Bộ Y tế họp báo: Còn quá sớm để nhận định đỉnh dịch nCoV ở Việt Nam
Tại cuộc họp báo, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long khẳng định, 7-10 ngày tới là đỉnh dịch nCoV tại Trung Quốc, tại Việt Nam còn quá sớm để nhận định việc này.
Bộ Y tế đã chuẩn bị tình huống xấu nhất
Chiều nay, Bộ Y tế cung cấp thông tin với báo chí trước tình hình dịch viêm phổi cấp do virus corona đang có xu hướng lan rộng tại Việt Nam.
Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, dịch bắt đầu xuất hiện từ Vũ Hán, Trung Quốc từ cuối tháng 12, nhưng số ca mắc rất nhanh, số tử vong cũng tăng theo từng ngày.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long chủ trì buổi họp
Tuy nhiên đến hôm nay, các phương tiện truyền thông Trung Quốc cho biết, dịch đã có dấu hiệu lạc quan, trường hợp nghi nhiễm giảm hơn trước, số bệnh nhân chữa khỏi tăng hơn.
Thứ trưởng Long cho biết, 7-10 ngày tới có thể là đỉnh dịch nCoV tại Trung Quốc. Còn tại Việt Nam, còn quá sớm để nhận định tình hình dịch nhưng với những biện pháp quyết liệt, vào cuộc cả hệ thống như hiện nay, có thể yên tâm tương đối.
Ông Long khẳng định, Bộ Y tế đã chuẩn bị tình huống xấu nhất là dịch lan rộng, hiện đã dự trù khoảng 3.000 giường bệnh, trong đó Hà Nội có khoảng 2.000 giường. Đây là những giường bệnh sẵn có hoặc nâng cấp, cải tạo chứ không phải xây mới các bệnh viện dã chiến.
Do đó, người dân không có gì phải lo lắng, việc tích trữ lương thực, vàng là không cần thiết.
Trong 3 đại dịch lớn trong họ coronavirus, MERS-CoV có tỉ lệ tử vong lớn nhất, lên tới 34,5%, tỉ lệ tử vong của SARS là hơn 10%, còn đối với nCOV, tỉ lệ tử vong hiện tại chỉ là 1,8%.
Trong đó 80% những ca tử vong trên 60 tuổi và 75% có bệnh nền đi kèm như tiểu đường, tim mạch, phổi tắc nghẽn mãn tính.
“Thực tế chứng minh chúng ta có 10 ca dương tính, cả 10 ca đều có những chẩn đoán rất tốt. Đây là thành công trong điều trị.
Do vậy, tôi cho rằng chúng ta phải hết sức bình tĩnh, không có nghĩa mắc nCoV là tử vong. Tổ chức thế giới cũng cho biết hầu hết các ca tử vong do bệnh này đều ở Vũ Hán, chỉ có 2 ca tử vong ngoài Vũ Hán thì cũng là trường hợp đi từ Vũ Hán về.
Chúng tôi khẳng định ngành y tế nước ta có đủ khả năng, năng lực để điều trị dịch bệnh này”, thứ trưởng Long cho biết.
Chống dịch nCoV mạnh hơn SARS, cách ly 3 vòng
Thứ trưởng Long cho hay, đối với dịch bệnh do nCoV, Chính phủ chỉ đạo rất sát, ngay từ đầu Thủ tướng đã có công điện, Ban Bí Thư cũng có chỉ đạo, coi đây là nhiệm vụ chính trị cấp bách, ưu tiên quan trọng.
“So với dịch SARS năm 2003, hiện các biện pháp chúng ta thực hiện mạnh mẽ hơn. Chúng ta đang cố gắng kiểm soát dịch do virus corona”, Thứ trưởng Bộ Y tế cho hay.
Nhấn mạnh cách ly là biện pháp quan trọng, Thứ trưởng Long cho biết, khi về Việt Nam từ những vùng có dịch, ngay lập tức sẽ được cách ly.
Đến hôm nay đã có khoảng 900 người đã được cách ly tại các địa phương vùng biên giới, đa phần là người Việt Nam. Không có người Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam.
“Những thông tin vùng này vùng nọ có người Trung Quốc từ vùng dịch tràn vào nước ta là không chính xác, 7 cửa khẩu chính, 6 cửa khẩu phậu đang được kiểm soát hết”, ông Long nói.
