Bộ Y tế đề xuất công nhận 7 loại giấy tờ để F0 điều trị tại nhà được hưởng bảo hiểm xã hội
Theo thống kê sơ bộ, tính đến 1/3/2022, cả nước có khoảng 920.000 F0 điều trị tại nhà và có nhu cầu cấp giấy chứng nhận mắc COVID-19 để hưởng chế độ, trong đó có chế độ nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội.
Bộ Y tế vừa có văn bản đề xuất Thủ tướng về giải quyết các vướng mắc chi trả chế độ nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người bệnh mắc COVID-19, đề xuất công nhận 7 loại giấy tờ để F0 điều trị tại nhà được hưởng chế độ này.
Khoảng 920.000 F0 điều trị tại nhà và có nhu cầu cấp giấy chứng nhận mắc COVID-19 để hưởng chế độ BHXH
Bộ Y tế cho biết, theo thống kê sơ bộ, tính đến 01/3/2022, cả nước có khoảng 920.000 F0 điều trị tại nhà và có nhu cầu cấp giấy chứng nhận mắc COVID-19 để hưởng chế độ, trong đó có chế độ nghỉ hưởng BHXH.
Tại một số địa phương, nhiều người lao động mắc COVID-19 tự điều trị tại nhà đang gặp rất nhiều khó khăn khi xin Giấy chứng nhận (GCN) nghỉ việc hưởng BHXH để làm căn cứ hưởng chế độ ốm đau, vì thủ tục rườm rà, mất nhiều thời gian.
Bộ Y tế đề xuất công nhận 7 loại giấy tờ để F0 điều trị tại nhà được hưởng bảo hiểm xã hội
Theo quy định hiện hành, việc cấp GCN nghỉ việc hưởng BHXH do các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện. Người lao động khi bị COVID-19 đa số chỉ được cấp Giấy xác nhận hoàn thành cách ly hoặc hoàn thành điều trị COVID-19 tại nhà do chính quyền địa phương cấp hoặc Trạm y tế cấp xã cấp.
NLĐ không thể sử dụng Giấy xác nhận này để tiến hành các thủ tục hưởng BHXH, vì vậy các trường hợp bị F0 chưa được thanh toán chế độ ốm đau chủ yếu là các trường hợp mắc COVID-19 cách ly điều trị tại nhà.
Mặt khác, do số lượng người dân bị COVID-19 có nhu cầu đến Trạm y tế xin giấy chứng nhận mắc Covid-19 rất lớn dẫn đến hệ thống y tế cơ sở ở nhiều nơi đang bị quá tải, các nhân viên y tế dang phải làm việc với cường độ rất cao nhưng vẫn không thể đáp ứng yêu cầu.
Video đang HOT
Ở một số nơi (đặc biệt là ở những tỉnh, thành phố đang có số ca mắc cao như: Hà Nội, Bắc Giang, Hải Dương, Hòa Bình, Bắc Ninh, Hải Phòng F0 điều trị tại nhà phải xếp hàng, tốn nhiều thời gian để được cấp giấy này.
Nhiều người đang là F0 nhưng vẫn tự mình đến Trạm y tế để làm thủ tục cấp giấy chứng nhận, do đó nguy cơ gây lây lan bệnh dịch bệnh. Đây là vấn đề đã được nhiều địa phương phản ánh đến Bộ Y tế đề nghị cần có hướng dẫn để giảm bớt thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động mắc COVID-19.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, số lượng người lao động mắc và nhu cầu cần được cấp GCN nghỉ việc hưởng BHXH ngày tăng cao, để đảm bảo quyền lợi của người lao động, phù hợp với bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biễn phức tạp ở nhiều địa phương, đồng thời cũng phải đảm bảo thực hiện đúng các quy định của Pháp luật, Bộ Y tế đã phối hợp Bộ LĐTBXH, BHXH Việt Nam và các đơn vị có liên quan đang khẩn trương nghiên cứu, rà soát nội dung thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế hướng dẫn để đưa vào dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 56/2017/TT-BYT.
Trước mắt ưu tiên sửa đổi, bổ sung các nội dung để giải quyết các vướng mắc liên quan đến việc cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đối với người lao động bị mắc COVID-19 và các vướng mắc trong quá trình tổ chức, thực hiện Thông tư số 56/2017/TT-BYT.
