Bộ Y tế đồng tình cho người đồng tính kết hôn
Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng: “Đứng ở góc độ quyền con người thìngười đồng tính cũng có quyền sống, quyền được yêu thương và mưu cầu hạnh phúc…” nên ông ủng hộ việc cho phép kết hôn đồng tính.
Tại Hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành Luật hôn nhân và gia đìnhnăm 2000, diễn ra ngày 16/4, do Bộ Tư pháp chủ trì đã có nhiều ý kiến trái chiều về việc có cho phép người đồng tính kết hôn hay không?
Theo đó, các đại biểu của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, UBND tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa, Tây Ninh, Đồng Tháp, Hải Dương… cho rằng: việc thừa nhận hôn nhân đồng tính ở thời điểm này là chưa phù hợp do tập quán, văn hóa gia đình Việt Nam chưa kịp thích ứng với những thay đổi này. Để giảm thiểu các tác động tiêu cực đến người đồng tính và đến xã hội, Luật cần bổ sung quy định để tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết hậu quả về nhân thân, tài sản và con cái (nếu có) từ việc chung sống giữa những người này.
Bộ Y tế ủng hộ việc cho người đồng tính kết hôn.(Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Đáng chú ý, đại diện của Bộ Y tế, Viện Nghiên cứu thanh niên, UNBD tỉnh Hà Nam, Quảng Bình, Yên Bái, Gia Lai, Bình Thuận lại cho rằng: Cần chấp nhận hôn nhân đồng tính vì đồng tính luyến ái đối với những người bẩm sinh là một nhu cầu thực tế, cũng như bảo đảm quyền con người cơ bản của họ. Việc cấm kết hôn có thể tiếp tục dẫn tới sự kỳ thị, người đồng tính dễ tìm tới những quyết định tiêu cực cho chính bản thân họ, gia đình và xã hội.
Ông Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng: “Đứng ở góc độ quyền con người thì người đồng tính cũng có quyền sống, quyền ăn, ở, mặc, quyền được yêu thương và mưu cầu hạnh phúc. Đứng ở góc độ quyền công dân, họ được lao động, học tập, khám bệnh, chữa bệnh, khai sinh, khai tử, kết hôn…. có quyền và thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước và xã hội”, vì thế nên ông ủng hộ việc cho phép kết hôn đồng tính.
Theo ý kiến của UBND tỉnh An Giang, UBND thành phố Hà Nội, Hải Phòng, quan hệ hôn nhân giữa những người cùng giới tính là không phù hợp với chức năng xã hội của hôn nhân, đây cũng là một trong những vấn đề xã hội nhạy cảm, liên quan đến quan niệm truyền thống về hôn nhân và gia đình. Do đó, cần tiếp tục duy trì quy định về cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính như quy định hiện hành.
Nhiều ý kiến cho rằng cần phải có thời gian nghiên cứu, đánh giá toàn diện về loại quan hệ này, đánh giá về mặt tác động xã hội, sau đó cân nhắc, xin ý kiến các cơ quan chức năng có liên quan về việc nên hay không nên đưa vấn đề này điều chỉnh trong Luật HN-GĐ .
Những người đồng tính muốn gì?
Trong một cuộc điều tra năm 2012 do ICS (Trung tâm bảo vệ quyền người đồng tính, song tính và chuyển giới) thực hiện với hơn 2.000 đồng tính nam và đồng tính nữ tham gia thì 71% mong muốn được pháp luật cho phép kết hôn đồng giới, 25% muốn được sống chung có đăng kí và chỉ 4% muốn được sống chung không có đăng kí.
Theo Tiến sĩ Lê Quang Bình, Viện trưởng Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (iSEE), số người đồng tính và song tính tạm tính ở Việt Nam trong độ tuổi từ 15-59 vào khoảng 1,65 triệu người (3% dân số). Định kiến cho rằng chỉ có văn hóa nghệ thuật và giải trí mới có nhiều người đồng tính là sai lầm. Thực tế người đồng tính làm việc trong tất cả các cơ quan, ngành nghề công việc như một xã hội thu nhỏ.
“Định kiến và kỳ thị xã hội do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng một trong những nguyên nhân quan trọng là hiểu biết về xu hướng tình dục đồng tình ở Việt Nam còn hạn chế và sai lệch. Cần phải có nhiều hoạt động truyền thông, giáo dục để giảm định kiến và kỳ thị tiến tới bảo vệ quyền bình đẳng cho người đồng tính”, TS Bình nói.
