Bộ Y tế họp khẩn với TPHCM về dịch tay chân miệng
Ca bệnh tay chân miệng đã tăng tới 30% so với cùng kỳ năm trước. Bộ Y tế và Sở Y tế TP.HCM họp khẩn để tìm giải pháp đối phó dịch bệnh.
Chiều ngày 12/5, Bộ Y tế và Sở Y tế TP.HCM đã có buổi làm việc bàn hướng giải quyết trước diễn biến bệnh tay chân miệng đang gia tăng rất nhanh.
Trong buổi làm việc, bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM cho biết từ đầu năm tới nay toàn TP đã ghi nhận 3.373 trường hợp tay chân miệng, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2014.
Ca bệnh nhiễm sẽ còn tăng cao vào tháng 6. Ảnh: Thanh Huyền.
Đại diện các bệnh viện chuyên tiếp nhận bệnh nhi tay chân miệng cũng xác nhận hiện nay số ca mắc bệnh này tại đơn vị mình đang rất đông.
Theo bác sĩ Lê Bích Liên, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1, trong 4 tháng đầu năm bệnh viện đã tiếp nhận điều trị hơn 2.000 ca tay chân miệng nội trú (còn cao hơn cả sởi). Bệnh tay chân miệng bắt đầu gia tăng ở bệnh viện này từ tháng 2.
Tương tự, đại diện Bệnh viện Nhi Đồng 2, bác sĩ Trịnh Hữu Tùng, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp cho biết: chỉ trong hai tháng 3 và 4/2014, lượng bệnh tay chân miệng nhập viện đã khác hẳn, tháng 4 (478 ca) nhiều gấp đôi tháng 3 (257 ca).
Chỉ riêng từ đầu tháng 5 tới nay, Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã ghi nhận gần 200 trường hợp tay chân miệng phải nhập viện điều trị.
Đại diện Bệnh viện Nhi Đồng 1 và 2 đều quan ngại vào tháng 6 sẽ bắt đầu mùa mưa, là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh bùng phát. Chính vì thế hai bệnh viện này đã đề nghị được “tiếp ứng” thêm 8 máy thở, 30 monitor và máy chụp X – Quang tại giường.
Trả lời Bộ Y tế, bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho rằng dịch bệnh vẫn đang trong tầm kiểm soát. Ngành y tế TP. vẫn đang tích cực thực hiện tiêm vét vắc xin sởi và làm các công tác tuyên truyền cho người dân phòng, tránh bệnh.
Video đang HOT
T hanh Huyền
Theo_VietNamNet
"Chỉ cần đi qua đầu giường là đã lây sởi".
Cùng Bộ trưởng Y tế làm việc với Sở Y tế TP.HCM, ông Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục khám, chữa bệnh đã nhận định: "Chỉ cần đi qua đầu giường là đã bị lây sởi". Điều đó có nghĩa bệnh sởi rất dễ lây lan, các bệnh viện phải cố gắng phân loại, phân tuyến thật tốt thì mới giảm tử vong, giảm mắc, giảm tải và giảm lây chéo.
Mở rộng độ tuổi chích ngừa
Trong quá trình thăm hỏi các phụ huynh có con nằm điều trị sởi tại một số bệnh viện trên địa bàn TP.HCM vào ngày 28/4, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cảm thấy việc tiêm chủng vẫn chưa đạt yêu cầu.
"Tôi đã trực tiếp hỏi một chị đang chăm con bị sởi, được biết em bé chưa chích ngừa. Chị ta tâm sự chưa chích ngừa được cho con vì cứ mỗi lần định đưa con đi chích bé lại bị ho, sốt, viêm hô hấp. Tới khi bé hết bệnh thì không đúng ngày chích ngừa ở y tế địa phương. Và thế là cháu bé chưa kịp chờ tới ngày chích đã mắc bệnh sởi", Bộ trưởng Y tế cho biết.
Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo TPHCM phải tăng thêm số ngày chích ngừa sởi trong tháng. Ảnh: Thanh Huyền.
Khắc phục tình trạng này, số ngày chích ngừa sởi phải được tăng lên. Chẳng hạn như tại Hà Nội, thời gian chích ngừa sởi hiện nay gần như diễn ra thường xuyên.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Y tế còn căn dặn Sở Y tế TP.HCM cố gắng mở rộng lứa tuổi tiêm chủng, trên tinh thần miễn sao bảo vệ được nhiều trẻ em nhất.
Đặc biệt, những đối tượng dù là người lớn nhưng có nguy cơ lây nhiễm sởi cao như các bà mẹ đang nuôi con nhỏ cũng nên chích ngừa sởi.
Trên thực tế đã có rất nhiều trường hợp mẹ bị sởi lây cho con. Người mẹ dù đã từng chích ngừa nhưng trải qua thời gian lâu, kháng thể kém, vẫn có nguy cơ nhiễm sởi.
