Bộ Y tế hỗ trợ toàn diện Đồng Nai nâng cao năng lực ứng phó COVID-19
Sáng 24/6, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế đã cùng đoàn công tác của Bộ Y tế đến kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và họp với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh các biện pháp ứng phó với dịch tại địa bàn có tới 1,2 triệu công nhân.
Tại Đồng Nai, đoàn công tác đã tiến hành kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại khu nhà trọ công nhân (trên địa bàn khu phố 3, phường Long Bình, TP Biên Hòa), Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai, công ty Daikan và công ty Fujitsu.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn kiểm tra khu nhà trọ của công nhân.
Tuyệt đối không chủ quan trước dịch bệnh
Thứ trưởng kiểm tra tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai
Báo cáo cùng đoàn công tác, TS.BS Phan Huy Anh Vũ, Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai cho biết tính đến ngày 22/6 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã ghi nhận tất cả 35 trường hợp bệnh nhân mắc COVID-19 trong đó có 7 trường hợp ca mắc được ghi nhận trong nước. Riêng trong đợt dịch lần thứ 4, Đồng Nai đã ghi nhận 4 trường hợp bệnh nhân mắc COVID-19 là các ca bệnh xâm nhập từ ngoài tỉnh.
Lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Đồng Nai cũng cho biết, Sở cũng đã tham mưu UBND tỉnh Đồng Nai kịp thời thiết lập các khu vực phong tỏa, cách ly y tế liên quan các khu vực có ca bệnh; lập các chốt kiểm soát người và phương tiện ra vào khu vực cách ly; tiến hành phun khử khuẩn vùng cách ly và những nơi bệnh nhân đến.
Phát biểu trong buổi làm việc cùng lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đánh giá cao công tác phòng, chống dịch của tỉnh trong thời gian vừa qua đồng thời khuyến cáo, hiện nay dù địa phương chỉ ghi nhận số lượng thấp các trường hợp bệnh nhân mắc COVID-19, tuy nhiên với đặc điểm của một địa bàn giáp ranh, có nhiều mối giao thương cùng các tỉnh thành trong khu vực như TP.HCM, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu…, tỉnh Đồng Nai tuyệt đối không được chủ quan, mất cảnh giác. Đồng thời địa phương cần tổ chức đánh giá nguy cơ dịch bệnh theo từng kịch bản để sẵn sàng các biện pháp ứng phó.
Quyết tâm giữ vững sản xuất
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại công ty Fujitsu.
Video đang HOT
Đồng Nai là một trong những tỉnh thành có số lượng công nhân đông nhất trên cả nước với tổng số khoảng 1.2 triệu công nhân trong đó có khoảng 600.000 công nhân làm việc trong các khu công nghiệp, do đó việc chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch trong cộng đồng, khu sản xuất, khu công nghiệp là vô cùng quan trọng.
Về công tác phòng, chống dịch tại các cơ sở sản xuất, khu công nghiệp, TS.BS Phan Huy Anh Vũ, Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai chia sẻ, công tác phòng chống dịch bảo vệ sản xuất đã được bản thân các doanh nghiệp, khu công nghiệp chủ động thực hiện ở mức độ cảnh giác cao. Các đơn vị đã chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của các cơ quan chức năng, nhiều công ty cũng đã thực hiện cho công nhân lưu trú tại công ty để đảm bảo an toàn phòng chống dịch, đảm bảo sản xuất.
Ông Dương Chí Nam, Phó Cục trưởng Cục quản lý Môi trường Y tế khuyến cáo: tỉnh nên nhanh chóng triển khai các tổ giám sát, kiểm tra hoạt động phòng chống dịch tại các khu công nghiệp (KCN), cơ sở sản xuất; nghiên cứu, xem xét và triển khai phần mềm truy vết, giám sát dịch tễ cho công nhân với đầy đủ các thông tin về nơi lưu trú, nơi làm việc, các mối quan hệ nguy cơ… để sẵn sàng đáp ứng công tác truy vết khi có xuất hiện các trường hợp F0.
Ngoài ra, địa phương cũng cần quan tâm đến nhóm đối tượng người lao động có thu nhập thấp, sinh hoạt tại các khu vực nhà trọ có điều kiện sinh hoạt chưa đảm bảo, tăng cường kiểm tra, giám sát, hướng dẫn nhóm đối tượng này tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch.
Về công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong cơ sở sản xuất, KCN, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn yêu cầu, địa phương cần nhanh chóng thành lập các tổ kiểm tra đánh giá nguy cơ trong doanh nghiệp. Tùy theo số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh mà có kế hoạch huy động số lượng tổ giám sát phù hợp, trong đó mỗi tổ sẽ có từ 3-4 thành viên, chịu trách nhiệm kiểm tra giám sát tại 15 doanh nghiệp trong 3-5 ngày.