Hiện, nước ta đã cách ly ở 3 cấp độ: Cách ly ở các cơ sở y tế, cách ly tập trung và cách ly tại nhà có giám sát. Biện pháp này cũng được thực hiện từ năm 2003, nhờ đó nước ta khống chế được dịch bệnh, dù gây bất lợi cho người được cách ly.
Phương pháp xét nghiệm xác định người nhiễm virus corona hiện nay được toàn thế giới áp dụng là Real-time PCR (RT-PCR). Đây là phương pháp có độ nhạy và độ đặc hiệu cao nhất. Toàn bộ quy trình của phương pháp này là 5,5-8,9 giờ, bao gồm thời gian phá mẫu, chuẩn bị mẫu hay ủ như thế nào…
Video đang HOT
Thứ trưởng Long cho biết, Bộ Y tế cũng đang hối thúc việc phát triển sinh phẩm chẩn đoán nhanh. Nhưng cho đến thời điểm hiện nay chưa có nước nào phát triển được sinh phẩm chẩn đoán nhanh nên chúng ta cần hết sức bình tĩnh.
Phác đồ điều trị ca nhiễm corona của Việt Nam tiệm cận với thế giới
Chủng virus corona mới hiện không có thuốc điều trị dự phòng và thuốc điều trị đặc hiệu. Chúng ta điều trị dựa trên các nguyên tắc cơ bản.
Thứ nhất là điều trị triệu chứng.
Thứ 2 là đảm bảo dinh dưỡng cũng như một số cân bằng nước điện giải, tức là phải cho bệnh nhân ăn uống đầy đủ.
Thứ 3 là phải theo dõi thật sát vấn đề liên quan đến diễn biến của bão hòa oxi trong máu, tức là hô hấp. Nếu phát hiện tình trạng suy hô hấp thì cần có những biện pháp can thiệp, chia ra các mức là thở oxi (mức nhẹ), thở có hỗ trợ (mức 2) và thở máy (mức 3). Không phải tất cả các bệnh nhân mắc đều phải thở máy.
Tổng kết 10 trường hợp dương tính nCoV tại Việt Nam, đa phần bệnh nhân chỉ điều trị triệu chứng. Chỉ có duy nhất trường hợp đầu tiên được xác nhận ở bệnh viện Chợ Rẫy, người đàn ông Trung Quốc có nhiều bệnh lý nền cũng chỉ cần thở oxi chứ không cần đến thở máy.
Hiện nay chúng ta đã có 3 bệnh nhân xuất viện chỉ bằng những biện pháp điều trị đơn giản như vậy.
Thứ trưởng Long cho biết, hiện nay việc điều trị chủng virus corona mới chủ yếu là điều trị triệu chứng, nếu sốt điều trị hạ sốt, đảm bảo dinh dưỡng, ăn uống đầy đủ, truyền dịch, theo dõi hô hấp tùy theo mức độ, nhẹ cho thở oxy, nặng là thở máy.
Trong 10 trường hợp ở Việt Nam, đa phần các bác sĩ điều trị triệu chứng, riêng trường hợp bệnh nhân 66 tuổi người Trung Quốc có bệnh lý nền nên cần thở oxy, chưa cần thở máy. Hiện đã có 3 bệnh nhân được ra viện.
Hiện tại, Bộ Y tế vẫn đang tham khảo nhiều phương pháp điều trị của các nước như Thái Lan có liệu pháp dùng 3 thuốc, Trung Quốc có liệu pháp 2 thuốc.
“Nhưng Bộ Y tế cũng rất thận trọng đưa ra phác đồ điều trị, dự phòng lây nhiễm trong các cơ sở y tế. Chúng tôi cũng đã mở cửa để áp dụng phương thức điều trị mới và sẵn sàng cho thử nghiệm. Có thể yên tâm rằng phác đồ điều trị của Việt Nam cũng tiệm cận với phác đồ của thế giới và chúng ta đã thành công.
Ngày xưa điều trị SARS cũng bằng những phương thức điều trị tương tự như vậy. Khi ấy, chúng ta điều trị SARS trong điều kiện thiếu thốn bằng cách mở hết các cửa sổ, điều trị triệu chứng, theo dõi sát, lập các vòng cách ly để không lây nhiễm cho các cơ sở y tế và chúng ta thành công”.
