Bộ Y tế đề nghị Cuba cung ứng vắc-xin Covid-19 và chuyển giao công nghệ sản xuất
Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam đã làm việc trực tuyến với Bộ trưởng Bộ Y tế Cuba về việc cung ứng vắc-xin Covid-19 do Cuba sản xuất và chuyển giao công nghệ, sản xuất vắc-xin tại Việt Nam.
Tối 16-6, Bộ Y tế cho biết Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long vừa có cuộc làm việc trực tuyến với Bộ trưởng Bộ Y tế Cuba, lãnh đạo Trung tâm Kỹ thuật Gene và công nghệ sinh học Cuba, Tập đoàn Dược – sinh học Cuba về cung ứng vắc-xin Covid-19 do Cuba sản xuất và chuyển giao công nghệ, đóng ống vắc-xin này tại Việt Nam.
Tại cuộc làm việc, đại diện Cuba cho biết vắc-xin Covid-19 Abdala của Cuba đã trải qua 3 giai đoạn thử nghiệm lâm sàng. Giai đoạn 1, thử nghiệm trên 123 người, giai đoạn 2 thử nghiệm trên 660 người và giai đoạn 3 là trên 48.000 người trong độ tuổi từ 19-80 tuổi. Các kết quả thử nghiệm giai đoạn này cho thấy vắc-xin Covid-19 có tên Abdala có khả năng ngăn chặn các loại biến thể của virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, vắc-xin này chưa được thử nghiệm lâm sàng trên người ở bất kỳ quốc gia nào.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long làm việc trực tuyến với Bộ trưởng Bộ Y tế Cuba về cung ứng vắc-xin Covid-19- Ảnh: Trần Minh
Về năng lực sản xuất vắc-xin Covid-19 Abdala, Cuba cho hay có thể sản xuất khoảng 100 triệu liều/năm và Cuba chỉ sử dụng khoảng 30 triệu liều cho thị trường trong nước.
Bộ trưởng Bộ Y tế Cuba Jose Angel Portal Miranda cho biết Bộ Y tế Cuba thường xuyên kiểm tra các giai đoạn, các bước và đã đánh giá tất cả các giai đoạn lâm sàng của quá trình thử nghiệm, đồng thời thường xuyên làm việc với các đơn vị sản xuất vắc-xin để thúc đẩy tiến độ sản xuất, nhưng phải đảm bảo mọi công đoạn sản xuất tuân thủ đúng quy trình.
Phía Cuba bày tỏ sẵn sàng ký kết hợp tác với Việt Nam về cung ứng vắc-xin Abdala, đồng thời hợp tác với Việt Nam để chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin này. Nếu Việt Nam có nhu cầu về vắc-xin lớn hơn số vắc-xin hiện Cuba đang sản xuất, Cuba sẽ mở thêm 2 xưởng sản xuất để đáp ứng nhu cầu của Việt Nam.
Video đang HOT
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long gửi lời chúc mừng Cuba đã đạt được những thành tựu trong việc bào chế vắc-xin Covid-19 để đáp ứng nhu cầu phòng chống dịch của Cuba, đồng thời góp phần cùng thế giới ngăn chặn Covid-19.
Vắc-xin Abdala chưa được sử dụng tại nước nào ngoài Cuba
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long bày tỏ lời cảm ơn thiện chí của Cuba trong hợp tác với Việt Nam. Bộ Y tế Việt Nam hoàn toàn ủng hộ hợp tác này và giao cho Viện Vắc-xin và sinh phẩm Nha Trang (IVAC) là đơn vị đầu mối trong tiếp nhận chuyển giao công nghệ và sản xuất vắc-xin Abdala.
“Về khả năng mua vắc-xin, trên cơ sở trao đổi và khả năng và nhu cầu, Bộ Y tế sẽ báo cáo các cấp có thẩm quyền để quyết định số lượng cần mua” – Bộ trưởng Bộ Y tế nói.
Bộ trưởng Bộ Y tế cũng thông báo tại Việt Nam hiện có 2 vắc-xin ngừa Covid-19 đang ở giai đoạn thử nghiệm lâm sàng trên người, trong đó có 1 vắc-xin đang thử nghiệm giai đoạn 3 và 1 vắc-xin chuẩn bị chuyển sang giai đoạn 2.