“Ngay khi tỉnh hoàn thành kế hoạch, Bộ Y tế sẽ hỗ trợ tập huấn cho các tổ này để có thể nhanh chóng triển khai thực hiện nhiệm vụ”- Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn chia sẻ thêm.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại các công ty Daikan
Sẵn sàng kịch bản ứng phó dịch
Bên cạnh kiểm tra công tác phòng chống dịch COVID-19 trong các khu sản xuất, khu công nghiệp để giữ vững sản xuất, đoàn công tác của Bộ Y tế cũng đã đến thăm, kiểm tra tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai và làm việc với tỉnh Đồng Nai về công tác phòng chống dịch bệnh xâm nhập, sẵn sàng ứng phó đối với các tình huống của dịch.
Đoàn công tác Bộ Y tế làm việc cùng BCĐ phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Đồng Nai.
Báo cáo cùng đoàn công tác, Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai cho biết, trên địa bàn tỉnh hiện nay đã có 20 cơ sở cách ly tập trung với 2112 giường cách ly, trong đó có 4 cơ sở cách ly tại khách sạn, 1 cơ sở cách ly tại ký túc xá doanh nghiệp. Về công tác ứng phó, tỉnh đã sẵn sàng thành lập 7 khu vực cách ly tập trung tại ký túc xá của các cơ sở giáo dục đào tạo, nâng tổng công suất cách ly tối đa lên mức 5.000 giường.
Về công tác thu dung, cách ly điều trị đối với bệnh nhân COVID-19, toàn tỉnh hiện có khả năng tiếp nhận điều trị cho khoảng 220 bệnh nhân với sự huy động từ nhiều bệnh viện, trung tâm y tế công lập cũng như các bệnh viện tư nhân.
Tính đến thời điểm hiện tại, 35 trường hợp bệnh nhân mắc COVID-19 tại tỉnh Đồng Nai đều được thu dung và điều trị tại Bệnh viện Phổi với 31 trường hợp đã điều trị khỏi, 4 trường hợp hiện đang được điều trị tại đây đều có sức khỏe ổn định.
“Bên cạnh đó, ngành Y tế tỉnh Đồng Nai cũng đã xây dựng kịch bản ứng phó theo từng cấp độ khác nhau với 410 giường ở cấp độ 3, 910 giường ở cấp độ 4, đảm bảo cơ số 1500 giường khi mức độ nguy cơ ở cấp độ 5″. Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai cho biết thêm.
Đánh giá về kế hoạch của địa phương, TS.BS Vương Ánh Dương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh kiến nghị địa phương cần xây dựng kịch bản chi tiết về công tác ứng phó sẵn sàng thu dung, cách ly điều trị cho bệnh nhân COVID-19 theo từng mức độ bệnh khác nhau; xem xét phương án lựa chọn một bệnh viện có quy mô vừa để sẵn sàng chuyển đổi công năng thành bệnh viện điều trị COVID-19 thay vì huy động một phần công năng từ bệnh viện có quy mô lớn để đảm bảo hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm.
Đảm bảo mục tiêu kép
Đối với công tác phòng, chống dịch tại tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh, bên cạnh việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế, địa phương cần thực hiện tốt công tác kiểm soát tại các chốt kiểm soát, tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, phương tiện nhưng cũng phải thực hiện nghiêm việc khai báo y tế tại các chốt kiểm soát, ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả, tiết kiệm thời gian.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn khuyến nghị, tỉnh Đồng Nai cần căn cứ trên tình hình thực tiễn tại địa phương để xây dựng các kịch bản ứng phó, áp dụng các biện pháp phòng chống dịch theo nội dung Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 phù hợp với từng kịch bản, mức độ nguy cơ.
Với công tác xét nghiệm, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn yêu cầu tỉnh cần xây dựng kịch bản, kế hoạch hướng dẫn các doanh nghiệp thành lập các tổ lấy mẫu xét nghiệm trong doanh nghiệp, tiến hành tập huấn công tác tổ chức lấy mẫu cho các nhân sự này để sẵn sàng huy động khi cần. Tỉnh cũng cần chủ động thực hiện xét nghiệm tầm soát trong cộng đồng nhất là đối với các đối tượng di chuyển, tiếp xúc nhiều, nguy cơ cao như người bán vé số, các quán nước vỉa hè, bảo vệ siêu thị, người làm việc tại bến xe…
Bộ Y tế tặng tỉnh Đồng Nai 10 nghìn bộ sinh phẩm xét nghiệm PCR và 300 nghìn khẩu trang y tế.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đề nghị, trên địa bàn tỉnh có nhiều đơn vị có thể tổ chức xét nghiệm nhưng cần có sự điều phối của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh để đảm bảo công tác xét nghiệm; xây dựng, vận dụng CNTT trong triển khai, kiểm soát, điều phối. Đồng thời ngành y tế cần vận dụng, phối hợp đa dạng, linh hoạt các hình thức, chiến lược xét nghiệm để nhanh chóng phát hiện và cô lập mối nguy.