Trước câu hỏi, bệnh nhân dương tính có được điều trị miễn phí không, Thứ trưởng cho biết theo quy định của Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm, tất cả những trường hợp nhiễm virus corona đều được điều trị miễn phí.
Virus corona tồn tại khá lâu ở bề mặt gỗ, đá, sắt …
Thứ trưởng Long cho hay, nhóm virus corona có 6 nhóm lớn, nhóm thứ 7 chính là chủng virus corona mới (nCoV). Chủng virus này thường gây bệnh trên động vật là chính, có thể lây sang người, trong đó dịch SARS năm 2003, MERS năm 2016 và hiện là nCoV.
Đây là loại virus có cấu trúc đơn giản, 1 chuỗi ADN nhưng khả năng lây lan rất nhanh, áp dụng tất cả những biện pháp cần thiết để khống chế.
Khi nghiên cứu phương thức lây truyền, cho thấy virus nCoV có 3 đường lây chính:
- Thứ nhất, lây truyền qua không khí, lây qua việc tiếp xúc với những giọt nước bọt từ những người ho hắt hơi, sổ mũi vào đường hô hấp.
- Thứ hai, lây truyền trực tiếp do tiếp xúc với người bệnh như bắt tay với người bệnh nếu không thực hiện rửa tay xà phòng.
- Thứ 3, lây truyền từ các bề mặt đã bị nhiễm bẩn do khi ho hắt hơi, virus không lơ lửng trong không khí mà chủ yếu rơi xuống bề mặt gỗ, đá, sắt thép, vải… với thời gian tồn tại khá lâu. Khi tay sờ vào rồi đưa lên mắt, mũi miệng sẽ bị nhiễm bệnh. Đây là đường lây truyền quan ngại.
Ngoài ra, có thể lây qua đường phân nhưng rất ít, có thể xảy ra với những người thu gom phân, dịch tiết.
Với những đường lây nói trên, phải áp dụng tất cả những biện pháp để phòng ngừa. WHO khuyến cáo phải rửa tay bằng xà phòng nhiều lần trong ngày. Các nghiên cứu cho thấy, trung bình cứ 10 phút, một người bình thường sẽ có động tác đưa tay lên mặt, do đó rửa tay vô cùng quan trọng.
Thứ trưởng nói thêm, đến nay thế giới chưa có vắc xin, chưa có thuốc dự phòng hay thuốc điều trị đặc hiệu nhưng khi biết đường lây rồi, cần hết sức bình tĩnh, tuân thủ 4 việc sau:
Thứ nhất, tránh tiếp xúc trực tiếp qua không khí với người nghi nhiễm bệnh. Người ta cho rằng nếu hắt hơi sổ mũi, ho có thể bắn virus 1,8m nhưng WHO chỉ khuyến cáo cách xa những người có biểu hiện lâm sàng 1m.
Thứ hai, tránh những việc đào thải mầm bệnh ra ngoài môi trường, khi ho, hắt hơi cần che bằng vải, giấy, khẩu trang, sau đó phải bỏ ngay và rửa tay xà phòng.
Thứ ba, tránh tiếp xúc với bệnh nhân ở khu vực kín. Các nghiên cứu cho rằng việc lây do tiếp xúc có thể diễn ra trong vòng 15 phút. Ngoài ra, tránh xa đám đông, tránh tiếp xúc người bị bệnh.
Thứ tư, vệ sinh bề mặt đồ vật, nhà cửa thường xuyên bằng các thuốc sát khuẩn, chất tẩy rửa thông thường.
Khẩu trang không phải cứu nhân
“Tại sao dịch lại lây nhanh, nhiều khi khó kiểm soát? Vì virus corona mới lây ngay từ khi chưa có triệu chứng, điều này khác với dịch SARS. Thực tế, có những cá thể có triệu chứng rất nhẹ như sốt nhẹ, đau cơ thoáng qua nhưng lại bị bệnh nên dễ bỏ sót một số trường hợp mà không biết”, Thứ trưởng Y tế giải thích.
Vậy khẩu trang có phải vị cứu nhân không? Thứ trưởng Y tế khẳng định: Không.
