Bộ Y tế đề xuất phòng chống dịch thế nào để mở cửa lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới?
Bộ Y tế vừa có công văn phúc đáp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc xin ý kiến đối với dự thảo Phương án mở cửa lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới.
Theo đó, Bộ Y tế đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cân nhắc bổ sung, sửa đổi nội dung Dự thảo một số nội dung liên quan đến công tác phòng chống dịch COVID-19, cụ thể như sau:
Việc mở lại các hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới cần căn cứ trên kết quả đánh giá cấp độ dịch bệnh tại mỗi địa phương, khu vực dự kiến cung cấp dịch vụ lưu trú, thăm quan, vui chơi, giải trí…cho khách du lịch, đồng thời địa phương cần có kế dự phòng, đáp ứng với các tình huống dịch bệnh COVID-19 có thể xảy ra trong quá trình mở cửa đón khách du lịch nhằm đảm bảo an toàn tuyệt cho du khách và cộng đồng.
Việc mở lại các hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới cần căn cứ trên kết quả đánh giá cấp độ dịch bệnh tại mỗi địa phương, khu vực dự kiến cung cấp dịch vụ lưu trú, thăm quan, vui chơi, giải trí…cho khách du lịch (Ảnh minh hoạ – internet)
Nội dung Phương án cần quy định, làm rõ trách nhiệm của địa phương, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, dịch vụ lưu trú và đặc biệt cá nhân hành khách trong việc giám sát, quản lý, thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, lưu ý việc kiểm tra giám sát việc xét nghiệm, khai báo y tế, thực hiện 5K của hành khách trong những ngày đầu nhập cảnh (3 ngày đối với người đã tiêm đủ mũi vaccine và 7 ngày đối với người chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ mũi vaccine).
Về yêu cầu thực hiện phòng chống dịch với khách du lịch nhập cảnh Việt Nam, Bộ Y tế chia ra các đối tượng khác nhau.
Đối với du khách từ 12 tuổi trở lên
Phải tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19, liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày và không quá 06 tháng tính đến thời điểm nhập cảnh (được xác thực bằng Chứng nhận tiêm chủng/hộ chiếu vaccine đã được Việt Nam công nhận hoặc các giấy tờ hợp pháp hoá/xác nhận tại cơ quan có thẩm quyền nếu loại Giấy đó chưa được công nhận để sử dụng trực tiếp tại Việt Nam);
Hoặc đã từng bị nhiễm SARS-CoV-2 (được xác thực bằng Giấy chứng nhận xét nghiệm dương tính với SAR-COV-2 bằng phương pháp RT-PCR mẫu đơn hoặc giấy xác nhận đã khỏi bệnh COVID-19 hoặc các giấy tờ tương đương xác nhận đã khỏi bệnh do cơ quan có thẩm quyền tại quốc gia/vùng lãnh thổ xét nghiệm, điều trị cấp không quá 6 tháng tính đến thời điểm nhập cảnh).
Người có nguy cơ cao như người từ 65 tuổi trở lên, phụ nữ có thai, người có bệnh lý nền (nhưng không phải theo dõi, điều trị tại cơ sở y tế), hạn chế đi du lịch cho đến khi có khuyến cáo mới. Thực hiện nghiêm ngặt việc tuân thủ tiêm đủ mũi vaccine phòng chống dịch COVID-19 trước khi nhập cảnh Việt Nam.
Video đang HOT
Có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 (bằng phương pháp RT- PCR/RT-LAMP) trong vòng 72 giờ trước khi nhập cảnh và được cơ quan có thẩm quyền của nước thực hiện xét nghiệm cấp chứng nhận.
Khai báo y tế trước khi nhập cảnh và bắt buộc sử dụng ứng dụng khai báo y tế (PC-COVID ) trong suốt thời gian lưu trú tại Việt Nam.
Tại cửa khẩu nếu có triệu chứng mắc COVID-19 (ho, sốt, đau họng, sổ mũi đau cơ, mất/giảm vị giác…) thì báo ngay cho cơ quan y tế tại cửa khẩu để thực hiện các biện pháp y tế theo quy định.
Phải thực hiện nghiêm khuyến cáo 5K trong suốt quá trình di chuyển từ cửa khẩu nhập cảnh về nơi lưu trú, rất hạn chế dừng, đỗ dọc đường, tiếp xúc với cộng đồng. Trường hợp đặc biệt/khẩn cấp phải dừng đỗ dọc đường thì phải thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19.
Trong vòng 24 giờ đầu (kể từ khi nhập cảnh), hành khách ở lại nơi lưu trú (không rời khỏi nơi lưu trú), thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2, nếu âm tính thì tự theo dõi sức khỏe, nếu dương tính thì thực hiện các biện pháp cách ly, xử lý y tế theo quy định.
Trong vòng 72 giờ đầu kể từ khi nhập cảnh, hành khách không nên rời khỏi nơi lưu trú.
