Bộ Y tế họp khẩn, xác định nguy cơ dịch bệnh Ebola vào Việt Nam
Bộ Y tế đã tổ chức cuộc họp đánh giá tình hình dịch bệnh Ebola nhằm xác định mức độ nguy cơ dịch bệnh này xâm nhập vào nước ta cũng như đề xuất các hoạt động phòng chống dịch phù hợp tại Việt Nam.
Dịch bệnh Ebola tái bùng phát tại Congo từ đầu tháng 4/2018
Trước tình hình dịch bệnh do vi rút Ebola diễn biến phức tạp tại Cộng hòa dân chủ Công Gô (Congo), ngày 31/5, Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam ( PHEOC Việt Nam), Bộ Y tế đã tổ chức cuộc họp đánh giá tình hình dịch bệnh Ebola nhằm xác định mức độ nguy cơ dịch bệnh này xâm nhập vào nước ta cũng như đề xuất các hoạt động phòng chống dịch phù hợp tại Việt Nam.
Cuộc họp được tổ chức tại Văn phòng PHEOC của Bộ Y tế với sự chủ trì của Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng – Giám đốc Trung tâm PHEOC Việt Nam, các đại biểu tham dự từ các đơn vị: Cục Y tế dự phòng, Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Vụ Truyền thông – Thi đua, khen thưởng, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Trung tâm Truyền thông – Giáo dục sức khỏe trung ương (Bộ Y tế), Cục Y tế, Cục Xuất nhập cảnh (Bộ Công an), Cục Quân y (Bộ Quốc phòng), Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam.
Theo thông tin từ Cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHRNFP) và đại diện WHO, dịch bệnh Ebola tái bùng phát tại Congo từ đầu tháng 4/2018, đến ngày 29/5/2018 đã ghi nhận 58 trường hợp nghi ngờ mắc bệnh Ebola, trong đó có 27 trường hợp tử vong (tỷ lệ chết/mắc 47%). Có 35 trường hợp xác định, 23 trường hợp nghi ngờ, trong đó có 3 trường hợp là nhân viên y tế. Các trường hợp mắc tập trung tại 3 huyện: Bikoro, Iboko và Wangata.
Đây là khu vực hẻo lánh cách xa thủ đô Kinshasa, có ít khách du lịch và có điều kiện đi lại khó khăn, phương tiện đi lại từ thủ đô Kinshasa đến khu vực này chủ yếu là bằng máy bay trực thăng. Hiện tại, các quốc gia lân cận và các quốc gia khác chưa ghi nhận trường hợp bệnh Ebola.
Ủy ban khẩn cấp thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế của WHO về dịch bệnh Ebola đã tổ chức họp ngày 18/5/2018, đánh giá dịch Ebola tại Congo đang ở mức 3, là mức cao nhất ở cấp độ cảnh báo đối với quốc gia này, có nguy cơ cao lây truyền sang các nước lân cận, tuy nhiên vẫn chưa đủ điều kiện công bố Tình trạng y tế công cộng khẩn cấp mang tính toàn cầu (PHEIC); tuy nhiên nguy cơ thấp đối với các nước thuộc khu vực khác ngoài Châu Phi. WHO khuyến cáo không hạn chế việc đi lại và giao thương với quốc gia đang có dịch.
Với kinh nghiệm từ việc khống chế dịch bệnh Ebola năm 2014, WHO và các tổ chức quốc tế đã nhanh chóng phối hợp chặt chẽ với Chính phủ Congo triển khai các hoạt động đồng bộ và quyết liệt nhằm khống chế sớm và hạn chế lây lan dịch bệnh Ebola, bao gồm: hỗ trợ nhân lực, trang thiết bị, vật tư, hóa chất, vắc xin phục vụ công tác giám sát, xử lý ổ dịch.
Từ năm 2014, khi dịch bệnh Ebola diễn biến phức tạp tại Tây Phi, Bộ Y tế Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng, như: ban hành Kế hoạch hành động quốc gia phòng chống bệnh do vi rút Ebola, hướng dẫn chuyên môn về giám sát, xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị bệnh Ebola, hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn, hướng dẫn xử lý ổ dịch Ebola, … Bộ Y tế Việt Nam đã chủ động phối hợp chặt chẽ với WHO theo dõi sát diễn biến tình hình dịch tại Congo, tăng cường công tác giám sát bệnh truyền nhiễm tại cửa khẩu. Hiện nay, các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur đã có đủ năng lực xét nghiệm xác định dịch bệnh do vi rút Ebola tại Việt Nam.
Căn cứ tình hình dịch bệnh Ebola tại Congo, cuộc họp đã thảo luận chi tiết và thống nhất đánh giá trong thời gian tới khả năng xâm nhập dịch bệnh Ebola từ Congo vào nước ta là thấp do dịch bệnh Ebola chủ yếu xảy ra tại khu vực hẻo lánh của Congo, sự giao lưu, thương mại giữa Việt Nam và Congo hiện rất ít; song không loại trừ có thể ghi nhận trường hợp bệnh Ebola về từ vùng có dịch vào nước ta.
Để chủ động ngăn ngừa dịch bệnh Ebola xâm nhập vào nước ta, cuộc họp đã thống nhất cần tiếp tục đẩy mạnh triển khai giám sát tại cửa khẩu và tại các bệnh viện nhằm phát hiện sớm trường hợp nghi ngờ mắc bệnh Ebola, đặc biệt là những người có tiền sử về từ vùng có dịch; các bệnh viện tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, sẵn sàng khu vực cách ly thu dung, điều trị ngay cả khi phát hiện trường hợp nghi ngờ mắc Ebola tại Việt Nam; rà soát lại kế hoạch hành động và các hướng dẫn chuyên môn về phòng chống, đáp ứng với dịch bệnh do vi rút Ebola; thường xuyên cập nhật và chia sẻ tình hình dịch bệnh Ebola tại Congo và tại các nước trên thế giới đồng thời phối hợp với các cơ quan báo chí để đưa tin phù hợp, chính xác với tình hình dịch bệnh.
