Bộ Y tế đem mẫu sản phẩm KFC đi xét nghiệm chất gây ung thư
Cùng với khoai tây chiên KFC, Bô cũng yêu câu lây 3 mâu bim bim ngâu nhiên trên thị trường đê đem đi xét nghiêm chât gây ung thư.
Cục an toàn vệ sinh thực phẩm – Bộ Y Tế vừa gửi đi văn bản đề nghị Viện kiểm dịch an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia triển khai gấp một số nội dung liên quan việc giám sát mẫu khoai tây chiên, bim bim không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Cụ thể, Cục yêu cầu Viện lấy ngẫu nhiên 3 mẫu sản phẩm khoai tây chiên tại các cửa hàng thuộc hệ thống của KFC và 3 mẫu sản phẩm bim bim đang lưu thông trên thị trường. Mỗi cơ sở giám sát lấy 1 mẫu. Các mẫu này sẽ được đem đi xét nghiệm các chỉ tiêu về chất acrylamide và chất polycyclic aromatic hydrocarbons (PAH).
Cùng với khoai tây chiên KFC, Bộ cũng yêu cầu lấy 3 mẫu bim bim ngẫu nhiên trên thị trường để đem đi xét nghiệm chất gây ung thư.
Các xét nghiệm phải được hoàn tất nhanh chóng và gửi báo cáo kết quả về Cục An toàn thực phẩm trước ngày 21/7/2014. Theo chỉ đạo của Cục, quá trình kiểm tra này sẽ sử dụng nguồn kinh phí kiểm tra nhà nước về chất lượng sản ph ẩm thực phẩm lưu thông trên thị trường năm 2014.
Yêu cầu kiểm tra được lãnh đạo Cục an toàn vệ sinh thực phẩm gửi đi sau khi cơ quan này tiếp nhận thông tin cảnh báo của Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu (EFSA), vừa phát hiện một hóa chất có tên là acrylamide gây ung thư được tìm thấy trong bim bim, cà phê, khoai tây chiên, bánh mì nướng bị cháy, khoai tây chiên giòn và một số loại thức ăn nhanh của trẻ em gây ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng.
Video đang HOT
Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu EFSA còn đưa ra đề xuất, các chính phủ cần phải thiết lập các khung kiểm soát pháp lý mới đối với ngành công nghiệp thực phẩm, nhằm cố gắng giảm lượng hóa chất dễ gây ung thư trong các sản phẩm bày bán ở nhà hàng và siêu thị.
Trước đó, tờ Daily Mail dẫn lời Tiến sĩ Diane Benford, chủ tịch một ủy ban EFSA điều tra về acrylamide, cho biết: “Acrylamide đi vào cơ thể qua đường miệng được hấp thu từ hệ thống dạ dày – ruột, phân phát tới mọi cơ quan nội tạng và được chuyển hóa rộng khắp. Glycidamide, một trong những chất chuyển hóa chính từ quá trình này, là nguyên nhân nhiều khả năng gây đột biến gen và hình thành khối u nhất, quan sát được trong các nghiên cứu ở động vật”.
Một nghiên cứu được công bố bởi Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm Anh (FSA) năm 2013 cũng cho thấy, tăng nồng độ hóa chất làm tăng nguy cơ ung thư đã được tìm thấy trong thực phẩm có thương hiệu lớn từ khoai tây chiên KFC, khoai tây chiên giòn, bánh quy gừng và thậm chí trong ngũ cốc ăn sáng khỏe mạnh.
Theo lí giải của lãnh đạo Cục, việc kiểm tra được thực hiện “để chủ động giám sát phát hiện và quản lý mối nguy này”.
Theo Trí thức trẻ
Tìm chất gây ung thư trong khoai tây chiên, bim bim
Cục An toàn thực phẩm (ATTP) đã đề nghị triển khai gấp việc lấy ngẫu nhiên 3 mẫu sản phẩm khoai tây chiên tại các cửa hàng thuộc hệ thống của KFC và 3 mẫu sản phẩm bim bim đang lưu thông trên thị trường để xét nghiệm chất acrylamide và chất polycyclic aromatic hydrocarbons (PAH).
Thức ăn nhanh được trẻ nhỏ rất thích nhưng ẩn chứa nhiều acrylamide gây ung thư - Ảnh: shutterstock
Thông tin trên được ông Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục ATTP, Bộ Y tế, xác nhận. Theo ông Trung, xuất phát từ cảnh báo của Cơ quan Quản lý ATTP châu Âu (EFSA) vừa phát hiện hóa chất có tên là acrylamide gây ung thư được tìm thấy trong bim bim, cà phê, khoai tây chiên, bánh mì nướng bị cháy và một số loại thức ăn nhanh của trẻ em gây ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng, Cục đã đề nghị Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia triển khai gấp việc lấy mẫu xét nghiệm trong tuần này. Theo Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia, việc tìm các chất trên hoàn toàn trong khả năng của viện và dự kiến sẽ có kết quả báo cáo lên Cục ATTP trước 21.7.
Cũng cần nói rõ, đây là đợt lấy mẫu để xét nghiệm ngẫu nhiên không nhắm vào duy nhất một sản phẩm nào và các sản phẩm được chọn xét nghiệm chưa hẳn sẽ có những chất gây hại nói trên.
