Bộ Y tế giao cho Trường Đại học Y Hà Nội xây dựng chiến lược về phát triển công nghệ trị liệu tế bào
Chương trình đào tạo đối với bác sĩ y khoa, điều dưỡng, răng hàm mặt chia thành 3 giai đoạn. Trong đó, trọng tâm xây dựng chương trình đào tạo dựa trên chuẩn năng lực và phương pháp giảng dạy tích hợp, lấy người học làm trung tâm.
Tại buổi làm việc đầu tiên với Trường Đại học Y Hà Nội trong vai trò tân Thứ trưởng Bộ Y tế, GS. Trần Văn Thuấn đánh giá cao những kết quả mà trường đạt được thời gian qua, đặc biệt là đã chủ động đổi mới toàn diện, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, xây dựng cơ sở vật chất ngày càng hiện đại để phục vụ dạy và học, xứng với vị thế của một ngôi trường đại học hàng đầu ở Việt Nam.
Thứ trưởng Trần Văn Thuấn làm việc với Trường Đại học Y Hà Nội về phương hướng phát triển của trường
Báo cáo tại buổi làm việc vào chiều qua 20/5, GS. Tạ Thành Văn – Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội – cho biết trường đang trong quá trình đổi mới toàn diện với phương châm “kinh tế tri thức là động lực phát triển của Trường”. Các lĩnh vực đổi mới bao gồm: 1. Hệ thống tổ chức; 2. Đào tạo bậc đại học và sau đại học; 3. Khoa học, công nghệ và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Chương trình đào tạo đối với bác sĩ y khoa, điều dưỡng, răng hàm mặt chia thành 3 giai đoạn. Trong đó, trọng tâm xây dựng chương trình đào tạo dựa trên chuẩn năng lực và phương pháp giảng dạy tích hợp, lấy người học làm trung tâm. Mỗi buổi giảng sẽ là tích hợp của nhiều môn học bổ trợ cho nha, thay vì là lát cắt như trước.
Thứ trưởng Trần Văn Thuấn đánh giá cao nỗ lực mọi mặt của Trường Đại học Y Hà Nội đặc biệt với định hướng chiến lược là đào tạo tinh hoa và phát triển trường thành trung tâm đào tạo bậc sau đại học và phát triển khoa học công nghệ y sinh trọng điểm. Trường hiện đang đào tạo gần 6.000 học viên sau đại học. Công tác tuyển sinh và đào tạo Sau đại học được đổi mới không ngừng: thực thi hành chính 1 cửa, nộp hồ sơ tuyển sinh và giảng dạy online, quá trình quản lý công khai minh bạch.
Thứ trưởng Trần Văn Thuấn đánh giá cao nỗ lực của thầy và trò Trường Đại học Y Hà Nội thời gian qua
Thứ trưởng Bộ Y tế đặc biệt ghi nhận những đóng góp của Trường Đại học Y Hà Nội trong công tác nghiên cứu khoa học, khi trong giai đoạn 2016-2020 đã công bố gần 2.800 bài báo, công trình khoa học, với 591 bài báo đăng trên các tạp chí quốc tế uy tín. Trường cũng nằm trong số 15 trường đại học hàng đầu Việt Nam về số lượng bài báo công bố trên các tạp chí khoa học ISI, SCOPUS. Các bài báo quốc tế được xuất bản từ Trường có chỉ số trích dẫn trung bình cao nhất, vượt xa các trường đại học khác của cả nước.
“Trường cần tiếp tục đầu tư tập trung, có trọng điểm với các sản phẩm tương xứng thể hiện bằng chất lượng các bài báo quốc tế, nghiên cứu gắn với đào tạo và ứng dụng lâm sàng phục vụ người bệnh và cộng đồng” -Ông Thuấn nhấn mạnh.