Cụ thể, theo khuyến cáo của WHO, không cần đeo khẩu trang y tế vì chưa có bằng chứng khoa học cho thấy có lợi ích bảo vệ với những người không bị bệnh. Khẩu trang chỉ là một phần, cần kết hợp với các biện pháp khác.
Thúy Hạnh – Nguyễn Liên
Theo vietnamnet.vn
Container chở hoa quả ùn ở cửa khẩu
204 container thanh long không thể qua cửa khẩu Tân Thanh khi phía Trung Quốc dừng nhập khẩu hàng hóa từ 31/1 và chưa biết ngày thông quan trở lại.
Chiều 4/2, tại bến xe Tân Thanh, 204 container chở khoảng 400 tấn thanh long vẫn nằm chờ ngày thông quan qua cửa khẩu. Nhiều xe vào bến từ ngày 26/1 (mùng 2 Tết) và nằm im chờ đợi.
Thiếu tá Đào Công Ngọc, Chính trị viên Đồn biên phòng cửa khẩu Tân Thanh, cho biết việc dừng xuất nhập khẩu hàng hóa từ ngày 31/1. Ban đầu đó là ngày dự kiến mở cửa khẩu đầu năm mới, nhưng dịch nCoV phức tạp nên hai bên ngừng thông quan hàng hóa qua các cửa khẩu Tân Thanh và Cốc Nam.
Theo thiếu tá Ngọc, trước và sau Tết Canh Tý lượng hoa quả tươi bán ra rất nhiều. Chủ hàng theo thói quen ngày đầu năm đã xuất hàng từ các tỉnh phía nam ra. Nhiều lái xe ra đến nơi mới biết tình hình dịch ở bên kia biên giới rất phức tạp.
Chiều 4/2, tại bến xe Tân Thanh, 204 container chở khoảng 400 tấn thanh long vẫn nằm chờ ngày thông quan qua cửa khẩu. Nhiều xe vào bến từ ngày 26/1 (mùng 2 Tết) và nằm im chờ đợi.
Thiếu tá Đào Công Ngọc, Chính trị viên Đồn biên phòng cửa khẩu Tân Thanh, cho biết việc dừng xuất nhập khẩu hàng hóa từ ngày 31/1. Ban đầu đó là ngày dự kiến mở cửa khẩu đầu năm mới, nhưng dịch nCoV phức tạp nên hai bên ngừng thông quan hàng hóa qua các cửa khẩu Tân Thanh và Cốc Nam.
Theo thiếu tá Ngọc, trước và sau Tết Canh Tý lượng hoa quả tươi bán ra rất nhiều. Chủ hàng theo thói quen ngày đầu năm đã xuất hàng từ các tỉnh phía nam ra. Nhiều lái xe ra đến nơi mới biết tình hình dịch ở bên kia biên giới rất phức tạp.
Hơn hai mươi năm lái xe container đi cửa khẩu, đây là lần đầu tiên anh Nguyễn Tuấn Khanh (quê Tiền Giang) phải chờ đợi hàng chục ngày mà chưa được thông quan vì dịch bệnh. Chuyến xe chở 18 tấn thanh long xuất phát từ Long An từ chiều 30 Tết và tới Lạng Sơn vào mùng 2. Khi đó anh Khanh mới biết dịch viêm phổi do virus corona ở Trung Quốc đã bùng phát.
Hơn hai mươi năm lái xe container đi cửa khẩu, đây là lần đầu tiên anh Nguyễn Tuấn Khanh (quê Tiền Giang) phải chờ đợi hàng chục ngày mà chưa được thông quan vì dịch bệnh. Chuyến xe chở 18 tấn thanh long xuất phát từ Long An từ chiều 30 Tết và tới Lạng Sơn vào mùng 2. Khi đó anh Khanh mới biết dịch viêm phổi do virus corona ở Trung Quốc đã bùng phát.
Mọi sinh hoạt của tài xế chỉ loanh quanh trong bến bãi. Anh Khanh gọi điện về báo tình hình cho chủ hàng, nhưng họ chỉ "Ừ". Chủ hàng thông cảm thì tốt, còn không thì "Chuyến này đổ bể hết. Rầu lắm".