Acrylamide có nhiều ở phần "giòn, thơm, vàng ruộm"
Nguy cơ này có thể xảy ra ngay tại gia đình nếu chế biến thực phẩm không đúng. Do đó, dầu ăn nên ở nhiệt độ không quá 120 độ C; mỡ nên dưới 150 độ C. Nếu chiên trong mỡ ở nhiệt độ 180 - 200 độ thì chỉ trong thời gian rất ngắn, không quá 2 phút. Dầu mỡ chiên rán nhiệt độ cao chỉ dùng một lần; không nên nướng thực phẩm trực tiếp trên lửa, không để cháy
Ông Nguyễn Lâm Hùng,
Trưởng phòng Giám sát ngộ độc thực phẩm Cục ATTP
Theo EFSA, acrylamide là một hợp chất được sinh ra trong quá trình chế biến các loại thực phẩm giàu tinh bột và asparagine (một loại axít amin tự nhiên rất phổ biến) ở nhiệt độ cao (từ 150oC) bằng các phương thức như: chiên, rô ti, đút lò... Acrylamide có nhiều trong cà phê, bánh snack, khoai tây chiên, bánh quy... Mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm acrylamide, nhưng xét về tỷ lệ giữa nồng độ hợp chất này có trong thực phẩm với trọng lượng cơ thể thì trẻ em là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất. Bên cạnh đó, những phần "giòn, thơm, vàng ruộm" của các món ăn được chế biến ở nhiệt độ cao là nơi có lượng acrylamide cao nhất.
Theo Cơ quan Quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường Pháp (ANSES), trẻ em dễ bị hấp thu chất này qua các loại bánh kẹo chế biến sẵn, thức ăn nhanh còn người lớn thường "nạp" acrylamide qua cà phê, đặc biệt là cà phê đen.
Chủ tịch nhóm nghiên cứu về chuỗi thực phẩm CONTAM Diane Benford giải thích thêm: "Acrylamide khi được hấp thụ qua hệ tiêu hóa sẽ được phân phối và chuyển hóa ở tất cả các cơ quan. Một trong những sản phẩm của quá trình chuyển hóa này là glycidamide bị xem là nguyên nhân hàng đầu gây đột biến gien dẫn đến ung thư trong các nghiên cứu trên động vật". Từ năm 1994, acrylamide đã bị Trung tâm nghiên cứu ung thư quốc tế (CIRC) xác nhận là tác nhân gây ung thư đối với động vật và có thể cả với con người. Ngoài ung thư, các nghiên cứu còn cho thấy chất này có thể gây tác hại đối với hệ sinh dục nam, hệ thần kinh, với thai nhi và trẻ sơ sinh.
Ông Nguyễn Lâm Hùng, Trưởng phòng Giám sát ngộ độc thực phẩm Cục ATTP, cảnh báo: "Các thức ăn giàu đạm, béo, chất bột chỉ nên chế biến ở nhiệt độ phù hợp, nếu ở nhiệt độ cao sẽ làm mất đi các chất có lợi cho sức khỏe (ví dụ như vitamin C, B1). Đáng lưu ý, nếu chất béo (như dầu, mỡ) khi chế biến ở nhiệt độ cao, dầu mỡ chiên đi chiên lại nhiều lần sẽ sinh ra một số chất nguy hại cho sức khỏe, trong đó có chất acrylamide".
Cũng theo ông Hùng: "Nguy cơ này có thể xảy ra ngay tại gia đình nếu chế biến thực phẩm không đúng. Do đó, dầu ăn nên ở nhiệt độ không quá 120 độ C; mỡ nên dưới 150 độ C. Nếu chiên trong mỡ ở nhiệt độ 180 - 200 độ thì chỉ trong thời gian rất ngắn, không quá 2 phút. Dầu mỡ chiên rán nhiệt độ cao chỉ dùng một lần; không nên nướng thực phẩm trực tiếp trên lửa, không để cháy".
Sẽ lấy mẫu đại trà Trả lời thắc mắc của PV Thanh Niên vì sao chỉ lấy 3 mẫu sản phẩm khoai tây chiên tại các cửa hàng thuộc hệ thống của KFC, ông Trần Quang Trung cho biết trước mắt sẽ lấy mẫu khoai tây chiên của KFC do đơn vị này chiếm thị phần lớn, sau đó sẽ tiến hành lấy mẫu khoai tây chiên của các công ty cung cấp đồ ăn nhanh khác để kiểm tra chất nói trên.
Liên Châu - Thanh Tùng - Lan Chi
Theo TNO
7 thực phẩm đen phải bỏ ngay khỏi bữa ăn nếu không muốn ung thư Các chuyên gia đã nghiên cứu và phát hiện ra rằng có một mối liên hệ giữ chế độ ăn uống hàng ngày và nguy cơ ung thư mắc phải. Mặc dù điều kiện sống tốt hơn nhưng dường như bệnh nhân ung thư ngày càng gia tăng năm này qua năm khác. Các chuyên gia đã nghiên cứu và phát hiện ra...