GS. Tạ Thành Văn – Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội báo cáo kết quả hoạt động của nhà trường với Thứ trưởng Bộ Y tế
Thứ trưởng Trần Văn Thuấn biểu dương đóng góp của thầy và trò nhà trường trong suốt thời gian dịch COVID-19, khi hàng trăm cán bộ, sinh viên đã hỗ trợ Bộ Y tế và Sở Y tế Hà Nội trong việc lấy mẫu xét nghiệm tại CDC Hà Nội và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương; tham gia phòng, chống dịch tại các bệnh viện và địa phương.Tổ lấy máu xét nghiệm nhanh tại sân bay Nội Bài và tại các cơ sở cách ly được thành lập, đáp ứng kịp thời yêu cầu của Bộ Y tế.
Theo yêu cầu của Bộ Y tế, trường đã thành lập Đơn vị xét nghiệm COVID-19 và đã xét nghiệm gần 8.000 mẫu, góp phần quan trọng trong quản lý sớm và hiệu quả các đối tượng có nguy cơ lây nhiễm, hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.
Không chỉ trực tiếp tham gia chống dịch, Trường Đại học Y Hà Nội là trường duy nhất không nghỉ học trong thời gian dịch. Thầy và trò nhà trường vừa học, vừa tham gia chống dịch trên mọi mặt trận: trực tiếp tham gia chống dịch và tuyên truyền trong cộng đồng, nghiên cứu khoa học, biên soạn tài liệu giảng dạy phòng chống dịch và nhiều hoạt động khác theo yêu cầu của Bộ Y tế.
TS. Nguyễn Huy Quang – Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Y tế phát biểu tại buổi làm việc
Sau khi các Cục, Vụ của Bộ Y tế có ý kiến về các đề xuất của Trường, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn thống nhất giao cho Trường Đại học Y Hà Nội làm thí điểm xây dựng đề án, để quản lý thống nhất, đầy đủ thông tin về hệ thống đào tạo nhân lực ngành y tế.
Bộ Y tế nhất trí sớm hoàn thiện khung pháp lý thúc đẩy đổi mới đào tạo chuyên khoa sau đại học theo chuẩn năng lực với việc sớm trình Chính phủ phê duyệt Nghị định đào tạo chuyên khoa đặc thù, đồng thời rà soát Nghị định 111/NĐ-CP để đảm bảo có môi trường đào tạo chuyên khoa phù hợp; sớm có các Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định và định hướng đầu tư kinh phí để Trường Đại học Y Hà Nội làm đầu tầu trong các hoạt động đổi mới đào tạo chuyên khoa; đầu tư cho Trường Trung tâm Đào tạo mô phỏng để phục vụ đào tạo y khoa ở bậc đại học và sau đại học.
PGS.TS. Đoàn Quốc Hưng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội báo cáo tình hình hoạt động sau đại học của trường
Thứ trưởng Bộ Y tế hoan nghênh sáng kiến của Trường Đại học Y Hà Nội trong định hướng phát triển các chương trình đào tạo tiến sĩ liên kết với nước ngoài để nâng cao chất lượng đào tạo; đồng ý với chủ trương phối hợp Trường – Địa phương trong đào tạo tập trung theo tín chỉ để chuyển đào tạo phần lớn học viên chuyên khoa I và một số học viên chuyên khoa II về địa phương, từ đó dành chỗ ở bệnh viện thực hành ở Hà Nội cho đào tạo bác sĩ nội trú, hướng tới mục tiêu 90% bác sĩ tốt nghiệp Trường Đại học Y Hà Nội được chuyển tiếp sang đào tạo chuyên khoa hệ nội trú bệnh viện (tên gọi mới của bác sĩ nội trú).
Đại diện các vụ, cục của Bộ Y tế phát biểu tại buổi làm việc
Bộ Y tế cũng ủng hộ các dự án của Trường Đại học Y Hà Nội đã được Chính phủ nhất trí, trong đó, nâng cấp cơ sở số 1 Tôn Thất Tùng phục vụ nhu cầu đào tạo tinh hoa, kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và khám chữa bệnh, cải tạo nâng cấp Bệnh viện Đại học Y Hà Nội thành bệnh viện quy mô 1.000 giường bệnh theo hướng kỹ thuật cao, hiện đại; dự án xây dựng cơ sở Trường Đại học Y Hà Nội tại Hoàng Mai (Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt) thuộc dự án “Phát triển nguồn nhân lực Y tế, giai đoạn 2″; dự án đầu tư xây dựng Trường, Bệnh viện và các Viện nghiên cứu ứng dụng y học kỹ thuật cao thuộc Trường Đại học Y Hà Nội cơ sở tại Bắc Ninh; dự án đầu tư xây dựng Trường Đại học Y Hà Nội cơ sở Thanh Hóa; dự án Đầu tư xây dựng nâng cấp môt số bệnh viện công lập về Trường Đại học Y Hà Nội.