Trường hợp sau 24 giờ (kể từ khi nhập cảnh) cần rời khỏi nơi lưu trú, hành khách cần phải làm xét nghiệm SAR-CoV-2 hàng ngày (xét nghiệm kháng nguyên nhanh hoặc PCR) âm tính (trước khi rời nơi lưu trú) cho đến khi kết thúc 72 giờ, đồng thời tiếp tục thực hiện nghiêm việc tự theo dõi sức khỏe cho đến khi đủ 10 ngày và thường xuyên thực hiện khuyến cáo 5K.
Trường hợp hành khách không rời nơi lưu trú trong vòng 72 giờ (kể từ khi nhập cảnh) chỉ thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 02 lần (lần 01 trong ngày đầu nhập cảnh, lần 2: lấy mẫu trong ngày thứ 3 kể từ khi nhập cảnh), nếu kết quả xét nghiệm lần 2 âm tính, hành khách có thể rời nơi lưu trú sau 72 giờ kể từ khi nhập cảnh, nhưng cần tiếp tục thực hiện nghiêm việc tự theo dõi sức khỏe cho đến đủ 10 ngày và thường xuyên thực hiện khuyến cáo 5K.
Du khách dưới 12 tuổi (trẻ em)
Một trong những yêu cầu thực hiện phòng chống dịch là du khách trên 12 tuổi phải tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19, liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày và không quá 06 tháng tính đến thời điểm nhập cảnh…
Không bắt buộc phải có xác nhận đã tiêm vaccine (bao gồm cả trẻ chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vaccine phòng chống dịch COVID-19) trước khi vào Việt Nam để tham gia du lịch cùng bố mẹ, người thân (đã đáp ứng yêu cầu).
Nếu trẻ đã được tiêm vaccine hoặc đã từng bị nhiễm SARS- CoV-2 thì thực hiện các biện pháp phòng chống dịch và xét nghiệm SARS-CoV- 2 (trừ trẻ dưới 2 tuổi) như đối với du khách từ 12 tuổi trở lên.
Trẻ chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vaccine hoặc chưa từng bị nhiễm SARS-CoV-2: không được ra khỏi nơi lưu trú trong vòng 24 giờ đầu (kể từ khi nhập cảnh), sau 24 giờ kể từ khi nhập cảnh nếu cần rời khỏi nơi lưu trú thì thực hiện xét nghiệm liên tục hàng ngày (xét nghiệm kháng nguyên nhanh hoặc PCR) trong vòng 7 ngày (trừ trẻ dưới 2 tuổi) trước khi rời khỏi nơi lưu trú, đồng thời tiếp tục thực hiện nghiêm việc tự theo dõi sức khỏe cho đến khi đủ 10 ngày và thường xuyên thực hiện khuyến cáo 5K.
Trẻ dưới 2 tuổi không bắt buộc phải xét nghiệm và được tham gia các hoạt động ngoài nơi lưu trú cùng bố mẹ, người thân (người đã đáp ứng yêu cầu) dù chưa được tiêm hoặc chưa từng bị nhiễm SARS-CoV-2, tiếp tục theo dõi sức khỏe và thường xuyên thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định.
Thủ tướng chỉ đạo khẩn về tiêm vaccine COVID-19 và một số biện pháp phòng, chống dịch
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu bố trí các điểm tiêm chủng tập trung, lưu động, tại nhà một cách khoa học, hợp lý, linh hoạt để mọi đối tượng được tiêm chủng miễn phí, kịp thời, đúng quy định.
"Thần tốc" hơn việc tổ chức tiêm vaccine mũi thứ 3
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 170/CĐ-TTg ngày 23/2/2022 gửi các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tiêm vaccine và một số biện pháp đẩy mạnh phòng, chống dịch COVID-19.
Công điện nêu rõ, thời gian qua, tình hình dịch bệnh vẫn trong tầm kiểm soát nhưng còn diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, khó dự báo; để giữ vững, củng cố và phát huy thành quả phòng chống dịch đã đạt được, tiếp tục mở cửa, đẩy mạnh phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nêu ra một số yêu cầu.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân Thủ đô.
Các cơ quan trong hệ thống chính trị, các bộ, ngành, các cấp, nhân dân và doanh nghiệp giữ vững bản lĩnh, kiên trì, kiên định, tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác và không hoang mang, lo sợ, mất bình tĩnh trong phòng chống dịch COVID-19; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện nghiêm các mục tiêu, yêu cầu, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, biện pháp, phương pháp đã được Đảng, Nhà nước đề ra và thực hiện có hiệu quả trên thực tế, nhất là Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và các hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các bộ, ngành có liên quan.
Từ kinh nghiệm trong nước, quốc tế thời gian qua cho ta thấy, cần phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm, quyết liệt, hiệu quả Chiến dịch tiêm chủng vaccine, tiếp cận nhanh các biện pháp điều trị, thuốc điều trị, đồng thời nâng cao ý thức chấp hành nghiêm túc, có hiệu quả các quy định phòng chống dịch của người dân; kiên quyết chống tiêu cực, tham nhũng trong phòng, chống dịch COVID-19.
