‘Bộ Y tế dự kiến thí điểm cách ly F0 tại nhà ở TP HCM’
Theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, Bộ Y tế sẽ sớm ban hành hướng dẫn thí điểm cách ly F0 không triệu chứng tại nhà ở TP HCM.
Trưa 13/7, trả lời VnExpress, Thứ trưởng Sơn cho biết Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo bệnh nhân Covid-19 điều trị tại bệnh viện 10 ngày nếu không có triệu chứng có thể cho về nhà. Theo đó, Bộ Y tế dự kiến, F0 sau khi được bệnh viện điều trị 10-14 ngày mà không có triệu chứng sẽ cho về tiếp tục theo dõi, cách ly tại nhà. Phương án cách ly F0 sẽ tổ chức thí điểm tại TP HCM.
“Ban đầu sẽ áp dụng cho nhóm bệnh nhân như nhân viên y tế và những người có khả năng tự theo dõi sức khỏe”, Thứ trưởng Sơn nói. Nhóm này phải đáp ứng các điều kiện về nơi cách ly tương tự các tiêu chí khi áp dụng cách ly F1 tại nhà đã được thí điểm triển khai thời gian qua.
“Đặc biệt, F0 cách ly tại nhà phải có hệ thống y tế kết nối trực tiếp và phản ứng hết sức linh hoạt khi có những triệu chứng báo động y tế, phải được cấp cứu đưa ngay đến các cơ sở y tế theo đúng kế hoạch đã phân công”, ông Sơn cho biết thêm.
Những ngày qua, mỗi ngày TP HCM đều ghi nhận hơn 1.000 bệnh nhân. Tính đến trưa 13/7, số ca mắc Covid-19 trong đợt dịch thứ tư tại đây là 16.027.
Phương án cách ly F0 không triệu chứng tại nhà trước đó cũng được một số chuyên gia đề xuất.
Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn. Ảnh: Quỳnh Trần.
Hôm 11/7, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam họp trực tuyến với TP HCM, cũng yêu cầu thành phố làm việc với Bộ Y tế để xem xét điều chỉnh thời gian điều trị F0 tại các bệnh viện dã chiến phù hợp.
Hiện, tất cả bệnh nhân Covid-19 (F0) bắt buộc cách ly, điều trị tại cơ sở y tế. Tại TP HCM, các ca nhiễm không triệu chứng được điều trị tại bệnh viện dã chiến, được theo dõi y tế và lấy mẫu xét nghiệm định kỳ.
Video đang HOT
Quy định hiện nay của Bộ Y tế, các ca F0 không triệu chứng cách ly tập trung tại cơ sở y tế tối thiểu 14 ngày và lấy ít nhất hai mẫu bệnh phẩm cách nhau 48-72 giờ, xét nghiệm âm tính nCoV bằng phương pháp RT-PCR. Thời gian từ khi lấy mẫu bệnh phẩm cuối cùng đến khi ra viện không quá 24 giờ. Sau khi ra viện, người bệnh được tiếp tục cách ly tại nhà thêm 14 ngày.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, chia sẻ từ kinh nghiệm thực tế, cho biết thời điểm mấu chốt để sàng lọc phân loại bệnh nhân nặng hay nhẹ là ngày điều trị thứ 7-8, cơ sở y tế cần theo dõi sát thời gian đầu. Những bệnh nhân sau hơn một tuần không có dấu hiệu dự báo tiến triển nặng trên lâm sàng và xét nghiệm, bác sĩ mới coi là bệnh nhân nhẹ và chuyển sang khu cách ly chờ hồi phục.
Đến nay, Bộ Y tế chỉ hướng dẫn cách ly F1 tại nhà , đang được triển khai thí điểm ở một số địa phương. Cuối tháng 6, Bộ Y tế hướng dẫn TP HCM cách ly F1 tại nhà 28 ngày, nếu đảm bảo đủ điều kiện, như có phòng riêng, khép kín, tách biệt khu sinh hoạt chung của gia đình.
Theo đó, UBND cấp xã tại TP HCM cho phép F1 cách ly tại nhà nếu họ có nhà ở riêng (biệt thự, nhà ở liền kề, nhà ở độc lập). Nhà có phòng cách ly riêng, khép kín, tách biệt với khu sinh hoạt chung của gia đình. Nhà nhiều tầng thì dùng riêng một tầng để cách ly F1. Các hộ gia đình đảm bảo có một phòng khác để nhân viên y tế đến khám, lấy mẫu, theo dõi sức khỏe F1.