Ban Giám hiệu Trường Đại học Y Hà Nội tại buổi làm việc với Thứ trưởng Bộ Y tế.
Bộ Y tế cũng ủng hộ kế hoạch đầu tư xây dựng Trung tâm Nghiên cứu phát triển (R&D)/Trung tâm nghiên cứu Y khoa trọng điểm gắn liền với các cơ sở đào tạo và bệnh viện thực hành của Trường, để phục vụ nghiên cứu phát triển và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành y tế.
Đặc biệt, đại diện Bộ Y tế nhấn mạnh: Vấn đề trị liệu tế bào hiện mỗi nơi đang phát triển một kiểu theo cách sử dụng kỹ thuật ngọn, mà không có công nghệ lõi. Vì thế, Bộ Y tế giao cho Trường Đại học Y Hà Nội xây dựng chiến lược về phát triển công nghệ này.
Ảnh: Văn Trọng
Đại học Y Hà Nội đưa gần 130 sinh viên tới các "điểm nóng" chống dịch Covid-19
Đại học Y Hà Nội là cơ sở giáo dục đại học duy nhất vẫn cho sinh viên tham gia học tập và tham gia các hoạt động y tế bình thường kể từ sau Tết Nguyên đán đến thời điểm này.
Đây cũng là cơ sở đầu tiên điều động sinh viên tham gia chống dịch Covid-19.
Chiều 20-3, Trường ĐH Y Hà Nội đã thông tin với báo chí về việc trường cử gần 130 sinh viên đến các "điểm nóng" để tham gia hỗ trợ phòng chống dịch trực tiếp theo đề nghị của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, Bộ Y tế, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống Covid-19.
"Nếu lo sợ thì chúng tôi đã không cử sinh viên, con em mình đi vào vùng dịch" - GS Tạ Thành Văn chia sẻ
GS Tạ Thành Văn trả lời về việc đưa gần 130 sinh nhà trường đi chống dịch Covid-19
Trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Người Lao Động về việc "nhà trường có lo ngại khi đưa sinh viên đến "cắm chốt" ở những "điểm nóng" của dịch Covid-19", GS-TS Tạ Thành Văn, Hiệu trưởng trường ĐH Y Hà Nội, cho biết: "Có người nói rằng đưa sinh viên chưa có kinh nghiệm vào vùng dịch như vậy có nguy hiểm không? Tôi trả lời nếu lo sợ thì chúng tôi đã không cử sinh viên, con em mình đi vào vùng dịch. Tôi cho rằng, nếu chúng ta suy nghĩ đúng thì sẽ có việc làm đúng. Đến nay ĐH Y Hà Nội là cơ sở giáo dục đại học duy nhất vẫn cho sinh viên tham gia học tập đầy đủ và tham gia vào các hoạt động y tế bình thường kể từ sau Tết Nguyên đán đến thời điểm hiện tại. Khi đưa ra quyết định cho các em vẫn tiếp tục đi học, nhà trường cũng gặp một số ý kiến. Tuy nhiên, sau khi tổ chức thảo luận và nghiên cứu, các cán bộ và sinh viên trong nhà trường đều đồng tình với quyết định này. Chúng tôi hiểu cấu trúc gen của loại virus này và biết phải làm gì để cán bộ nhân viên và các em học sinh được an toàn".
Cũng theo GS Tạ Thành Văn, hiện nay tất cả các lực lượng, đặc biệt là quân đội, công an đều vào cuộc đương đầu với dịch bệnh. Trong thời điểm này, ngành y không có lý gì lại đứng ngoài cuộc.