Mọi sinh hoạt của tài xế chỉ loanh quanh trong bến bãi. Anh Khanh gọi điện về báo tình hình cho chủ hàng, nhưng họ chỉ "Ừ". Chủ hàng thông cảm thì tốt, còn không thì "Chuyến này đổ bể hết. Rầu lắm".
Anh Hùng, người bạn đường với anh Khanh nằm trong xe giải khuây bằng điện thoại. Tài xế quê Long An không quen với thời tiết lạnh giá của miền Bắc. Nhiệt độ ngoài trời chỉ 12 khiến anh sợ ra ngoài, cũng không dám tới nơi tụ tập đông người.
Anh Hùng, người bạn đường với anh Khanh nằm trong xe giải khuây bằng điện thoại. Tài xế quê Long An không quen với thời tiết lạnh giá của miền Bắc. Nhiệt độ ngoài trời chỉ 12 khiến anh sợ ra ngoài, cũng không dám tới nơi tụ tập đông người.
Một nhóm tài xế miền Nam không chịu được lạnh, tập trung trong xe uống nước chè.
Tiếng động cơ ầm ì khắp bến bãi vì tài xế phải chạy máy lạnh giữ cho thanh long không bị hỏng. Mỗi ngày chưa thể thông quan, họ mất khoảng một triệu đồng, gồm 200.000 phí bến bãi, 400.000 đồng tiền ăn cho hai tài xế và 300.000-400.000 đồng tiền dầu chạy máy lạnh.
Một nhóm tài xế miền Nam không chịu được lạnh, tập trung trong xe uống nước chè.
Tiếng động cơ ầm ì khắp bến bãi vì tài xế phải chạy máy lạnh giữ cho thanh long không bị hỏng. Mỗi ngày chưa thể thông quan, họ mất khoảng một triệu đồng, gồm 200.000 phí bến bãi, 400.000 đồng tiền ăn cho hai tài xế và 300.000-400.000 đồng tiền dầu chạy máy lạnh.
Nhưng cũng có nhiều người không chịu được buồn chán khi loanh quanh trong bãi xe cả tuần. Họ ra ngoài tụ tập nói chuyện, nghe ngóng tình hình.
Nhưng cũng có nhiều người không chịu được buồn chán khi loanh quanh trong bãi xe cả tuần. Họ ra ngoài tụ tập nói chuyện, nghe ngóng tình hình.
Anh Phương, 38 tuổi chọn cách tự đi chợ, nấu ăn để tiết kiệm chi phí và "giải sầu" trong những ngày chờ đợi. Giờ nếu được thông quan, anh vừa mừng vừa lo. Mừng vì đổ được hàng, lo vì từ bên kia trở về sẽ phải cách ly 14 ngày theo quy định.
Anh Phương, 38 tuổi chọn cách tự đi chợ, nấu ăn để tiết kiệm chi phí và "giải sầu" trong những ngày chờ đợi. Giờ nếu được thông quan, anh vừa mừng vừa lo. Mừng vì đổ được hàng, lo vì từ bên kia trở về sẽ phải cách ly 14 ngày theo quy định.
Bãi xe có nơi tắm giặt miễn phí, các tài xế tự phơi quần áo phía sau đuôi xe.
Bãi xe có nơi tắm giặt miễn phí, các tài xế tự phơi quần áo phía sau đuôi xe.
Nhiều tài xế không chờ đợi được đã cho xe quay đầu đi các tỉnh khác, tìm mối tiêu thụ bớt số thanh long vì sợ hỏng.
Nhiều tài xế không chờ đợi được đã cho xe quay đầu đi các tỉnh khác, tìm mối tiêu thụ bớt số thanh long vì sợ hỏng.
Giang Huy - Hoàng Phương
Theo vnexpress.net
'Được thổi máy đo lần 2 để chứng minh không uống rượu, bia' Lãnh đạo Phòng CSGT Hà Nội cho biết chưa ghi nhận trường hợp có nồng độ cồn do ăn hoa quả. Nếu trường hợp này xảy ra, người dân vẫn có quyền giải trình, yêu cầu thổi nồng độ lần 2. Sau một tuần triển khai xử phạt vi phạm giao thông theo Nghị định 100/2019, bên cạnh nhiều quan điểm ủng hộ...