Muốn khống chế được dịch sởi, đầu tiên phải thực hiện cách ly từ ngoài Khoa Khám bệnh. Để cách ly tốt thì phải phân luồng bệnh, muốn phân luồng được bệnh thì phải cố gắng giảm tải, cuối cùng muốn giảm được tải thì phải phân tuyến tốt.
Từ đó, Bộ trưởng Tiến nhấn mạnh các bệnh viện nhi phải quyết liệt ngay từ khoa khám bệnh, nếu bệnh chưa nặng yêu cầu bệnh nhân về bệnh viện địa phương điều trị. Trong trường hợp bệnh nhân không chịu về bệnh viện địa phương thì chuyển sang các bệnh viện vệ tinh của bệnh viện nhi.
Chẳng hạn như hiện nay TP.HCM có Bệnh viện quận Bình Tân có Khoa Nhi là vệ tinh của Bệnh viện Nhi Đồng 1.
Ngoài ra, đối với bệnh nhân sởi, trong thời điểm bệnh đang phức tạp như hiện nay tuyệt đối không được nằm ghép.
Hiện nay Bộ Y tế đã có phác đồ điều trị sởi cập nhật bổ sung cho tất cả các bệnh viện.
Chi 30 tỷ đồng chống sởi
Cũng chung quan điểm với Bộ trưởng Bộ Y tế, ông Lương Ngọc Khuê - Cục Trưởng Cục khám, chữa bệnh đã nhận định: "Chỉ cần đi qua đầu giường là đã bị lây sởi".
Điều đó có nghĩa bệnh sởi rất dễ lây lan, các bệnh viện phải cố gắng phân loại, phân tuyến thật tốt thì mới giảm tử vong, giảm mắc, giảm tải và giảm lây chéo.
Phải giải quyết không để bệnh nhi sởi nằm ghép - Ảnh: Thanh Huyền.
Cục trưởng Khuê cũng biểu dương Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM đã tổ chức được buổi tập huấn về phòng tránh, điều trị sởi cho các bệnh viện tuyến dưới trên địa bàn mình và các bệnh viện trên khắp các tỉnh, thành phía Nam.
Phía Sở Y tế TP.HCM cho biết, từ đầu năm tới nay đã chuẩn bị 30 tỷ đồng cho chiến dịch phòng, chống sởi. Sở đã bàn giao cho Trung tâm Y tế dự phòng TP trước 10 tỷ, còn 20 tỷ sẽ dùng toàn bộ để mua sắm trang thiết bị, thuốc men cần thiết khác.
Trong buổi làm việc, bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM thông tin, từ tháng 1 tới tháng 3 các trường hợp mắc sởi gia tăng dần. Cho tới tháng 4, số người mắc sởi chững lại, tuy nhiên lứa tuổi mắc bệnh lại có xu thế ở các bé lớn hơn.
Lứa tuổi mắc sởi cuối năm 2013 chủ yếu dưới 3 tuổi thì hiện nay là từ 10 tuổi trở xuống.
Tỷ lệ biến chứng sởi trong tháng 1 lên tới 32,6% nhưng tháng 4 chỉ còn 24,1%.
Qua 8 tuần tiêm vét vắc - xin sởi, ngành y tế TP. đã tổ chức chích được hơn 62 ngàn mũi trong chương trình và hơn 25 ngàn mũi dịch vụ.
Tuy nhiên, lượng dân vãng lai, nhập cư vào TP.HCM quá lớn nên vẫn còn có trẻ trong độ tuổi chưa được chích.
"Ngày mai chúng tôi sẽ họp 24 quận, huyện kiểm tra thật chính xác về nhu cầu vắc-xin xem có thiếu không. Nếu thực sự thiếu chúng tôi sẽ cho bổ sung", bác sĩ Dũng nói.
Bên cạnh đó, bác sĩ Dũng cũng cho biết, qua lễ 30/4 - 1/5, ngành y tế TP. sẽ tổ chức chích ngừa luôn cho các đối tượng trẻ em từ 10 tuổi trở xuống.
Theo thống kê từ Trung tâm Y tế dự phòng, từ đầu năm tới nay toàn TP.HCM đã có hơn 1.000 ca mắc sởi.
May mắn, số trường hợp bị biến chứng không cao. Đa số bệnh nhi mắc sởi nhẹ nhưng do tâm lý lo lắng nên phụ huynh yêu cầu cho con được nhập viện.
Thanh Huyền
Theo VNN
Nước mắt tuôn rơi khi vừa chôn cất con gái, con trai đã nguy kịch vì sởi Ngay câu mở lời, nước mắt của người mẹ đã trào ra như trời đất đang sụp đổ dưới chân: "Tôi phải làm gì đây, phải làm gì để cứu con mình"... Bất cứ ai ở Khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai cũng đều phải nghẹn đắng trước hoàn cảnh của anh chị Khúc Văn Khôi và Phạm Thị Bích trú tại Mỹ...