Phòng cách ly có nhà vệ sinh, nhà tắm riêng; đủ dụng cụ sinh hoạt cá nhân; có dụng cụ đo thân nhiệt; thùng đựng rác có nắp đậy và dán nhãn “chất thải có nguy cơ chứa Covid-19″. Nhà có điều kiện được khuyến khích dùng điều hòa, máy giặt riêng; đảm bảo thông thoáng khí, thường xuyên mở cửa sổ. Ngoài ra, mỗi gia đình cần có bộ phòng hộ cá nhân như khẩu trang y tế, găng tay, giày, kính, quần áo bảo hộ để các thành viên dùng khi tiếp xúc với F1.
Trên cơ sở đánh giá thí điểm tại TP HCM, Bộ Y tế sẽ xin ý kiến các Bộ, ngành, địa phương để quyết định việc áp dụng hướng dẫn này trên phạm vi toàn quốc.
'Y bác sĩ không được tham gia điều trị Covid-19 nếu chưa tiêm đủ vaccine'
Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn yêu cầu tất cả nhân viên y tế Bệnh viện Điều trị Covid-19 Củ Chi phải được tiêm đủ hai mũi vaccine.
"Các trường hợp không được tiêm vaccine hoặc chống chỉ định thì không tham gia công tác điều trị bệnh nhân", Thứ trưởng Sơn nói khi làm việc với lãnh đạo Bệnh viện Điều trị Covid-19 Củ Chi, ngày 17/6.
Thực tế cho thấy từ cụm dịch tại Bệnh viện Nhiệt đới TP HCM, nhóm nhân viên đã tiêm đủ hai mũi vaccine mắc Covid-19 hầu như không xuất hiện triệu chứng, tải lượng virus trong cơ thể thấp, tỷ lệ lây nhiễm cũng thấp hơn so với các cụm dịch từ người chưa tiêm vaccine.
Bác sĩ Trần Chánh Xuân, Giám đốc Bệnh viện Điều trị Covid-19 Củ Chi, cho biết bệnh viện quy mô 500 giường, trong đó có 20 giường hồi sức tích cực (ICU), hoạt động từ ngày 12/6 trên cơ sở chuyển đổi công năng từ Bệnh viện huyện Củ Chi.
Bệnh viện được phân công tiếp nhận, điều trị các bệnh nhân Covid-19 ở nhiều mức độ khác nhau, các trường hợp bệnh nhân cần chạy thận nhân tạo, cần can thiệp phẫu thuật cấp cứu, cấp cứu sản phụ khoa, nhi khoa...
Trong 5 ngày đầu hoạt động, bệnh viện tiếp nhận hơn 300 bệnh nhân, trong đó 5 trường hợp bệnh nặng. 5 bệnh nhân suy thận mạn mắc Covid-19 cũng được chạy thận nhân tạo ngay tại viện. Các trường hợp bệnh nhân là thai phụ cũng được tổ chức thăm khám ngay tại nơi điều trị.
"Bệnh viện đã tiếp nhận bệnh nhân ở nhiều độ tuổi khác nhau, có sự đa dạng về mặt đặc điểm thể trạng, sức khỏe cũng như các vấn đề bệnh lý nền mà bệnh nhân mắc phải", bác sĩ Xuân phân tích.
Bệnh viện Điều trị Covid-19 Củ Chi. Ảnh: Bộ Y tế.
Theo bác sĩ Xuân, trước khi chuyển đổi công năng, Bệnh viện huyện Củ Chi vốn đa khoa hạng hai, đã tổ chức được rất nhiều khoa khác nhau, trong đó có đơn vị ICU, khoa cấp cứu, khoa hồi sức, thận nhân tạo, nội, ngoại, sản nhi... tạo nền tảng thuận lợi cho sự hoạt động của bệnh viện sau khi chuyển đổi.
Các bệnh nhân nội trú đang điều trị tại bệnh viện trước khi chuyển đổi công năng cũng được chuyển sang cơ sở khác của bệnh viện là Phòng khám Đa khoa Tân Quy và Bệnh viện Đa khoa Khu vực Củ Chi để tiếp tục theo dõi, điều trị.
Nhiều trường hợp khi test nhanh có kết quả dương tính nCoV cũng được chuyển về đây, được phân luồng, bố trí khu vực riêng. Nếu có kết quả xét nghiệm âm tính hai lần với nCoV trong vòng 48 giờ bằng phương pháp RT-PCR sẽ được chuyển về khu cách ly để tiếp tục cách ly theo quy định.
Ngoài cán bộ công nhân viên công tác tại Bệnh viện huyện Củ Chi được cơ cấu lại phù hợp, ngành y tế TP HCM cũng huy động các bác sĩ chuyên khoa của các bệnh viện thành phố luân phiên hỗ trợ chuyên môn và can thiệp tại chỗ.
Bệnh viện đang được bốn bệnh viện hỗ trợ về hồi sức cấp cứu, hai bệnh viện hỗ trợ về kiểm soát nhiễm khuẩn. Các bác sĩ từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM cũng kết nối hỗ trợ, tập huấn trực tuyến.
