Bộ Y tế: Giãn cách hẹp nhất có thể, nới lỏng cần thực hiện từng bước
Bộ Y tế đề nghị, các địa phương giãn cách theo nguyên tắc ở phạm vi nhỏ nhất, hẹp nhất có thể (thôn, xóm, tổ, ấp, khu phố…), nới lỏng cần thực hiện thận trọng từng bước.
Ngày 15/9, Bộ Y tế có Công điện gửi Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai xét nghiệm và một số biện pháp phòng chống dịch khi giãn cách xã hội hoặc tăng cường giãn cách xã hội.
Theo Bộ Y tế, trong thời gian qua, nhiều tỉnh thành đã thực hiện giãn cách, tăng cường giãn cách xã hội và đã đạt được một số kết quả nhất định, hạn chế tốc độ lây lan của dịch bệnh.
Tuy nhiên, công tác phòng, chống dịch vẫn còn một số tồn tại như thực hiện chưa nghiêm việc giãn cách, chưa xác định được mục tiêu, phạm vi, thời gian, các giải pháp kiểm soát dịch (nhất là vấn đề xét nghiệm), dẫn đến phải giãn cách kéo dài, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân và phát triển kinh tế xã hội.
Bộ Y tế đề nghị, khi thực hiện giãn cách, các địa phương phải xác định được phạm vi, quy mô giãn cách theo nguyên tắc ở phạm vi nhỏ nhất, hẹp nhất có thể (thôn, xóm, tổ, ấp, khu phố…); xác định mục tiêu thực hiện giãn cách là phải kiểm soát dịch nhanh nhất có thể (trong thời gian 14 ngày).
Bên cạnh đó, triển khai quyết liệt, hiệu quả 5 biện pháp bao gồm:
- Thực hiện nghiêm việc giãn cách.
- Đảm bảo lương thực thực phẩm cho người dân, không để thiếu ăn, thiếu mặc.
Video đang HOT
- Triển khai đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp về y tế như xét nghiệm, điều trị, tiêm chủng, đảm bảo người dân được tiếp cận y tế từ sớm, từ xa, ngay từ cơ sở.
- Đảm bảo an dân, an ninh, an toàn trật tự xã hội.
- Tuyên truyền, vận động và huy động người dân tham gia công tác phòng, chống dịch.
Kiểm tra giấy đi đường tại Hà Nội trong những ngày giãn cách xã hội – Ảnh: Phạm Hải
Bộ Y tế nhấn mạnh, các tỉnh, thành phố phải liên tục đánh giá nguy cơ để quyết định việc giãn cách và nới lỏng giãn cách. “Việc nới lỏng giãn cách cần thực hiện từng bước, chắc chắn và phải tiếp tục xét nghiệm tầm soát theo hướng dẫn của Bộ Y tế”, Công điện nêu rõ.
Bộ Y tế cũng yêu cầu các địa phương thành lập và triển khai ngay các trạm y tế lưu động tại xã, phường, thị trấn nguy cơ rất cao, nguy cơ cao. Có thể lựa chọn trường học, nhà văn hóa, khu công sở… trên địa bàn (theo nguyên tắc gần dân nhất) làm địa điểm.
Với xã, phường, thị trấn ở mức có nguy cơ và bình thường mới, cần chuẩn bị sẵn sàng địa điểm, trang thiết bị, nhân lực để kịp thời triển khai khi nâng mức nguy cơ.
Trước đó, ngày 11/9, báo cáo trước Ban chỉ đạo quốc gia về công tác triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết nước ta có 23 tỉnh thành thực hiện giãn cách xã hội hoặc tăng cường thực hiện giãn cách xã hội,
Trong đó, nhóm 1 (đang kiểm soát tốt dịch bệnh) gồm 8/23 địa phương: Hậu Giang, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Phú Yên, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau.
Nhóm 2 (đang tiếp tục lộ trình thực hiện đạt các tiêu chí kiểm soát dịch) gồm 12/23 địa phương: Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Đồng Nai, Đồng Tháp, Hà Nội, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Tây Ninh, Bình Phước, An Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu.
Nhóm 3 (cần tiếp tục nỗ lực, triển khai quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch để thực hiện được các tiêu chí kiểm soát dịch) gồm 3/23 địa phương: TP HCM, Bình Dương và Kiên Giang.
Sau 30.9 người dân TP.HCM có sử dụng giấy đi đường không?