Bộ Y tế đề xuất công nhận 7 loại giấy tờ để F0 điều trị tại nhà được hưởng BHXH
Theo quy định tại điều 100, Luật BHXH, hồ sơ hưởng chế độ ốm đau đối với người mắc COVID-19 có hai giấy tờ: bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với người lao động hoặc con của người lao động điều trị nội trú; trường hợp người lao động hoặc con của người lao động điều trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
Thực tế F0 điều trị tại nhà, không thể đến cơ sở khám, chữa bệnh để được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH theo quy định tại Luật BHXH và Thông tư 56/2017/TT-BYT. Những người mắc COVID-19 điều trị tại nhà chỉ có các giấy tờ sau:
Quyết định cách ly tại nhà do chính quyền địa phương cấpGiấy xác nhận hoàn thành thời gian cách ly do chính quyền địa phương cấp Giấy xét nghiệm (Test nhanh hoặc PCR ) có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 do các cơ sở y tế cấp.Giấy xác nhận bị mắc COVID-19 của Trạm y tế xã, Trạm y tế lưu động, Tổ COVID cộng đồng; y tế cơ quan/doanh nghiệp.Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH do Trạm y tế xã, Trạm y tế lưu động cấp nhưng cấp lùi lại thời gian trước đó người lao động đã nghỉ việc để điều trị COVID-19 tại nhà.Quyết định phê duyệt danh sách hoàn thành cách ly y tế tập trungPhiếu xác nhận đã điều trị COVID-19 của các bệnh viện dã chiến
Tại tờ trình, Bộ Y tế cho biết đối chiếu với quy định của các văn bản Luật thì 7 loại giấy tờ nêu trên chưa được quy định trong Luật BHXH, Luật Khám bệnh, chữa bệnh và các Văn bản luật có liên quan khác. Vì vậy, Bộ Y tế chưa có cơ sở pháp lý để đưa vào hướng dẫn trong Dự thảo Thông tư sửa đổi bổ sung Thông tư số 56/2017/TT-BYT.
ể giải quyết những vướng mắc trên, bảo đảm quyền lợi cho người lao động, giảm thủ tục hành chính, giải quyết kịp thời chế độ BHXH cho người lao động, nhưng vẫn đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật và phù hợp với bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn ra phức tạp ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, Bộ Y tế xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng hai nội dung, cụ thể:
Cho phép Bộ Y tế áp dụng quy định tại Điều 146 Luật ban hành Văn bản quy phạm pháp luật đối với Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 56/2017/TT-BYT theo trình tự thủ tục rút gọn.
Bộ Y tế đề xuất Chính phủ ban hành nghị quyết công nhận 7 loại giấy tờ nêu trên có giá trị như giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, để BHXH làm hồ sơ hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động mắc COVID-19.
Trong trường hợp không ban hành nghị quyết, Bộ Y tế đề xuất Chính phủ giao thẩm quyền cho bộ trưởng Bộ Y tế được phép công nhận 7 loại giấy tờ nêu trên có giá trị như giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH và quy định mẫu, thẩm quyền cấp 7 loại giấy tờ nêu trên vào thông tư sửa đổi bổ sung thông tư số 56/2017/TT-BYT.
Bác sĩ 32 năm đi khiếu nại đã nhận 3,2 tỉ đồng, tiếp tục đòi 6,7 tỉ còn lại
Sau 32 năm đi khiếu nại, bác sĩ Nguyễn Ngọc Lợi đã được Trường đại học Y - dược (Đại học Thái Nguyên) bồi thường 3,2 tỉ đồng và đang tiếp tục yêu cầu bồi thường 6,7 tỉ đồng còn lại.
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Lợi kể về hành trình 32 năm đi khiếu nại của mình - Ảnh: THÂN HOÀNG
Ngày 8-2, ông Nguyễn Ngọc Lợi (69 tuổi, trú tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết đã nhận được 3,2 tỉ đồng tiền bồi thường từ Trường đại học Y - dược Thái Nguyên như cam kết trước đó.
Tuy nhiên, theo ông Lợi, tổng số tiền mà ông yêu cầu Trường đại học Y - dược Thái Nguyên phải bồi thường là 9,7 tỉ đồng.
