Bộ Y tế hướng dẫn mô hình trạm y tế lưu động tại TP.HCM
Ngày 21-8, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn ký văn bản hướng dẫn tạm thời mô hình trạm y tế lưu động tại TP.HCM.
Đảm bảo mỗi cụm dân cư có khoảng 50-100 trường hợp nhiễm COVID-19 được cách ly tại nhà thì có một trạm y tế lưu động.
Trạm y tế lưu động có chức năng phát hiện các trường hợp diễn tiến nặng và chuyển tuyến kịp thời – Ảnh: THU HIẾN
Bộ Y tế cho biết trạm y tế lưu động thuộc trung tâm y tế tuyến huyện, chịu sự quản lý toàn diện, điều hành trực tiếp của giám đốc trung tâm y tế tuyến huyện.
Trạm y tế lưu động có chức năng triển khai các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 tại cộng đồng, kết nối giữa chăm sóc, quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà với chăm sóc tại bệnh viện, phát hiện các trường hợp diễn biến nặng và chuyển tuyến kịp thời; cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh, sơ cứu, chuyển tuyến kịp thời các bệnh thông thường cho người dân trên địa bàn được giao.
Trạm y tế lưu động có nhiệm vụ quản lý, theo dõi người nhiễm COVID-19 tại nhà và tại cộng đồng; xét nghiệm COVID-19, bao gồm tổ chức xét nghiệm bằng test nhanh, tổ chức lấy mẫu và gửi các phòng xét nghiệm khẳng định bằng RT-PCR, tổ chức cách ly F0 tại nhà hoặc nơi cách ly tập trung, hướng dẫn xét nghiệm bằng test nhanh.
Tiêm chủng vắc xin phòng, chống COVID-19, bao gồm quản lý danh sách người cần tiêm chủng trên địa bàn, thực hiện công tác tiêm chủng, theo dõi phản ứng sau tiêm, sơ cấp cứu và chuyển tuyến các trường hợp có phản ứng muộn sau tiêm; tư vấn chuyển tuyến các trường hợp cần tiêm tại cơ sở y tế; truyền thông về COVID-19; khám, điều trị, cấp thuốc cho người mắc các bệnh khác.
Tùy theo tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn, mỗi xã/phường/thị trấn có thể thiết lập một hoặc nhiều trạm y tế lưu động, đảm bảo mỗi cụm dân cư có khoảng 50-100 trường hợp nhiễm COVID-19 được cách ly tại nhà thì có một trạm y tế lưu động.
Video đang HOT
Một trạm y tế lưu động được giao phụ trách một cụm dân cư, có thể là các tổ dân phố của các phường khác nhau, không phụ thuộc địa giới hành chính.
Trung tâm y tế tuyến huyện và lực lượng hỗ trợ bố trí đủ nhân lực cho trạm y tế lưu động hoạt động. Mỗi trạm y tế lưu động có tối thiểu 5 nhân viên y tế, trong đó có ít nhất 1 bác sĩ phụ trách, còn lại là điều dưỡng và các nhân viên y tế khác; có tối thiểu 1 nhân viên y tế nắm rõ địa bàn dân cư được giao.
Ngoài nhân viên y tế trong biên chế, có thể huy động sự tham gia của đội ngũ y tế tư, nhân viên y tế đã nghỉ hưu trên địa bàn. Trong trường hợp nguồn nhân lực y tế tại địa phương không đáp ứng đủ, huy động thêm nhân viên y tế và các tình nguyện viên từ địa phương khác.
Ngoài nhân viên y tế, chính quyền cấp xã có trách nhiệm huy động thêm các nhân lực khác trên địa bàn, như Hội chữ thập đỏ, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên phường, tổ dân phố… để tham gia hỗ trợ nhân viên y tế về dẫn đường, trực điện thoại, kết nối với các hộ gia đình và các hoạt động cần thiết khác của trạm y tế lưu động.
Trước đó, ngày 19-8, Sở Y tế TP.HCM có văn bản khẩn gửi UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện, Trung tâm Y tế TP Thủ Đức và quận, huyện về việc xây dựng kế hoạch triển khai các trạm y tế lưu động.
Theo chỉ đạo của Bộ Y tế, TP.HCM và các tỉnh phải thành lập các trạm y tế lưu động tại mỗi phường, xã, thị trấn để chủ động và tăng cường chăm sóc sức khỏe tại nhà cho F0, góp phần nâng cao chất lượng điều trị, giảm tải cho các cơ sở cách ly tập trung, các bệnh viện thuộc tầng 2, tầng 3, giảm tỉ lệ người bệnh chuyển nặng và tử vong.
Trong khi chờ Bộ Y tế ban hành hướng dẫn chi tiết, Sở Y tế yêu cầu ban chỉ đạo phòng, chống dịch quận, huyện, TP Thủ Đức khẩn trương xây dựng kế hoạch thành lập trạm y tế lưu động và sớm triển khai mô hình các trạm y tế lưu động tại mỗi phường, xã, thị trấn.
Đến ngày 20-8, Sở Y tế TP.HCM khánh thành 6 trạm y tế lưu động, gồm 1 trạm ở quận 3 và 5 trạm tại quận 7.
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM tính đến ngày 21-8, TP.HCM có khoảng 19.781 trường hợp F0 cách ly tại nhà ngay từ đầu, như vậy sẽ có hơn 400 trạm y tế lưu động được thiết lập.
