Bộ Y tế: Dịch bệnh trong nước cơ bản được kiểm soát
Tình hình dịch bệnh trong nước cơ bản đã được kiểm soát, số ca mắc mới bắt đầu xu hướng chững lại, theo Bộ Y tế.
Chiều 8/6, Thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống Covid-19 (Ban chỉ đạo) thảo luận về công tác phòng, chống dịch; nâng cao năng lực xét nghiệm; hoàn thiện quy trình, hệ thống công nghệ quản lý người nhập cảnh, trong đó có những người đã tiêm vaccine phòng Covid-19.
Tính từ 27/4 đến nay, cả nước ghi nhận tổng cộng 6.165 ca mắc Covid-19; số ca trong nước là 5.875; số ca nhập cảnh là 300; đang điều trị 5.294; tử vong 18.
Dịch bệnh đã xuất hiện ở 39 tỉnh, thành, trong đó 16 địa phương đã qua 14 ngày không ghi nhận ca mắc mới; 7 địa phương không có lây nhiễm thứ phát; 16 địa phương chưa qua 14 ngày với tổng số 5.817 ca mắc.
5 tỉnh, thành ghi nhận số ca mắc cao là: TP HCM, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Đà Nẵng. Các trường hợp mắc mới hầu hết là F1 đã được cách ly từ trước hoặc trong khu vực phong toả.
Nhận định tình hình dịch bệnh trong nước cơ bản đã được kiểm soát, tuy nhiên, Bộ Y tế cho rằng trong những ngày tới, tại Bắc Giang, Bắc Ninh, TP HCM có thể sẽ tiếp tục ghi nhận thêm ca mắc mới do nhiều trường hợp đã bị phơi nhiễm từ trước…
Video đang HOT
Ngoài ra, có thể ghi nhận một số trường hợp mắc đơn lẻ tại một số địa phương khác từ những người nhập cảnh trái phép, hoặc từ những trường hợp tiếp xúc với ca bệnh tại một số ổ dịch cũ.
Lực lượng chức năng phun khử khuẩn ở TP Hà Tĩnh, ngày 8/6. Ảnh: Đức Hùng.
Ban chỉ đạo và các chuyên gia nhận định nếu các địa phương kiểm soát tốt thì dịch bệnh cơ bản được khống chế, dập dịch trong tháng 6. Tuy nhiên, cả nước sẽ vẫn ghi nhận ca mắc lẻ tẻ trong cộng đồng, khác với khoảng thời gian dài không ghi nhận ca nhiễm như trước đây.
Bộ Y tế thúc đẩy thí điểm sử dụng công nghệ, sinh phẩm xét nghiệm Covid-19 qua nước bọt; tiếp cận công nghệ, phương pháp sàng lọc kết hợp xét nghiệm sinh học, quang học và trí tuệ nhân tạo (AI).
Hai phương pháp xét nghiệm trên đã được thực hiện tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2, bước đầu cho kết quả khả quan. Trong tuần này, Bộ Y tế sẽ có đánh giá, đề xuất triển khai thí điểm trên thực địa vùng có dịch.
Ban chỉ đạo yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông khẩn trương hoàn thiện hệ thống công nghệ quản lý người nhập cảnh trong một tuần nữa , để Bộ Y tế nghiệm thu, đưa vào hoạt động chính thức. Nhu cầu đưa đón chuyên gia, người nước ngoài vào Việt Nam rất lớn.
Hệ thống này kết hợp với quy trình đang được Bộ Y tế hoàn thiện, tạo thành chu trình quản lý khép kín từ lúc tiếp nhận nhu cầu cho đến khi nhập cảnh vào Việt Nam; cách ly tập trung; hết thời gian theo dõi y tế tại nhà.
Dự kiến người nhập cảnh được phân loại thành các nhóm khác nhau, trong đó có nhóm đã tiêm vaccine. Nhóm này được kiểm được kiểm trabằng xét nghiệm để khẳng định vaccine có hiệu quả thì rút ngắn thời gian cách ly tập trung còn một tuần, thay vì 21 ngày như quy định hiện hành.
Ngành y đau đầu vì 'thuốc gia truyền', 'thuốc đông y' quảng cáo tràn lan trên mạng, TV
Đại diện Bộ Y tế cho biết hiện nay, thuốc y học cổ truyền, đặc biệt là thuốc gia truyền chưa đảm bảo nguồn gốc, chất lượng, lại được quảng cáo tràn lan trên tivi và mạng xã hội.
Quảng cáo thuốc đông y chữa bệnh trên Facebook - Ảnh: Q.ĐỊNH
Báo cáo tại Hội nghị tổng kết 10 năm phát triển y học cổ truyền tại TP.HCM diễn ra mới đây, ông Đỗ Văn Dũng - trưởng phòng nghiệp vụ dược, Sở Y tế TP.HCM - cho biết hiện thành phố có 1.548 cơ sở y học cổ truyền tư nhân. Trong năm 2020, Thanh tra Sở Y tế TP.HCM đã kiểm tra 30 cơ sở, phát hiện 2 cơ sở vi phạm và 5 cơ sở đang chờ thanh tra xử lý.
Theo ông Nguyễn Thế Thịnh - cục trưởng Cục Quản lý y dược cổ truyền, Bộ Y tế, chỉ có 30/1.548 cơ sở y học cổ truyền tư nhân tại TP.HCM được thanh kiểm tra là quá ít, trong khi đó tình trạng quảng cáo thuốc y học cổ truyền không rõ nguồn tràn lan trên mạng xã hội, tivi.
Ông Thịnh cho hay bất kỳ sản phẩm thuốc nào cũng phải dựa trên bằng chứng, khoa học nên các bài thuốc y học cổ truyền cũng phải xây dựng và phát triển dựa theo yêu cầu này. Tuy nhiên thực tế hiện nay, thuốc y học cổ truyền, đặc biệt là thuốc gia truyền chưa đảm bảo nguồn gốc, chất lượng, lại xuất hiện tình trạng quảng cáo tràn lan trên tivi và mạng xã hội.
"Hiện nay chúng ta suốt ngày nghe quảng cáo thuốc y học cổ truyền ra rả trên tivi, nào điều trị tận gốc, không hại, trong khi không biết chất lượng dược liệu như thế nào? Chúng tôi rất đau đầu điều này" - ông Thịnh nói và đề nghị Sở Y tế TP.HCM cần tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra để kiểm soát chặt hơn nữa công tác quản lý y dược học cổ truyền.
Theo quy định, các cơ sở sản xuất thuốc gia truyền được sở y tế địa phương cấp phép và chỉ lưu hành trong phạm vi tỉnh. Các bài thuốc này chỉ được lưu hành toàn quốc khi được Bộ Y tế và cơ quan chịu trách nhiệm về quản lý y dược cổ truyền cấp phép.
Để hạn chế tình trạng thuốc đông y quảng cáo tràn lan, ông Thịnh cho biết trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ xây dựng hệ thống công nghệ thông tin phát triển hơn nữa để truy xuất nguồn gốc, chất lượng dược liệu. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra ngành y dược cổ truyền tư nhân, đảm bảo thuốc đông y phải phát triển dựa trên khoa học bằng chứng.
TP.HCM tìm thấy 40 người liên quan ca Covid-19 ở Bình Dương Các trường hợp này gồm những người đi cùng chuyến bay VJ275 với bệnh nhân 1801 (trú tại huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương). Theo cập nhật của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), thành phố đã tìm thấy tổng cộng 153 người liên quan bệnh nhân nam, 28 tuổi, lưu trú ở quận 11, đến từ Hải Dương. Trong đó,...