Bộ Y tế Việt Nam tiếp tục phối hợp với WHO để giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh do vi rút Ebola trên thế giới; đồng thời phối hợp với các đơn vị thuộc các Bộ, ngành liên quan để chia sẻ thông tin dịch bệnh, tình hình xuất nhập cảnh của hành khách về từ vùng có dịch, các biện pháp phòng chống để tổ chức đánh giá nguy cơ, thống nhất triển khai các hoạt động phòng chống dịch phù hợp, hiệu quả.
Video đang HOT
Theo OẢI HƯƠNG (Tiền Phong)
Ngắm loạt cổ vật cực quý của thế giới lần đầu xuất hiện tại Việt Nam
Hàng loạt cổ vật cực quý hiếm từ nhiều lãnh thổ khác nhau trên thế giới lần đầu được giới thiệu đến công chúng tại Hà Nội.
Hơn 200 cổ vật đến từ nhiều châu lục khác nhau trên thế giới đang được trưng bày tại toà nhà Cánh Diều (Bảo tàng dân tộc học Việt Nam). Đây là những cổ vật cực quý được GS. Lê Thành Khôi (Đại học Paris Descartes) và vợ, bà Thẩm Thị Hồng Anh sưu tầm trong nhiều năm và tặng Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
Mở đầu triển lãm là những cổ vật đến từ Châu Phi, nơi được coi là cái nôi của nền văn minh nhân loại. Trong ảnh là hàng loạt búp bê bằng chất liệu gỗ, hạt cườm, ốc tiền... được tìm thấy ở nhiều quốc gia như Ghana, Cameroon, Congo hay Mali. Những con búp bê không chỉ là đồ chơi mà còn mang ý nghĩa phồn thực.
Hàng loạt chiếc mặt nạ gỗ của các tộc người ở Châu Phi lần đầu được giới thiệu tới công chúng. Những chiếc mặt nạ được làm bằng chất liệu tự nhiên như gỗ, xơ thực vật, lông.
Các quả cân được làm bằng đồng dùng để cân vàng của người Baoulé (Tây Phi) có niên đại từ đầu thế kỷ 20 trở về trước.
Bộ dao bằng xương chim Casuarius và dụng cụ ăn trầu của người New Guinea được dùng trong nghi lễ thành đinh. Đây là nghi lễ đánh dấu sự trưởng thành của bé trai từ 8 - 10 tuổi, người New Guinea đeo dao xương chim Casuarius và vài chiếc lông của loài chim này .
Những món đồ trang sức mang hình người được đúc từ chất liệu tumbaga (một hợp chất của vàng và đồng) được người dân bản địa Nam Mỹ làm ra từ thời kỳ tiền Colombo (trước thế kỷ 16).
Chiếc bình mang hình bò tót làm bằng đất nung của nền văn hóa Amlash - thuộc lãnh thổ Iran ngày nay (thế kỷ 8-9 TCN)
Dao Jambiya - một vũ khí mang tính trang sức của đàn ông Yemen (thế kỷ 19)
Mũ và giáp che tay được chế tác bằng chất liệu thép nạm vàng có niên đại từ thế kỷ 18 của vùng Bắc Ấn Độ.
Chuôi kiếm làm bằng thép nạm bạc khai quật ở vùng Rajasthan, Ấn Độ.
Vòng trang sức làm bằng vải và kim loại của phụ nữ Thổ Nhĩ Kỳ (thế kỷ 19).
Chiếc mũ cô dâu làm bằng chất liệu bạc, đá xanh, vải, tấm kim loại được tìm thấy tại thung lũng Hunza - Pakistan.
Tượng Quán Thế Âm hiện thân dưới dạng 11 khuôn mặt và nghìn cánh tay được làm từ nhiều chất liệu như đồng thếp vàng, ngọc lam, san hô của người Tây Tạng (thế kỷ 17).
Tượng ngựa và phụ nữ làm bằng đất nung được chôn trong mộ của tầng lớp quý tộc Tây Hán, Trung Quốc thời cổ đại.
Từ trái qua phải: Tượng nam giới làm bằng đất nung của người Bugi, đảo Sulawesi và con rối lằm bằng gỗ của người bản địa Bali, Indonesia.
Bình gốm có vòi hình bàn đạp yên ngựa có niên đại từ thế kỷ 1 TCN đến thế kỷ 7 SCN của nền văn hoá Mochica, được tìm thấy tại khu vực bờ Thái Binh Dương ở Bắc Peru ngày nay.
Tượng Phật đứng làm bằng đồng có từ thế kỷ 17 của Thái Lan.
Triển lãm thu hút rất đông người xem, đặc biệt là giới trẻ yêu thích lịch sử, văn hoá của các nền văn minh trên thế giới.
Theo Danviet
Phẫn nộ vụ phụ nữ bị hãm hiếp, chặt đầu trước đám đông ở Congo Một phụ nữ ở Công bị hãm hiếp, đánh đập và chặt đầu ngay trước đám đông vì bị cáo buộc phục vụ cho nhóm phiến quân chống chính phủ loại đồ ăn bị cấm. Người phụ nữ xấu số bị lột sạch quần áo. Theo Daily Mail, đoạn video quay ở Luebo, tỉnh Kasa-Occidental, cho thấy một người phụ nữ không mảnh...