Vắc-xin Covid-19 Abdala ngừa được chủng virus Châu Phi và Brazil
Theo Bộ Y tế Cuba, kết quả bước đầu thử nghiệm lâm sàng cho thấy vắc-xin Abdala có khả năng ngăn chặn được các loại biến thể SARS-CoV-2 lần đầu tìm thấy ở châu Phi và Brazil, có độ an toàn cao, độ miễn dịch tốt. Vắc-xin sẽ được tiêm 3 mũi, khoảng cách giữa 2 mũi tiêm là 14 ngày. Có thể bảo quản trong điều kiện nhiệt độ từ 2-8 độ C.
So với các vắc-xin Covid-19 đang và sắp đưa vào sử dụng ở Việt Nam, vắc-xin này có liều tiêm nhiều hơn 1 mũi tiêm. Hiện vắc-xin Abdala cũng chưa được sử dụng tại nước nào ngoài Cuba.
Bộ Y tế tìm nguồn cung vắc xin Covid-19 Abdala của Cuba
Vắc xin phòng Covid-19 Abdala của Cuba đã trải qua 3 giai đoạn thử nghiệm lâm sàng, song chưa được thử nghiệm lâm sàng trên người ở bất kỳ quốc gia nào.
Chiều muộn ngày 16/6, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế đã làm việc trực tuyến với ông Jose Angel Portal Miranda, Bộ trưởng Bộ Y tế nước Cộng hòa Cuba; lãnh đạo của Trung tâm Kỹ thuật Gen và Công nghệ sinh học Cuba (CIGB), Tập đoàn Dược - Sinh học Cuba (BIOCUBAFARMA) về vấn đề cung ứng vắc xin phòng Covid-19 do Cuba sản xuất và chuyển giao công nghệ sản xuất, đóng ống vắc xin này tại Việt Nam.
Vắc xin phòng Covid-19 Abdala của Cuba đã trải qua 3 giai đoạn thử nghiệm lâm sàng. Giai đoạn một thử nghiệm trên 123 người, giai đoạn 2 thử nghiệm trên 660 người và giai đoạn 3 trên 48.000 người trong độ tuổi từ 19-80 tuổi. Các kết quả thử nghiệm giai đoạn này cho thấy vắc xin Abdala có khả năng ngăn chặn các loại biến thể của virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên vắc xin này chưa được thử nghiệm lâm sàng trên người ở bất kỳ quốc gia nào.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long (Ảnh: Minh Đức).
Bộ trưởng Jose Angel Portal Miranda cho biết Bộ Y tế Cuba thường xuyên kiểm tra các giai đoạn, các bước và đã đánh giá tất cả các giai đoạn lâm sàng của quá trình thử nghiệm.
Về năng lực sản xuất vắc xin Abdala, Cuba cho biết có thể sản xuất khoảng 100 triệu liều/năm và Cuba chỉ sử dụng khoảng 30 triệu liều cho thị trường trong nước.
Phía Cuba bày tỏ sẵn sàng ký kết hợp tác với Việt Nam về cung ứng vắc xin Abdala, đồng thời hợp tác với Việt Nam để chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin này. Nếu Việt Nam có nhu cầu về vắc xin lớn hơn số vắc xin hiện Cuba đang sản xuất, thì Cuba sẽ mở thêm 2 xưởng sản xuất để đáp ứng nhu cầu của Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long bày tỏ lời cảm ơn và giao cho Viện Vắc xin và sinh phẩm Nha Trang (IVAC) là đơn vị đầu mối trong tiếp nhận chuyển giao công nghệ và sản xuất vắc xin Abdala.
"Về khả năng mua vắc xin, trên cơ sở trao đổi và khả năng và nhu cầu, Bộ Y tế sẽ báo cáo các cấp có thẩm quyền để quyết định số lượng cần mua", Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.
- Kết quả bước đầu thử nghiệm lâm sàng cho thấy vắc xin Abdala có khả năng ngăn chặn được các loại biến thể SARS-CoV-2 lần đầu tìm thấy ở châu Phi và Brazil, có độ an toàn cao, độ miễn dịch tốt.
- Vắc xin sẽ được tiêm 3 mũi, khoảng cách giữa hai mũi tiêm là 14 ngày.
- Có thể bảo quản trong điều kiện nhiệt độ từ 2-8 độ C.
Bài học kinh nghiệm New Zealand chiến thắng Covid-19 New Zealand thành công đẩy lùi Covid-19 nhờ cách tiếp cận khoa học như so sánh các nghiên cứu từ nhiều quốc gia và tiên liệu trước mô hình dịch bệnh. Khi Covid-19 lần đầu tấn công vào năm ngoái, các thông tin về nó thay đổi theo ngày. Juliet Gerrard, cố vấn khoa học của Thủ tướng Jacinda Ardern, phải loại bỏ...