Bộ Y tế đàm phán mua vaccine Covid-19 Johnson & Johnson
Sáng 4/6, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long làm việc trực tuyến với đại diện hãng dược Johnson & Johnson về việc nhập khẩu vaccine Covid-19 tại Việt Nam.
Bộ trưởng Long chia sẻ quan điểm của Việt Nam là làm sao để “tiếp cận vaccine nhanh nhất, sớm nhất và rộng nhất để phục vụ nhu cầu tiêm chủng của người dân”. Ông mong muốn Johnson & Johnson có kế hoạch cung ứng vaccine Covid-19 cho Việt Nam và hợp tác gia công, chuyển giao công nghệ để thiết lập nhà máy sản xuất vaccine tại Việt Nam.
Ông Long nhấn mạnh, hiện nay rất nhiều tập đoàn lớn của Việt Nam muốn tham gia vào chuỗi cung ứng vaccine toàn cầu. Việt Nam cũng là một trong hơn 40 quốc gia có thể sản xuất được vaccine phục vụ nhu cầu tiêm chủng của người dân. Do đó, kinh nghiệm sản xuất vaccine của các nhà máy của Việt Nam được đảm bảo. Hệ thống quản lý quốc gia về vaccine (NRA) của Việt Nam cũng đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn của tổ chức này.
“Vì vậy, Việt Nam rất mong muốn Johnson & Johnson chuyển giao công nghệ để sản xuất vaccine tại Việt Nam”, ông Long nói.
Bộ Y tế đàm phán với Johnson & Johnson về cung ứng vaccine Covid-19 sáng 4/6. Ảnh: Trần Minh.
Đại diện hãng Johnson & Johnsoncho biết đã tham gia cơ chế Covax với cam kết cung ứng 200 triệu liều từ nay đến cuối năm 2021. Johnson & Johnson cam kết sẽ nỗ lực thúc đẩy nhanh quá trình cung ứng vaccine của Johnson & Johnson qua cơ chế Covax, để Việt Nam có vaccine của hãng sớm nhất.
Video đang HOT
Hãng cho biết đã có kế hoạch nộp hồ sơ đăng ký cấp phép vaccine Covid-19 J&J tại Việt Nam. Đồng thời hãng sẽ nghiên cứu khả năng chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine cho Việt Nam.
Vaccine Johnson& Johnson được điều chế bằng công nghệ vector virus. Các nhà khoa học sử dụng virus cảm lạnh vô hại (adenovirus 26) đưa protein của nCoV vào tế bào người, giúp kích thích phản ứng của hệ miễn dịch.
Việt Nam đã cấp phép khẩn cấp 3 loại vaccine Covid-19 là AstraZeneca, Sputnik V và Sinopharm.
Đến nay Bộ Y tế đã đàm phán thành công hơn 120 triệu liều vaccine, dự kiến cung cấp cho Việt Nam trong năm nay, đủ tiêm khoảng 75% dân số Việt Nam. Trong đó, Covax tài trợ miễn phí 38,9 triệu liều vaccine, trong đo sViệt Nam đã nhận hai lô gồm khoảng 1,5 triệu liều AstraZeneca .
Việt Nam đã đặt mua trực tiếp 30 triệu liều từ AstraZeneca, đã nhận hai lô tổng cộng hơn 400.000 liều.
Bộ Y tế đã thỏa thuận mua 20 triệu liều Sputnik V của Nga trong năm 2021, tuy nhiên chưa rõ thời gian cung ứng.
Moderna ủy quyền cho Công ty Zuellig Pharma phân phối 5 triệu liều cho Việt Nam vào tháng 5. TP HCM đề nghị được mua số vaccine này. Tuy nhiên hiện số vaccine này chưa về Việt Nam.
Bộ Y tế mới ký được hợp đồng mua vaccine Pfizer/BioNTech vào ngày 20/5. Hãng dự kiến cung ứng khoảng 31 triệu liều vào quý ba và bốn, mỗi quý 15,5 triệu liều. Hiện chưa rõ ngày về Việt Nam của số vaccine này.
Chiến dịch tiêm vaccine Covid-19 tại Việt Nam bắt đầu từ ngày 8/3, với vaccine của AstraZeneca. Đến nay, hơn 1,1 triệu liều đã được tiêm, trong đó hơn 30.000 người đã được tiêm đủ hai mũi.
Việt Nam phê duyệt vaccine Covid-19 của Sinopharm
Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vaccine Vero Cell của Trung Quốc, phục vụ nhu cầu cấp bách phòng, chống Covid-19 tại Việt Nam.
Quyết định phê duyệt có điều kiện đối với vaccine Vero Cell, Inactivated, được Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường ký ngày 3/6. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương là đơn vị đề nghị phê duyệt.
Vaccine Vero Cell được bào chế dưới dạng hỗn dịch tiêm, mỗi liều 0,5 ml chứa với 6.5U kháng nguyên nCoV bất hoạt, được sản xuất tại Viện Sinh phẩm Bắc Kinh thuộc tập đoàn dược Sinopharm, Trung Quốc.
Vero Cell được Việt Nam phê duyệt dựa trên dữ liệu an toàn, chất lượng và hiệu quả do Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cung cấp cho Bộ Y tế tính đến ngày 29/5, và cam kết về tính chính xác của các tài liệu đã cung cấp.
Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương có trách nhiệm phối hợp với nhà sản xuất, bảo đảm các điều kiện sản xuất vaccine nhập khẩu vào Việt Nam và bảo đảm an toàn, hiệu quả và chất lượng. Đồng thời, Viện phối hợp Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế) cùng đơn vị có đủ điều kiện tổ chức thực hiện việc đánh giá tính an toàn và hiệu quả của vaccine.
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương phối hợp với Viện Kiểm định quốc gia vaccine và sinh phẩm y tế, xây dựng kế hoạch kiểm định; cung cấp mẫu thử, nguyên vật liệu, hóa chất thử nghiệm và các vấn đề liên quan khác cho việc kiểm định các lô vaccine này trước khi đưa ra sử dụng.
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cũng là đơn vị chịu trách nhiệm hướng dẫn việc bảo quản, phân phối và sử dụng vaccine này cho các cơ sơ tiêm chủng, đồng thời triển khai hệ thống cảnh giác dược toàn diện đối với vaccine Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Đây là vaccine Covid-19 thứ ba được Việt Nam phê duyệt khẩn cấp, sau AstraZeneca và Sputnik V.
Vaccine Covid-19 của Sinopharm được Trung Quốc cấp phép vào ngày 24/12 năm ngoái, được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê duyệt khẩn cấp trong tháng 5. Hôm 27/5, hãng này công bố kết quả nghiên cứu thử nghiệm giai đoạn ba trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Mỹ, cho biết vaccine có hiệu quả 78,1% trong ngăn ngừa các ca Covid-19 có triệu chứng và 73,5% các ca không triệu chứng.
Tính đến đầu tháng 5, ít nhất 42 quốc gia và vùng lãnh thổ đang sử dụng vaccine Covid-19 của Sinopharm. Tổng số liều đã cung cấp là 200 triệu, sau vaccine của các hãng AstraZeneca, Pfizer-BioNTech và Moderna.
Bảy ký túc xá ở TP.HCM thành khu cách ly tập trung phòng Covid-19 Ký túc xá của ĐH Quốc gia TP.HCM, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, HV Công nghệ Bưu chính viễn thông, Trường CĐ Công thương TP.HCM, Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức được trưng dụng làm khu cách ly UBND TP.HCM vừa có văn bản khẩn về việc tái thiết lập khu...