộng đồng, cần xác định điểm nóng để tổ chức phong tỏa. Bộ Y tế giao Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư hướng dẫn cụ thể cho tỉnh để ưu tiên thứ tự đối tượng cần xét nghiệm nhanh; giao Trường đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương hỗ trợ Bắc Giang lấy mẫu xét nghiệm; Bệnh viện Bạch Mai hỗ trợ xây dựng bệnh viện dã chiến và mở rộng khu điều trị của bệnh viện hiện có.
PGS, TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Vệ sinh dịch tễ T.Ư cho rằng, Bắc Giang đang ở trong giai đoạn cấp tính của dịch, do vậy cần tiếp tục truy vết công nhân tại công ty và tại cộng đồng. Cần có các biện pháp ngăn chặn ngay khả năng lây lan, rà soát khẩn trương các khu dân cư liên quan. ồng thời kích hoạt các tổ phòng, chống dịch cộng đồng ở toàn bộ các khu dân cư; thành lập ngay các tổ an toàn Covid-19 ở trong tất cả các doanh nghiệp trong các KCN, kiên quyết nơi nào không bảo đảm an toàn phải dừng hoạt động.
Trong sáng 16-5, đoàn công tác Bộ Y tế tiếp tục kiểm tra tại các khu cách ly y tế, cách ly tập trung và các cơ sở điều trị cho người mắc Covid-19 trên địa bàn. oàn công tác đề nghị tại khu cách ly tập trung phải xét nghiệm nhanh. Nếu phát hiện trường hợp dương tính, đưa đi điều trị ngay không chờ kết quả xét nghiệm khẳng định RT-PCR, đề phòng lây lan trong khu cách ly. Trong công tác điều trị, cần thực hiện đúng nguyên tắc điều trị tập trung, tuyệt đối không điều trị xen lẫn (người bệnh Covid-19 và người bệnh thường). Giải phóng ngay những người bệnh thường (đưa về cơ sở khác) để lấy toàn bộ bệnh viện đó làm nơi tập trung điều trị bệnh nhân Covid-19. Bệnh viện đa khoa tỉnh chỉ nhận những trường hợp Covid-19 diễn biến nặng với sự hỗ trợ chuyên môn của các chuyên gia tuyến trên nhằm đề phòng nguy cơ lây nhiễm chéo. Sau khi khảo sát, và tính toán các phương án, Bộ Y tế yêu cầu Bệnh viện Bạch Mai và một số đơn vị thiết lập bệnh viện dã chiến tại Nhà thi đấu thể thao tỉnh Bắc Giang (tại TP Bắc Giang) với công suất 700 đến 800 giường để làm cơ sở chuyên điều trị cho người mắc Covid-19.
Đúng với tinh thần thần tốc, ngay sau khi có mặt tại Bắc Giang, 200 cán bộ, nhân viên y tế tỉnh Quảng Ninh đã chia làm 10 tổ công tác làm việc xuyên đêm tổ chức lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho 11 nghìn công nhân tại Công ty TNHH Crystal Martin Việt Nam và Công ty TNHH công nghệ Lens Việt Nam tại KCN Quang Châu. Toàn bộ số mẫu xét nghiệm được chuyển về Bệnh viện Việt Nam - Thụy iển Uông Bí để làm công tác xét nghiệm để phát hiện các ca mắc Covid-19. Trong sáng 16-5, các tổ công tác tiếp tục di chuyển để lấy mẫu bệnh phẩm cho khoảng 3.500 công nhân tại các công ty khác thuộc KCN Quang Châu.
TP HCM đặt mục tiêu lấy 1,3 triệu mẫu xét nghiệm mỗi ngày 2.000 đội lấy mẫu của TP HCM có thể lấy 1,3 triệu mẫu xét nghiệm nCoV mỗi ngày, tập trung lấy mẫu có trọng tâm trọng điểm, đặc biệt là địa bàn có nguy cơ cao. Chủ tịch UBND Nguyễn Thành Phong cho biết thông tin trên tại cuộc họp chuẩn bị triển khai chỉ thị 16 trên toàn thành phố, ngày 7/7....