Bộ Y tế đề xuất COVID-19 là bệnh nghề nghiệp hưởng BHXH
Đề xuất đưa bệnh COVID-19 vào danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) của Bộ Y tế đang nhận được nhiều ý kiến ủng hộ và góp ý bổ sung đối tượng người lao động tại nơi làm việc nhiễm COVID-19.
Nhiều nhân viên y tế lấy mẫu sẽ được đảm bảo quyền lợi từ đề xuất của Bộ Y tế – Ảnh: TỬ VĂN
Cần thiết, đảm bảo quyền lợi người lao động
Theo Bộ Y tế, bệnh COVID-19 là “bệnh nghề nghiệp khi phát sinh trong quá trình lao động do người lao động phải tiếp xúc với virus SARS-CoV-2″. Đối tượng hưởng BHXH là người lao động tại các cơ sở y tế; làm việc tại phòng thí nghiệm SARS-CoV-2 (lấy mẫu, xử lý, bảo quản và tiêu hủy mẫu); làm việc, phục vụ trong các bệnh viện điều trị người nhiễm COVID-19, khu cách ly tập trung, cách ly y tế vùng có dịch, hỗ trợ người nhiễm COVID-19 tại nhà…
Người tham gia phòng chống dịch, phục vụ, cứu trợ người nhiễm SARS-CoV-2 như nhân viên làm công tác xuất nhập cảnh; chiến sĩ hoặc sĩ quan thuộc lực lượng công an, quân đội cũng được đề xuất.
PGS.TS Lương Mai Anh, phó cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế), nhấn mạnh: “Việc bổ sung bệnh COVID-19 nghề nghiệp vào danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH là rất cần thiết, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động”.
Video đang HOT
“Dự thảo thông tư ban hành được thực hiện với quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật rút gọn và đang được lấy ý kiến rộng rãi các bộ, ngành, địa phương theo quy định. Ý kiến của các bộ ngành liên quan, đặc biệt là Bộ Lao động, thương binh và xã hội (LĐ-TB&XH), Tổng liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam và các cơ quan đơn vị, địa phương đóng vai trò quan trọng cho việc hoàn thiện để sớm ban hành thông tư”, PGS.TS Lương Mai Anh thông tin.
Nên mở rộng đối tượng
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online , ông Bùi Đức Nhưỡng, phó cục trưởng Cục An toàn lao động (Bộ LĐ-TB&XH), cho biết cục đã nhận được dự thảo đề xuất.
“Tất cả quy định về bệnh nghề nghiệp từ thủ tục, quy trình, ban hành đều do Bộ Y tế chủ trì. Những người lao động trong đề xuất nếu được hưởng sẽ nhận chế độ từ bảo hiểm như tất cả bệnh nghề nghiệp khác”, ông Nhưỡng cho hay.
Trong khi đó, ông Nguyễn Anh Thơ, quyền viện trưởng Viện Khoa học an toàn và vệ sinh lao động (Tổng LĐLĐ Việt Nam), cho rằng hàng vạn người lao động nhiễm COVID-19 tại nơi làm việc cũng cần được bổ sung để giải quyết đồng bộ.
Theo luật sư Nguyễn Thiên Quang – Đoàn luật sư TP Hà Nội, Bộ Y tế cần sớm ban hành thông tư theo quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và có thể giảm bớt khâu thẩm tra vì tính cấp thiết lúc này. Sau đó, các cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn người sử dụng lao động và các đối tượng khác thực hiện thông tư mới của Bộ Y tế để hỗ trợ người lao động đủ điều kiện.
Người lao động được lợi gì?
Căn cứ theo quy định tại Luật an toàn vệ sinh lao động 2015, nếu trường hợp bệnh lý phát sinh do COVID-19 được bổ sung vào danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH thì người lao động được người sử dụng lao động hỗ trợ chi phí chữa bệnh, các chi phí mà bảo hiểm y tế (BHYT) không chi trả và được trả phí giám định suy giảm khả năng lao động (kết luận suy giảm dưới 5%). Trường hợp người lao động chưa tham gia BHYT thì được thanh toán toàn bộ chi phí y tế.
Bên cạnh đó, người lao động được trả tiền lương khi nghỉ việc để điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động và giám định y khoa mức suy giảm khả năng lao động, khám bệnh nghề nghiệp hằng năm.
Theo thống kê chưa đầy đủ của Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế), trên 2.000 cán bộ y tế nhiễm COVID-19 khi làm nhiệm vụ. Trước đó, vào chiều 6-9 tại họp báo Chính phủ, trung tướng Tô Ân Xô, chánh văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an, cho hay hơn 2.400 cán bộ, chiến sĩ công an bị nhiễm COVID-19.
Đảm bảo nguồn nước sạch ở nông thôn
Qua kiểm tra của cơ quan chức năng trong tỉnh thời gian qua, do gặp nhiều khó khăn nên nhiều đơn vị cấp nước ở khu vực nông thôn trên địa bàn Đồng Nai chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn do Bộ Y tế đưa ra.