Bệnh viện cũng đã có kế hoạch phối hợp triển khai hệ thống xét nghiệm PCR để phục vụ cho nhu cầu xét nghiệm tại chỗ, cũng như của Bệnh viện Dã chiến Củ Chi, với công suất khoảng 1.000 mẫu/ngày. Nơi này cũng chuẩn bị sẵn sàng cho kịch bản số bệnh nhân nặng gia tăng.
Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM Tăng Chí Thượng, cho biết bệnh viện đã triển khai bố trí khu vực lưu trú cho lực lượng nhân viên, y bác sĩ tại đây. Theo đó, sau khi hết thời gian công tác tại bệnh viện, các nhân viên sẽ về nơi lưu trú được bố trí, thay vì về thẳng nhà. Điều này vừa giúp đảm bảo công tác phòng chống dịch vừa giúp hạn chế nguy cơ dịch bệnh xâm nhập bệnh viện.
Bệnh viện hiện đã bố trí được 40 phòng lưu trú, hai người một phòng, đồng thời bố trí một phần nhân lực lưu trú tại khu nhà ở chuyên gia. Nơi này cũng đang áp dụng chế độ luân phiên công tác tương tự như mô hình đã được áp dụng tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi trong thời gian qua.
Ngành y tế TP HCM đang vận động các khách sạn trong khu vực để phân chia khu vực lưu trú của các nhân viên khách sạn.
Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn trao đổi cùng các bác sĩ trong đơn nguyên ICU của Bệnh viện điều trị Covid-19 Củ Chi. Ảnh: Bộ Y tế.
Đối với việc lưu trú của nhân viên y tế, Thứ trưởng Sơn đề xuất cần đảm bảo tuyệt đối an toàn cho nhân viên y tế. Bệnh viện nên phân chia nhân lực thành các kíp, các nhân sự trong cùng một kíp sẽ cùng làm việc, di chuyển và sinh hoạt. Giữa các kíp cần có sự tách biệt, khi thay đổi kíp nhân viên cần thực hiện toàn diện các biện pháp khử khuẩn theo quy định để đảm bảo an toàn và phòng chống lây nhiễm chéo.
Theo ông Sơn, với chủng Delta, số lượng bệnh nhân nặng có thể sẽ gia tăng nhanh. Cần hết sức cảnh giác, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng các kịch bản về nhân lực, vật lực để kịp thời đáp ứng công tác điều trị bệnh nhân. Hiện tại, khi số trường hợp bệnh nhân nặng còn ít, cần triển khai công tác tập huấn về hồi sức cấp cứu, cập nhật các phác đồ điều trị, các chỉ định điều trị như thuốc chống đông, thở máy, thở máy xâm nhập...
Bộ Y tế đã giao Bệnh viện Chợ Rẫy TP HCM chuẩn bị lực lượng sẵn sàng tham gia hỗ trợ bệnh viện khi có yêu cầu. Bệnh viện Điều trị Covid-19 Củ Chi có thể chủ động yêu cầu Chợ Rẫy cử ê kíp trực tiếp đến hỗ trợ và đào tạo.
Ngày 17/6, TP HCM quyết định chuyển đổi công năng Bệnh viện Trưng Vương thành nơi chuyên tiếp nhận điều trị bệnh nhân Covid-19 có các bệnh lý đi kèm cần can thiệp chuyên sâu, quy mô 1.000 giường với 100 giường hồi sức. Đây là bệnh viện thứ 7 chuyển đổi công năng, nhằm đáp ứng tình hình số ca Covid-19 liên tục tăng trong thời gian gần đây.
Trước đó, thành phố đã chuẩn bị 2.500 giường điều trị Covid-19, với 7 đơn vị gồm Bệnh viện dã chiến Củ Chi, Điều trị Covid-19 Củ Chi, Điều trị Covid-19 Cần Giờ, Điều trị Covid-19 Phạm Ngọc Thạch, Bệnh Nhiệt đới, Đơn vị điều trị Covid-19 trẻ em tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố và Bệnh viện Nhi đồng 2, cùng 100 giường hồi sức của Bệnh viện Chợ Rẫy (thuộc Bộ Y tế, nằm trên địa bàn TP HCM).
Dịch TP.HCM lan quá nhanh do xuất hiện biến chủng nCoV mới? TP.HCM phát hiện hàng loạt chuỗi lây nhiễm với tốc độ lan rất nhanh và có thông tin cho rằng chủng SARS-CoV-2 tại đây là biến thể mới. Tính đến chiều 16/6, sau 22 ngày bùng dịch, TP.HCM đã ghi nhận 1.015 ca mắc Covid-19, trong đó có nhiều trường hợp chưa điều tra được nguồn lây. Do tốc độ lây lan quá...