Theo lãnh đạo UBND TP.HCM, sau 30.9, khi tích hợp các thông tin trong ứng dụng VNEID, người dân được phép ra đường không cần sử dụng giấy đi đường như hiện nay.
Lực lượng chức năng kiểm tra giấy đi đường. Ảnh NGỌC DƯƠNG
Tối 13.9, ông Lê Hòa Bình, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, giải đáp thắc mắc của người dân về "kế hoạch chống dịch và phục hồi kinh tế của TP.HCM sau ngày 15.9" qua hình thức livestream trong chương trình "Dân hỏi - TP trả lời".
Người dân thắc mắc sau 30.9 còn sử dụng giấy đi đường không? Ông Bình cho biết hiện nay có 17 nhóm đối tượng được cấp giấy đi đường. Hết ngày 6.9 thì giấy đi đường gia hạn đến ngày 15.9; còn sau 30.9, TP sẽ tích hợp dữ liệu trên ứng dụng VNEID của Bộ Công an. Khi dữ liệu được tích hợp, đối với những người dân được đi đường, lực lượng công an sẽ kiểm tra trên ứng dụng này, không cần sử dụng giấy đi đường như hiện nay.
Về ý kiến người dân cho rằng, hiện TP.HCM có quá nhiều ứng dụng, ông Bình lý giải Thủ tướng cũng nói nhiều ứng dụng, nên Thủ tướng đã chỉ đạo sắp tới chỉ sử dụng một ứng dụng. Hiện TP đang tính toán phương án tích hợp các ứng dụng; Sở TT-TT có trách nhiệm tích hợp trong một ứng dụng để dễ quản lý (riêng về việc đi lại - PV).
Khi nào doanh nghiệp được hoạt động?
Giải đáp câu hỏi, đối với người dân có nhu cầu về quê, TP có hỗ trợ không, ông Bình cho biết TP.HCM là "TP nghĩa tình" không phân biệt người dân có hộ khẩu thường trú, tạm trú hay di trú mà những người đến TP làm việc, tạo ra của cải, góp phần vào sự phát triển thì TP đều trân quý và đều coi đó là người dân TP để chăm lo tốt nhất.
"Dịch bệnh Covid-19 tại 33 tỉnh thành phía nam đang phức tạp, có nơi địa phương áp dụng Chỉ thị 16 hoặc Chỉ thị 16 "trừ". Nếu bà con có nhu cầu thì TP thì sẵn sàng trên nguyên tắc "có người đưa đi thì có người đón về". Do vậy, nơi người dân về phải tổ chức tiếp nhận; TP sẽ đưa đón, xét nghiệm và tiêm vắc xin cho người dân. Các đầu mối có thể liên hệ gồm: hội đồng hương, Sở GTVT, Văn phòng UBND tỉnh để lập danh sách", ông Bình nói.
Tuy nhiên, ông Bình đề nghị người dân không nên di chuyển trong thời điểm này và chịu khó thêm một thời gian nữa.
Về việc khi nào TP.HCM áp dụng thẻ xanh Covid, tiêu chí an toàn là gì và khi nào được mở cửa, ông Bình cho biết TP đang xây dựng các bộ tiêu chí của các ngành: công thương, y tế, giao thông, giáo dục, lao động... dự kiến hoàn thành trước ngày 16.9. Nếu qua đánh giá, doanh nghiệp đảm bảo các tiêu chí thì được coi là an toàn và có thể hoạt động.
Ông Bình nhấn mạnh, doanh nghiệp phải duy trì phương thức sản xuất: 3 tại chỗ, 1 cung đường - 2 điểm đến, 4 xanh... Bộ tiêu chí này sẽ triển khai thí điểm từ 16.9 - 30.9 ở Q.7, Cần Giờ và Củ Chi; có thể mở rộng ở Khu chế xuất Tân Thuận và Khu Công nghệ cao TP.HCM. Nơi nào đảm bảo được an toàn thì TP sẽ sẵn sàng tạo điều kiện mở cửa.
Lúng túng dân nghĩ không cần giấy đi đường, công an bảo phải có Nhiều người dân buộc phải quay về hoặc "cầu cứu" người ở nhà vì không có giấy đi đường để vào thành phố Vinh (Nghệ An) mặc dù các địa phương đã chuyển sang áp dụng Chỉ thị 15. Sau gần một tháng quyết liệt chống dịch Covid-19 với Chỉ thị 16 và Chỉ thị 16 nâng cao, sáng 13/9, TP Vinh đã...