6 trạm y tế lưu động chăm sóc F0 đầu tiên của TP.HCM hoạt động, dự kiến lập 400 trạm
Ngày 20-8, Sở Y tế TP.HCM phối hợp với các quận 3, 7 tổ chức lễ khánh thành 6 trạm y tế lưu động nhằm mục tiêu chăm sóc sức khỏe của các bệnh nhân mắc COVID-19 điều trị tại nhà kịp thời hơn.
Khánh thành trạm y tế lưu động ở phường 11, quận 3 - Ảnh: H.L.
6 trạm đầu tiên bao gồm 1 trạm ở quận 3 và 5 trạm tại quận 7; nằm trong tổng số gần 400 trạm y tế lưu động sẽ được thiết lập trong thời gian tới.
Tại quận 3, trạm y tế lưu động ở phường 11. Bác sĩ Lê Thị Bảo Yến - trưởng trạm - cho biết hiện đơn vị có một bác sĩ, hai điều dưỡng; được trang bị 4 máy tạo oxy, khoảng 10 bình oxy lớn, nhỏ cùng đầy đủ loại thuốc theo quy định điều trị bệnh nhân COVID-19 tại nhà.
Quy trình hoạt động là khi ghi nhận các ca F0 có triệu chứng, bác sĩ và điều dưỡng sẽ đến nhà để khám. Tùy vào thể trạng của người bệnh, các nhân viên y tế sẽ quyết định việc cho thuốc theo dõi tại nhà hoặc điều phối xe chở đến trạm y tế xử trí.
Trường hợp bệnh nhân không chuyển biến, đơn vị sẽ liên hệ với xe điều phối chuyển bệnh nhân lên tuyến trên điều trị. "Thời gian qua, có một số F0 tại nhà trở nặng, đợi cấp cứu lâu bởi các tuyến đều quá tải. Tôi hy vọng mô hình này sẽ giúp cấp cứu kịp thời cho người dân tại chỗ, giảm thiểu nguy cơ trở nặng và tử vong" - bác sĩ Yến nói.
Lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM kiểm tra thực tế tại các trạm y tế lưu động - Ảnh: H.L.
Ông Tăng Chí Thượng - phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM - cho biết trạm y tế lưu động có 2 chức năng chính là quản lý sức khỏe bà con trên địa bàn (bên cạnh trạm y tế đang có sẵn) và quản lý các trường hợp F0 đang cách ly tại nhà. Từ mô hình này, ông Thượng kỳ vọng sẽ giúp chăm sóc sức khỏe F0 tại nhà tốt hơn.
"Mỗi phường xã đều được yêu cầu lập một trạm y tế lưu động, mỗi trạm quản lý từ 50 đến 100 F0. Trường hợp số F0 lớn hơn, có thể tăng thêm trạm. Các F0 đều có số liên lạc của bác sĩ, điều dưỡng và được hỏi thăm sức khỏe, sàng lọc yếu tố nguy cơ để đến trực tiếp nhà khám" - ông Thượng khẳng định.
Các F0 khi điều trị tại nhà đều được tặng một túi thuốc chăm sóc sức khỏe gồm thuốc ho, thuốc hạ sốt, vitamin không cần kê toa, nước súc miệng, dung dịch khử khuẩn, khẩu trang, máy đo điện tử nồng độ oxy trong máu SpO2.
Ngoài ra còn có thể kèm theo thuốc kháng đông kháng viêm có kê toa theo chỉ định bác sĩ dùng trong tình huống khó thở đột ngột khi chưa tiếp cận được bác sĩ. Bác sĩ tại các trạm này sẽ tiếp nhận khám và kê đơn thuốc cho bệnh nhân.
Dự kiến có trên 180.000 ca F0 tại nhà và gần 400 trạm y tế lưu động
Ngày 19-8, Sở Y tế TP.HCM có văn bản khẩn gửi UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện về việc xây dựng kế hoạch triển khai các trạm y tế lưu động. Dự kiến sẽ có 400 trạm y tế lưu động được thành lập.
Trước đó, theo chỉ đạo của Bộ Y tế, TP.HCM và các tỉnh phải thành lập các trạm y tế lưu động tại mỗi phường, xã, thị trấn để chủ động và tăng cường chăm sóc sức khỏe tại nhà cho F0, góp phần nâng cao chất lượng điều trị, giảm tải cho các cơ sở cách ly tập trung, các bệnh viện thuộc tầng 2, tầng 3, giảm tỉ lệ người bệnh chuyển nặng và tử vong.
Dự kiến TP.HCM sẽ có trên 180.000 ca F0 điều trị tại nhà trong thời gian tới và sẽ có gần 400 trạm y tế lưu động như thế được thành lập.
TP.HCM lập gần 400 trạm y tế lưu động để quản lý, chăm sóc F0 tại nhà Ước tính mỗi trạm y tế lưu động sẽ chăm sóc 50 F0, dự kiến thành phố sẽ có gần 400 Trạm y tế lưu động. Các y bác sĩ trong Hội Thầy thuốc trẻ TP đi vào hẻm để khám cho các trường hợp F0 - Ảnh: DUYÊN PHAN Ngày 19-8, Sở Y tế TP.HCM có văn bản khẩn gửi UBND TP...