Bộ Y tế đề nghị Hà Nội giám sát chất lượng thuốc, phòng chống thuốc giả
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) ngày 12/8 có công văn gửi Sở Y tế Hà Nội về việc tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc, phòng chống thuốc giả.
Theo Cục Quản lý Dược, thời gian vừa qua, Sở Y tế Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị chức năng, Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm TP Hà Nội và phối hợp tốt các cơ quan chức năng liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh thuốc trên địa bàn Hà Nội và đã phát hiện, bắt giữ một số loại thuốc giả, thuốc nhập lậu, thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc lưu hành trái phép trên địa bàn.
Theo đó, Cơ quan chức năng đã phát hiện kho thuốc bất hợp pháp tại căn hộ chung cư cao cấp (tầng 18 Tòa nhà Hanoi Center Point, 27 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội) không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.
Cục QLTT thành phố Hà Nội kiểm tra địa điểm có dấu hiệu vi phạm.
Video đang HOT
Với diện tích khoảng 100m2, tất cả mọi ngóc ngách trong căn hộ từ nhà vệ sinh, tủ bát, các phòng ngủ hay bất cứ các góc trống đều được tận dụng để chứa trữ các mặt hàng thuốc tây. Các loại thuốc ở đây chủ yếu là các mặt hàng như thuốc kháng sinh Tavanic, thuốc chữa ung bướu Femera, thuốc chữa đau đầu Depakin, thuốc huyết áp Plavix, thuốc điều trị mỡ máu Crestor, thuốc trị tiểu đường các loại…do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất.
Chủ lô hàng được xác định là ông N.A.T sinh năm 1994, quê quán Đồng Nai. Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện cơ sở kinh doanh của ông N.A.T chưa đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định. Chủ hàng khai nhận toàn bộ số thuốc trên không có hoá đơn, chứng từ và được mua trôi nổi xung quanh Chợ thuốc Hapulico với giá rẻ rồi về bán lại kiếm lời.
“Việc sản xuất, buôn bán, sử dụng các loại thuốc trên gây nguy hại tới sức khỏe người tiêu dùng, gây bất an cho nhân dân và ảnh hưởng tới uy tín, quyền lợi của các nhà sản xuất, kinh doanh thuốc chân chính”, theo Cục Quản lý Dược.
Để tiếp tục tăng cường hiệu quả của công tác đấu tranh, phòng chống thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc kém chất lượng, đảm bảo hiệu quả điều trị, an toàn và sức khỏe cho người bệnh, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế TP. Hà Nội phối hợp với các cơ quan chức năng ( Cục Quản lý thị trường Hà Nội, Công an Hà Nội…) xác minh nguồn gốc xuất xứ của các lô thuốc không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ; hoạt động kinh doanh không có Giấy chứng nhận kinh doanh của kho thuốc trong vụ việc nêu trên; tiến hành xử phạt hành vi vi phạm theo quy định.
Đồng thời, tiếp tục triển khai thực hiện các hoạt động về tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc, phòng chống thuốc giả. Chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra (định kỳ và đột xuất) việc thực hiện các quy chế chuyên môn về dược của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc trên địa bàn; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm theo quy định đối với các trường hợp kinh doanh thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc nhập lậu, thuốc mua bán không có hóa đơn chứng từ hợp lệ, thuốc hết hạn sử dụng.
Cục Quản lý Dược cũng đề nghị Sở Y tế Hà Nội xây dựng kế hoạch và phối hợp với các cơ quan chức năng (Cơ quan Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Ban chỉ đạo 389 thành phố …), tiến hành cao điểm thanh tra, kiểm tra đấu tranh phòng chống thuốc giả, thuốc nhập lậu, thuốc không rõ nguồn gốc trên địa bàn, xử lý nghiêm các tổ chức cá nhân vi phạm…
Từ đầu năm tới nay, TP.HCM ghi nhận 17 ca tử vong do sốt xuất huyết
HCDC cho biết, thành phố ghi nhận thêm 1 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết, như vậy từ đầu năm đến nay đã có 17 trường hợp tử vong do bệnh này.
Trong tuần đầu tiên của tháng 8 (từ ngày 1 - 7/8), TP.HCM ghi nhận 3.066 ca bệnh sốt xuất huyết, tương đương so với số mắc tuần trước, giảm 6,4% so với trung bình 4 tuần trước, trong đó số ca nội trú giảm 3,5% và ngoại trú giảm 9,4%.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), số ca mắc có xu hướng giảm so với trung bình 4 tuần trước, tuy nhiên vẫn đang ở mức cao so với cùng kỳ các năm. Trong tuần, thành phố ghi nhận thêm 1 ca tử vong tại TP Thủ Đức, nâng tổng số ca tử vong do sốt xuất huyết trong năm nay lên 17 trường hợp.
Các vật dụng đọng nước lâu ngày dễ phát sinh lăng quăng.
Tích lũy từ đầu năm đến nay, TP.HCM có 39.449 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng 378,8% với cùng kỳ năm 202, với số ca sốt xuất huyết nặng là 679 ca.
Tỷ lệ ca nặng trên tổng số ca mắc sốt xuất huyết tính đến tuần qua là 1,72%, tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2021.
Cũng trong tuần qua, có 7/22 quận, huyện có số ca bệnh trong tuần tăng so với số ca trung bình 4 tuần trước, bao gồm các quận: 1, 6, 8, 11, Bình Tân, Phú Nhuận, Tân Bình. Riêng quận 11 có số ca bệnh trong tuần 32 tăng báo động so với trung bình 4 tuần trước.
Thành phố cũng ghi nhận thêm 181 ổ dịch sốt xuất huyết phát sinh ở 96 phường, xã thuộc 20/22 quận, huyện, TP Thủ Đức, giảm 18 ổ dịch mới so với 2 tuần trước đó.
18 trẻ tử vong do sốt xuất huyết, trên 70% là trẻ thừa cân, béo phì Đến nay cả nước ghi nhận hơn 136.075 ca mắc sốt xuất huyết, 45 người tử vong, trong đó có 18 trẻ em. Hội nghị trực tuyến tiến độ tiêm vắc xin COVID-19 và tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh sáng 2-8 tại Hà Nội - Ảnh: DƯƠNG LIỄU Đây là thông tin do Cục Quản lý khám chữa bệnh chia...