Dù vậy, qua nhiều lần thương lượng, nhà trường cho hay chỉ có thể đảm bảo chi trả 3,2 tỉ đồng. Số tiền 6,7 tỉ đồng còn lại phải báo cáo cơ quan thẩm quyền để thống nhất trình Chính phủ cho phép "ghi chỉ tiêu ngân sách", từ đó nhà trường mới có nguồn chi trả cho ông Lợi.
Theo Trường đại học Y - dược Thái Nguyên, tại hội nghị cán bộ chủ chốt do trường tổ chức cuối năm 2021 vừa qua, cơ quan này chỉ thống nhất bồi thường tổng số tiền 3,2 tỉ đồng cho ông Lợi.
Việc ông Lợi tiếp tục yêu cầu, đề nghị bồi thường thêm cho mình theo các kênh khác, đó là quyền cá nhân của ông.
Về phần mình, ông Lợi cho hay, trong nhiều đợt trao đổi về việc bồi thường với các cơ quan khác nhau, ông đều yêu cầu Trường đại học Y - dược Thái Nguyên có văn bản báo cáo Bộ Giáo dục và đào tạo để cơ quan này trình Thủ tướng Chính phủ cho phép nhà trường được "ghi chỉ tiêu ngân sách", từ đó đủ cơ sở để bồi thường thêm số tiền 6,7 tỉ đồng.
Ông lợi khẳng định, nếu Trường đại học Y - dược Thái Nguyên không đồng ý báo cáo cơ quan thẩm quyền cho ghi chỉ tiêu ngân sách để bồi thường 6,7 tỉ đồng còn lại, ông sẽ khởi kiện ra tòa để đòi nốt số tiền này.
Ông Lợi nguyên là cán bộ đi B, sau được Ủy ban Thống nhất cử đi học tại Trường đại học Y Bắc Thái (nay là Trường đại học Y - dược, Đại học Thái Nguyên) từ năm 1977.
Dù có kết quả học tập không tồi nhưng do có mâu thuẫn với một số cán bộ nhà trường nên bảng điểm của ông đã bị sửa để đánh trượt tốt nghiệp, hồ sơ giấy tờ liên quan bị giữ lại trường.
Sau nhiều năm khiếu nại, Bộ Y tế đã thanh tra, các cơ quan trung ương xác nhận và Trường đại học Y Bắc Thái phải bảo lưu kết quả tốt nghiệp cho ông. Sau đó, ông được lựa chọn làm việc ở Ủy ban Hợp tác kinh tế văn hóa với Lào và Campuchia hoặc Bệnh viện Bưu điện, nhưng ông bị đẩy vào hoàn cảnh trớ trêu không có hồ sơ giấy tờ liên quan để bố trí công việc.
Nguyên do là Trường đại học Y Bắc Thái thông báo đã chuyển hồ sơ, điều ông về công tác tại Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phú và bị thất lạc hồ sơ.
Ông Lợi đã nhiều lần gửi đơn đến Bộ Y tế, Bộ GD-ĐT, Trường đại học Y Bắc Thái nhưng đều không được giải quyết.
Sau đó Thanh tra Chính phủ vào cuộc và kết luận việc để xảy ra khiếu nại và giải quyết các khiếu nại, kiến nghị của ông Nguyễn Ngọc Lợi từ năm 1990 đến năm 2020 của một số cơ quan, tổ chức còn thiếu trách nhiệm, chưa chính xác, giải quyết không khách quan.
Sự thờ ơ, thiếu trách nhiệm của nhiều cơ quan đã gây ra hậu quả khiến ông Lợi không được phân công công tác theo quy định, không thể xin được việc làm chính thức, không thực hiện được các thủ tục để được hưởng các quyền lợi liên quan như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chế độ người có công với cách mạng...
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2021 Nhiều thông tư, chính sách mới sẽ có hiệu lực từ ngày 1/11/2021; trong đó có Quyết định 28/2021/QĐ-TTg quy định quy định trong vòng 20 ngày kể từ ngày nhận được danh sách điều chỉnh, tức là vào khoảng 30/11/2021, cơ quan bảo hiểm xã hội phải chi trả tiền hỗ trợ cho người lao động tại doanh nghiệp. Người lao động...