Đối với công tác tiêm vắc xin phòng COVID-19, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn khuyến cáo, tỉnh cần sẵn sàng kịch bản về huy động nhân lực, vật tư, địa điểm, phương tiện ứng trực cấp cứu, công tác tổ chức triển khai… để có thể triển khai nhanh chóng khi được phân bổ vắc xin.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết, Bộ Y tế cũng sẽ hỗ trợ tỉnh Đồng Nai một hệ thống ECMO (tim phổi nhân tạo) với sự hỗ trợ, đào tạo chuyên môn từ Bệnh viện Chợ Rẫy nhằm nâng cao năng lực điều trị cho tỉnh Đồng Nai cũng như sẵn sàng hỗ trợ cho các tỉnh lân cận.
Thứ trưởng Y tế: 'Cố gắng đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine tại TP.HCM'
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn chia sẻ thông tin này trong bối cảnh Bộ Y tế vừa có công văn khẩn yêu cầu TP.HCM đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine phòng Covid-19.
Chia sẻ nhanh với Zing tối 23/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết TP.HCM đang triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 đồng loạt theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Y tế.
"Về kế hoạch tiêm chủng, Bộ Y tế và TP.HCM đã lên phương án và có lộ trình cụ thể cho chiến dịch. Hiện tại, mục tiêu là cố gắng đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine tại TP.HCM. Thành phố có khó khăn hay cần viện trợ, Bộ Y tế sẵn sàng hộ trợ", Thứ trưởng nói.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn hiện là Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế để hỗ trợ chống dịch Covid-19 (lần 2) tại TP.HCM.
Ông cùng đoàn công tác của Bộ phận thường trực nhận nhiệm vụ chung là hỗ trợ các hoạt động chuyên môn kỹ thuật trong việc giám sát, đáp ứng chống dịch, điều trị bệnh nhân, xét nghiệm, tổ chức cách ly, công tác truyền thông trên địa bàn TP.HCM và một số địa phương lân cận có liên quan.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn (thứ 2 từ phải qua) kiểm tra kho lạnh bảo quản vaccine Covid-19 tại TP.HCM. Ảnh: Duy Hiệu.
Trước đó, ngày 17/6, TP.HCM được Bộ Y tế phân bổ 836.000 liều vaccine phòng Covid-19 của AstraZeneca, trong lô hàng gần một triệu liều Chính phủ Nhật Bản viện trợ Việt Nam. Ngày 19/6, chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 lớn nhất TP.HCM chính thức bắt đầu. Đến ngày 21/6, TP.HCM triển khai tiêm đồng loạt tại hàng trăm điểm tiêm chủng.
Theo kế hoạch đề ra của Sở Y tế TP.HCM, thành phố sẽ tổ chức các điểm tiêm trong cộng đồng với số lượng 650 điểm/ngày. Mỗi điểm tiêm chỉ thực hiện cho 200 người/ngày. Nếu thực hiện đúng tiến độ, trong một ngày, khoảng 200.000 người sẽ được tiêm chủng. Dự kiến, chiến dịch hoàn thành trước ngày 27/6.
Tuy nhiên, theo báo cáo nhanh kết quả tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 hàng ngày của dự án Tiêm chủng Mở rộng Quốc gia (Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương), TP.HCM mới tiêm được hơn 50.000 liều, chiếm khoảng 69% số lượng được phân bổ đợt 3 và 6% số vaccine được phân bổ của cả 2 đợt.
Do đó, ngày 23/6, Bộ Y tế cùng lúc ra hai công văn khẩn đề nghị 10 tỉnh, thành phố khẩn trương hoàn thành tiêm chủng vaccine phòng Covid-19, trong đó có TP.HCM.
Giải pháp phòng dịch Covid-19 trong khu công nghiệp ở TP.HCM Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nhận định mặc dù dịch Covid-19 ở TP.HCM đang được kiểm soát, thành phố vẫn còn nguy cơ, diễn biến phức tạp, khó lường. Trả lời VTV tối 18/6 , Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết trong những ngày gần đây, một số cơ sở sản xuất trong các khu công nghiệp như Tân...