Chủ tịch UBND tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả với các bộ, ngành lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện: Đẩy mạnh và thần tốc hơn nữa việc tổ chức tiêm vaccine mũi thứ 3 cho người từ 18 tuổi trở lên, hoàn thành trong Quý I năm 2022; tiêm mũi thứ 2 cho trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi, hoàn thành trong tháng 2 năm 2022; chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện bảo quản, địa điểm, nhân lực để tiêm chủng cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi ngay sau khi được cung ứng vaccine.
Tổ chức tiêm vaccine an toàn, khoa học, hợp lý, hiệu quả theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Bố trí các điểm tiêm chủng tập trung, lưu động, tại nhà một cách khoa học, hợp lý, linh hoạt để mọi đối tượng được tiêm chủng miễn phí, kịp thời, đúng quy định với phương châm "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người" và "tiêm chủng vừa là quyền lợi, vừa là trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước"; đặc biệt quan tâm đến người cao tuổi, người có bệnh nền, người không đi lại được, người có hoàn cảnh khó khăn, người yếu thế...; xây dựng ngay kế hoạch và thực hiện đẩy mạnh tuyên truyền, vận động những người chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ, các bậc phụ huynh khẩn trương, tích cực cho con em đi tiêm chủng kịp thời, an toàn, khoa học, hợp lý, hiệu quả, đúng quy định.
Khẩn trương thực hiện hợp đồng mua vaccine cho trẻ em
Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế chủ trì, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các bộ, ngành, các địa phương có liên quan tiếp tục kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc Chiến dịch tiêm chủng vaccine mùa Xuân năm 2022 an toàn, khoa học, hợp lý, hiệu quả và thần tốc hơn nữa cho tất cả các đối tượng được tiêm ở tất cả các địa phương; bảo đảm kịp thời, chất lượng, đủ vaccine để thực hiện Chiến dịch theo quy định.
Thúc đẩy khẩn trương thực hiện hợp đồng mua vaccine cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi theo Nghị quyết của Chính phủ và các quyết định, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Tiếp tục chủ động cập nhật, tiếp cận sớm với thông tin và các loại vaccine, thuốc, công nghệ, sinh phẩm, kít xét nghiệm... mới trên thế giới để phục vụ kịp thời, hiệu quả trong phòng, chống dịch COVID-19, phù hợp với diễn biến mới của tình hình.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra về giá, chất lượng đối với các loại vaccine, thuốc, sinh phẩm, kít xét nghiệm... Kịp thời phát hiện các sản phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc trên thị trường, xử lý nghiêm theo pháp luật các tổ chức, cá nhân lợi dụng tình hình, chính sách để trục lợi, làm ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch của Đảng, Nhà nước và bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, tính mạng của nhân dân.
Tiếp tục hoàn thiện và phổ biến ngay hướng dẫn chăm sóc, điều trị hiệu quả tại nhà cho người nhiễm COVID-19, nhất là trẻ em, đối với các trường hợp không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ, không gây quá tải cho các cơ sở y tế.
Thủ tướng Phạm Minh Chính
Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cập nhật, bổ sung kịp thời các hướng dẫn; tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy định về phòng chống dịch bệnh trong nhà trường và thực hiện mở cửa du lịch an toàn, hiệu quả.
Ngoài ra, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với Bộ Y tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các bộ, ngành có liên quan và các địa phương tiếp tục nắm chắc tình hình, cập nhật, bổ sung, hoàn thiện và thực hiện nhất quán các quy trình, phương án, hướng dẫn trong tổ chức dạy và học chủ động phòng, chống dịch COVID-19 một cách cụ thể, rõ ràng, dễ làm, dễ kiểm tra, giám sát để mở cửa trường học, mở cửa du lịch, bảo đảm an toàn, khoa học, hợp lý, hiệu quả và phù hợp với tình hình.
Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các bộ, ngành liên quan tiếp tục cập nhật, hoàn thiện phần mềm và các công cụ công nghệ thông tin phục vụ đắc lực, hiệu quả công tác phòng, chống dịch và bảo đảm an sinh xã hội, giữ gìn an ninh trật tự cho nhân dân.
Các cơ quan truyền thông, báo chí tích cực chủ động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các bộ, ngành liên quan và các địa phương liên tục cập nhật thông tin, chủ động xây dựng các chương trình truyền thông, cung cấp thông tin, hướng dẫn kỹ lưỡng, khoa học, hợp lý, hiệu quả công tác phòng, chống dịch COVID-19 bảo đảm đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước là thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 để phục hồi nhanh và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
'Chúng tôi không sợ COVID-19 mà sợ người dân hoảng loạn, thiếu niềm tin' Chúng tôi không sợ COVID-19 mà sợ người dân hoảng loạn, thiếu niềm tin. Rất mong người dân bình tĩnh, giảm sức ép đối với các nhân viên y tế để các bác sĩ tập trung cứu bệnh nhân nặng. Tọa đàm với sự tham gia của Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên; PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, giám đốc Bệnh viện...