Nhân viên y tế Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh lấy mẫu nước tại chi nhánh cấp nước Xuân Lộc để kiểm tra các tiêu chuẩn về nước sạch. Ảnh: Hoàn Lê
Cụ thể, trong năm 2020, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã kiểm tra 42 cơ sở cấp nước tại 9 huyện và TP.Long Khánh. Qua đó, phát hiện 38 cơ sở chưa thực hiện việc lập và quản lý hồ sơ theo dõi, quản lý chất lượng nước, chưa thực hiện kiểm tra chất lượng nước định kỳ, chưa thực hiện công khai thông tin và báo cáo chất lượng nước cung cấp kết quả xét nghiệm cho khách hàng dùng nước khi có yêu cầu...
* Chất lượng nước ở nhiều nơi chưa đảm bảo
Hiện 100% các đơn vị cấp nước đang sử dụng nguồn nước ngầm làm nguyên liệu đầu vào. Trong 42 cơ sở được kiểm tra, có 26 cơ sở cấp nước có hệ thống xử lý và 16 cơ sở cấp nước trực tiếp từ giếng khoan thông qua bể chứa, không có hệ thống xử lý. Hầu hết các công trình xử lý nước đã xuống cấp, hoạt động không ổn định, đặc biệt là hệ thống châm khử trùng, nâng pH, khử sắt và mangan. Đa số hệ thống cấp nước do các HTX hoặc tư nhân quản lý, hoạt động thiếu hiệu quả do thiếu kinh phí duy tu, bảo dưỡng, không có nhân lực đáp ứng chuyên môn về quản lý, vận hành trạm cấp nước.
Đáng chú ý, trong số 42 mẫu được kiểm tra chỉ có 12 mẫu đạt tiêu chuẩn QCVN 02/2009/BYT, còn 30 mẫu không đạt. Kết quả xét nghiệm cũng cho thấy có 14 mẫu nhiễm vi sinh vật và 27 mẫu không đạt tiêu chuẩn về hóa lý.
Ông Lương Trường Vĩnh, Phó trưởng khoa Sức khỏe môi trường, y tế trường học, bệnh nghề nghiệp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết, nguyên nhân chủ yếu liên quan đến quá trình sử dụng và bảo quản các dụng cụ bơm nước, bể chứa, hệ thống ống dẫn lâu ngày chưa được thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, khử trùng định kỳ. Bên cạnh đó, khâu lắp đặt hệ thống xử lý với công nghệ chưa được phù hợp hoặc do thổ nhưỡng của từng vùng.
"Ngày 14-2-2018, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 41/2018/TT-BYT về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt (QCVN 01-1/2018/BYT) và quy định kiểm tra giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt có hiệu lực từ ngày 15-6-2019 thay thế cho QCVN 01/2009/BYT đối với nước ăn uống và QCVN 02/2009/BYT đối với nước sinh hoạt. Tuy nhiên, đa số các đơn vị cấp nước hiện mới chỉ đạt QCVN 02/2009/BYT (gồm 14 tiêu chỉ). Để đạt được 99 chỉ tiêu của QCVN 01-1/2018/BYT còn rất nhiều khó khăn" - ông Vĩnh nói.
* Cần nguồn kinh phí lớn
Để đạt được các quy chuẩn mới của Bộ Y tế đối với vấn đề nước sạch ở nông thôn cần có sự đầu tư kinh phí lớn.
Sau khi kết thúc dự án Cấp nước sạch nông thôn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016-202, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tiếp tục tham mưu Sở Y tế trình UBND tỉnh bố trí kinh phí xét nghiệm nước định kỳ theo hướng dẫn của Thông tư số 41/2018/TT-BYT. Với các cơ sở cấp nước, phải thường xuyên duy tu, bảo dưỡng hệ thống xử lý nước, đặc biệt là hệ thống khử trùng, đảm bảo hàm lượng Clo dư theo quy định. Thực hiện nghiêm túc chế độ kiểm tra chất lượng nước định kỳ và lập hồ sơ quản lý chất lượng nước và định kỳ báo cáo theo quy định. Trung tâm y tế các huyện, TP.Long Khánh cần tăng cường giám sát chất lượng nước theo thẩm quyền quản lý, đẩy mạnh tuyên truyền về vệ sinh môi trường, kiến thức về sử dụng và bảo quản nguồn nước đến từng hộ dân, người dân.
UBND tỉnh đã giao Sở Y tế chủ trì tham mưu xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt của tỉnh Đồng Nai.
Lớp tập phục hồi phổi trong viện Covid Những F0 ở Bệnh viện Phục hồi chức năng và Điều trị bệnh nghề nghiệp (quận 8), mỗi ngày được bác sĩ hướng dẫn các bài tập cải thiện hô hấp, phục hồi phổi. Việc tập luyện thường diễn ra mỗi ngày 2 lần, trong 10 phút vào sáng chiều, dành cho khoảng 15 đến 20 bệnh nhân Covid-19 có biểu hiện nhẹ....