Bộ Y tế đề xuất cấm bán rượu bia sau 10h đêm
Bán rượu bia có thể bị cấm sau 10h và trong thời gian nghỉ giữa các ca trong giờ làm việc.
Đây là một trong những nội dung của Dự thảo luật Phòng chống tác hại của rượu bia do Bộ Y tế đang xây dựng.
Theo dự thảo, Bộ Y tế quy định không được bán rượu bia sau 10h đêm đến h; trong thời gian nghỉ giữa các ca trong giờ làm việc. Người bán chỉ được bán rượu bia cho một người uống tại chỗ với hàm lượng tối đa không quá một đơn vị rượu/giờ với nam và 1/2 đơn vị/giờ với nữ (một đơn vị rượu là khoảng 2/3 chai bia 500 ml hoặc một lon bia 330 ml, một chén 30 ml rượu mạnh 40-43%).
Tất cả những người từ 60 tuổi trở lên uống khoảng 1 lon bia 330m, 30 ml rượu mạnh (40-43%) là lạm dụng rượu bia.
Video đang HOT
Bộ Y tế đề xuất cấm quảng cáo, khuyến mại, giới thiệu sản phẩm dưới mọi hình thức với rượu từ 15 độ trở lên; đồng thời áp dụng chính sách thuế phù hợp với rượu, bia và đồ uống có cồn khác nhằm hạn chế buôn lậu và sử dụng.
Bà Trần Thị Trang, Vụ Phó Vụ Pháp chế, Bộ Y tế
Bộ Y tế cũng đề xuất phải in cảnh báo sức khoẻ bằng hình ảnh trên nhãn rượu bia được sản xuất, nhập khẩu để kinh doanh tại Việt Nam.
Dự thảo cũng quy định cấm người dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, người có bệnh lý uống rượu bia các cơ sở y tế; giáo dục; vui chơi giải trí cho trẻ; nơi làm việc…
Bà Trần Thị Trang, Vụ Phó Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết, đây là dự thảo Bộ Y tế đưa ra để lấy ý kiến góp ý sao cho khả thi nhất.
Theo bà Trang, trên thực tế có nhiều nước cấm bán rượu sau 22h. Cụ thể: Thổ Nhĩ Kỳ cấm bán rượu tại siêu thị, cửa hàng từ 22h đến 6h. Na Uy cấm bán rượu tại một số địa điểm không quá 8 giờ tối.
Bà Trang lý giải, lạm dụng rượu bia không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người uống mà còn là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình, gây mất trật tự an ninh xã hội, mất an toàn giao thông và ảnh hưởng đến công việc.
Trên thực tế các quốc gia đều cấm bán rượu bia sau 22h và một số quy định hiện hành cũng cấm bán rượu bia sau 24h. Lần này, Bộ Y tế đưa ra sẽ có ý kiến rộng rãi, nếu phù hợp Bộ sẽ đưa vào quy định.
Bộ Y tế đưa ra dự thảo lấy ý kiến để đảm bảo tính khách quan, dự kiến năm 2015 mới trình Chính phủ và nếu đồng ý rộng rãi, năm 2017 mới có hiệu lực. Dự thảo sẽ tiếp tục được hoàn thiện nhằm phòng ngừa, ngăn chặn việc tiếp cận, sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác của người dân.
Việt Nam là nước tiêu thụ bia cao thứ 3 tại châu Á (sau Nhật Bản và Trung Quốc). Trong 10 năm qua tốc độ tiêu thụ bia của người Việt Nam đã tăng hơn 200%. Có đến đến 90% đàn ông Việt Nam uống rượu, bia; trong đó 1/4 trong số này sử dụng rượu, bia ở mức độ có hại. Có tới 4,4% người dân Việt Nam phải gánh chịu bệnh tật do hậu quả của rượu, bia mang lại. Rượu, bia là nguyên nhân trực tiếp của gần 40 loại bệnh, và là nguyên nhân gián tiếp của nhiều loại bệnh khác Theo thống kê của Viện Chiến lược chính sách y tế, có tới 4,4% người dân Việt Nam phải gánh chịu bệnh tật do hậu quả của rượu, bia mang lại. Điều tra về sức khoẻ vị thành niên và thanh niên (14-15 tuổi) cho thấy 69% nam và 28% nữ từng uống bia, rượu.
Theo Khampha