Nhân viên của Bệnh viện ĐH Y tham gia lấy mẫu bệnh phẩm tại sân bay Nội Bài
Trả lời về việc hiện nay có một số sinh viên của nhà trường đã phải đi cách ly, GS Tạ Thành Văn cho biết: "Việc sinh viên phải đi cách ly chúng tôi không quá bất ngờ. Bởi một người dân đi chợ, ra đường bình thường cũng có thể lây thì nhân viên y tế, sinh viên tiếp xúc trực tiếp người đi từ vùng dịch bị cách ly, thậm chí là dương tính cũng không có gì là lạ". GS Văn dẫn chứng gần đây một số sinh viên của trường đã phải cách ly tạm thời do quá trình tiếp xúc gần với những người bị lây nhiễm Covid-19. Tuy nhiên, nhà trường đã yêu cầu ký túc xá bố trí lại chỗ ở có khu vực cách ly tương đối dành cho các em sinh viên.
Theo GS Tạ Thành Văn, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 phức tạp như hiện nay, một người dân bình thường trong cộng đồng cũng hoàn toàn có thể bị lây nhiễm khi vô tình tiếp xúc với nguồn lây, huống chi các nhân viên y tế hàng ngày, hàng giờ tiếp xúc với bệnh nhân Covid-19, với những người về từ vùng dịch... thì nguy cơ lây nhiễm là rất lớn. "Chúng tôi xác định trước tinh thần như vậy. Thời gian qua nhà trường đã xây dựng các kịch bản ứng phó trong trường hợp có cán bộ, nhân viên, sinh viên nhiễm bệnh, thậm chí hàng trăm sinh viên của trường phải cách ly để phòng chống dịch Covid-19. Điều quan trọng là chúng ta chủ động ứng phó với tất cả kịch bản có thể xảy ra" - GS Văn nói.
GS-TS Lê Thị Hương, Viện trưởng Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng (Đại học Y Hà Nội) thông tin thêm ngoài 2 đoàn cán bộ tham gia lấy mẫu bệnh phẩm tại sân bay quốc tế Nội Bài bất cứ khi nào CDC Hà Nội huy động, đã có 97 sinh viên năm cuối hệ bác sĩ y học dự phòng và 27 sinh viên năm cuối hệ cử nhân y tế công cộng của trường tình nguyện tham gia chống dịch Covid-19 theo điều động.
Nhóm sinh viên năm cuối Trường ĐH Y trước khi lên đường làm nhiệm vụ
Các sinh viên được chia ra nhiều nhóm, tập trung làm các công việc: thu thập thông tin về ca nhiễm, hỗ trợ lẫy mẫu tại khu cách ly và sân bay, điều tra dịch tễ học, xã hội học, quá trình di chuyển của hành khách... "Khi các em tình nguyện tham gia nhà trường có gặp gỡ để nắm bắt tư tưởng, căn dặn các em khi vào cuộc chống dịch. Đồng thời nhà trường cũng tổ chức các buổi tập huấn bổ sung kiến thức kỹ lưỡng cho các em sinh viên về phòng chống dịch bệnh trước khi các em tham gia ở những tuyến đầu chống dịch Covid- 19"- GS Hương nói.
GS Lê Thị Hương cho biết đến thời điểm hiện tại, nhà trường chưa nhận được ý kiến hay phản hồi nào từ phía gia đình và các em sinh viên về việc đưa các em đến các điểm chống dịch Covid- 19.
Trường Đại học Y Hà Nội: Tập huấn kiến thức dịch bệnh COVID-19 cho các bác sĩ trẻ tình nguyện trước khi đưa về vùng khó khăn Chiều nay 20/2, Trường Đại học Y Hà Nội và Bộ Y tế đã tổ chức bàn giao 28 bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại các địa bàn miền núi khó khăn, đồng thời, tập huấn bổ sung kiến thức cho các bác sĩ trẻ trong chẩn đoán, phát hiện và điều trị bệnh COVID-19. Các bác sĩ trẻ tình...