Theo vietbao
Hà Nội mở thêm 60 điểm đổi mũ bảo hiểm
Ủy ban An toàn giao thông quốc gia vừa cho biết, bắt đầu từ ngày mai 6/4, có 3 đơn vị kinh doanh mũ bảo hiểm: mũ bảo hiểm Á Long, mũ bảo hiểm Amoro và Chita sẽ mở thêm 60 điểm đổi mũ bảo hiểm thật cho người dân tại Hà Nội.
Bộ trưởng Giao thông đi thực tế xem dân đổi mũ bảo hiểm Bộ trưởng Giao thông đi thực tế xem dân đổi mũ bảo hiểm
Sáng 5/4, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho biết, sau 7 ngày triển khai chương trình đổi mũ bảo hiểm không đạt chuẩn lấy mũ bảo hiểm đạt chuẩn, chương trình đã thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận: ý thức của người dân về việc sử dụng mũ phù hợp quy chuẩn được nâng cao, cung cấp thêm thông tin cho người dân kiến thức về mũ bảo hiểm phù hợp quy chuẩn và tác hại của việc sử dụng mũ bảo hiểm không phù hợp quy chuẩn, giá cả được bình ổn trong thời gian đổi mũ người dân đổi được mũ bảo hiểm đạt chuẩn, thu hồi được các mũ không đạt chuẩn... Kết thúc đợt 1, số lượng mũ bảo hiểm đổi lên tới gần 40.000 chiếc.
Theo kế hoạch, đợt 2 của chương trình đổi mũ bảo hiểm đạt chuẩn sẽ diễn ra trong thời gian khoảng 2 tháng (tháng 4 và tháng 5), tại một số thành phố: Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Thái Bình, Ninh Bình... với sự tham gia của một số doanh nghiệp mũ bảo hiểm: Á Long, Amoro, Chita, Protec, Sammec, Hitech...
Cụ thể, bắt đầu từ ngày mai 6/4 đến hết ngày 12/4, hai đơn vị kinh doanh mũ bảo hiểm là Á Long và Amoro sẽ tổ chức 30 điểm đổi mũ bảo hiểm cho người dân Hà Nội.
Người Hà Nội chen nhau đổi mũ bảo hiểm đợt 1. Ảnh: Xuân Tùng
Dự kiến, sau ngày 12/4- 30/4, hai đơn vị này sẽ tổ chức thêm 64 điểm đổi mũ bảo hiểm thật tại địa bàn Hà Nội
Với hãng bảo hiểm Chita, đơn vị đã tham gia chương trình đổi mũ đợt một, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho biết, ngoài việc duy trì các điểm đổi mũ cũ tới ngày 15/5, từ ngày mai đơn vị này cũng sẽ mở thêm 31 điểm đổi mũ mới cho người dân Thủ đô.
Theo kế hoạch, sau ngày 15/4, mũ bảo hiểm Chita sẽ tổ chức thêm các điểm đổi mũ tại các huyện ngoại thành Hà Nội. Đồng thời, tổ chức một số điểm đổi mũ tại Hải Phòng.
Ngoài ra, trong lần đổi mũ bảo hiểm lần thứ hai này, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho biết, các đơn vị kinh doanh mũ bảo hiểm Protec, mũ bảo hiểm Samnec, Hitech... sẽ tham gia đổi mũ bảo hiểm cho người dân tại các thành phố: TPHCM, Hải Phòng, Ninh Bình, Thái Bình...
Từ 23/3 đến hết ngày 25/3, hai đơn mũ bảo hiểm Á Long và Chita đã thực hiện việc đổi mũ bảo hiểm thật có trợ giá cho người tham gia giao thông Thủ đô tại 12 địa điểm. Tại các điểm bán hàng trên, người tham gia giao thông khi mua mũ bảo hiểm, mỗi khách hàng sẽ được giảm giá từ 30.000 - 100.000 đồng/mũ, tùy loại so với giá niêm yết của nhà sản xuất.
Đây là một trong những hành động thiết thực của Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia nhằm cung cấp cho người tham gia giao thông những chiếc mũ bảo hiểm chính hãng, có tác dụng bảo vệ sự an toàn cho người sử dụng khi xảy ra va chạm tai nạn giao thông và bảo vệ người tiêu dùng trước nạn mũ giả đang được bày bán tràn lan trên vỉa hè các tuyến phố của các thành phố lớn.
Theo vietbao
Hà Nội cho phép trông xe dưới gầm cầu đường trên cao Lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải và UBND Hà Nội vừa thống nhất sẽ cho phép trông giữ xe dưới gầm cầu ở đường trên cao thuộc tuyến vành đai 3, tuy nhiên sẽ chỉ được phép ở từng đoạn phù hợp sau khi đã khảo sát. Sáng 4/4, lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải đã có buổi làm việc với...