Bộ Y tế đã xác minh xong thông tin bịa đặt về “chủng virus lạ” gây viêm cơ tim
Qua xác minh thông tin, Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế khẳng định không ghi nhận chủng virus “mới, lạ” gây viêm cơ tim như đồn thổi của một số trang mạng xã hội…
Cục Y tế dự phòng khẳng định không có chủng virus mới, lạ nào gây viêm cơ tim như đồn thổi trên mạng
Ngày 29-10, Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế thông tin cho biết, trước thông tin lan truyền về việc xuất hiện một loại virus “mới, lạ” gây viêm cơ tim và dẫn đến tử vong nhanh chóng thời gian gần đây, Cục này đã rà soát lại hệ thống báo cáo giám sát bệnh truyền nhiễm của Việt Nam và tiến hành xác minh thông tin.
Kết quả, Cục Y tế dự phòng khẳng định: không ghi nhận chủng virus “mới, lạ” gây viêm cơ tim như đồn thổi của một số trang mạng xã hội.
Theo Cục Y tế dự phòng, viêm cơ tim (Myocarditis) là một biến chứng của bệnh lý do nhiều nguyên nhân như: nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, nhiễm độc, bệnh tự miễn, rối loạn chuyển hoá, dị ứng… gây ra.
Trong nhóm tác nhân nhiễm trùng thì viêm cơ tim có thể là biến chứng của nhiều bệnh do virus, vi khuẩn thông thường gây nên như virus cúm, Coxsackie, EV71, virus sốt xuất huyết Dengue, Adeno, Herpes, sởi, rubella, vi khuẩn thương hàn, bạch hầu…
Video đang HOT
“Như vậy bệnh viêm cơ tim chỉ là hậu quả của một bệnh nhiễm trùng khác gây nên chứ không có một loại virus riêng biệt nào là virus viêm cơ tim” – Cục Y tế dự phòng nhấn mạnh.
Cũng theo cơ quan này, hầu hết bệnh nhân viêm cơ tim có triệu chứng nhẹ hồi phục hoàn toàn mà không có bất kỳ rối loạn chức năng tim. Khoảng 30% số bệnh nhân sau đó phát triển bệnh cơ tim giãn. Sốc tim có thể xảy ra trong các trường hợp viêm cơ tim tối cấp nguy hiểm đe doạ tính mạng người bệnh. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi.
Theo Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, thống kê trên toàn thế giới, bệnh viêm cơ tim gây ra cái chết cho 294.000 người từ năm 1990 tăng lên đến 354.000 người năm 2015. Không có phòng ngừa đặc hiệu cho viêm cơ tim.
Theo anninhthudo
Ăn uống thừa thãi, người Việt đối mặt với 2 căn bệnh "chết người"
Đái tháo đường, mỡ máu là những bệnh âm thầm phá hủy sức khỏe của người Việt nhanh nhất. Các chuyên gia y tế cảnh báo nếu không bắt đầu thay đổi lối sống từ hôm nay thì đại dịch bệnh tật không lây nhiễm sẽ gia tăng chóng mặt.
Ảnh minh họa.
Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, tại Việt Nam có trên 5 triệu người mắc bệnh tiểu đường và con số này dự báo tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Nguy hiểm hơn 50% trong số này không biết mình đang bị bệnh.
Hơn nữa, theo thống kê của Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế (IDF), có trên 50% bệnh nhân đái tháo đường ở nước ta chết vì căn bệnh này trước 60 tuổi.
Tiến sỹ Nguyễn Văn Tiến - nguyên Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết, số người mắc bệnh tim mạch và đái tháo đường tăng cao là do nhiều người không biết mình bị rối loạn chuyển hóa. Những mặt trái của xã hội hiện đại như hạn chế vận động, stress, yếu tố ô nhiễm môi trường, kể cả việc người Việt vẫn giữ thói quen ăn nhiều cơm và các chất bột đường khác là những nguyên nhân chính gây bệnh rối loạn chuyển hóa gia tăng hiện nay.
Bệnh tiến triển từ từ và không có triệu chứng lâm sàng rõ rệt khiến nhiều người chủ quan không đi kiểm tra thường xuyên, đến khi xuất hiện các biểu hiện bất thường như mờ mắt, tê chân đi khám thì bệnh ở giai đoạn muộn và gây ra tốn kém chi phí chữa trị.
Tiến sỹ Nguyễn Văn Tiến khuyến cáo, trước đây bệnh tiểu đường thường gặp ở người trên 40 tuổi, nhưng hiện nay độ tuổi mắc bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Đây là bệnh mạn tính nên phải theo dõi và điều trị suốt đời. Nếu không được kiểm soát tốt, bệnh có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như các bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương... và thậm chí gây tử vong.
Đối với bệnh lý mỡ máu hiện nay cũng gia tăng ở cả người trẻ, trẻ nhỏ. Mỡ máu bao gồm một số thành phần chính như cholesterol toàn phần, cholesterol tốt, cholesterol xấu, lipoprotein, apoprotein, axít béo tự do, phospholipid và triglycerid. Trong đó, các loại cholesterol chiếm đến 60 - 70%. Mỡ máu rất cần thiết cho sự sống của cơ thể để duy trì mọi hoạt động bình thường. Tuy vậy, khi mỡ máu tăng cao, kéo dài sẽ bất lợi cho sức khỏe người bệnh.
Mỡ máu là nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa hay gặp và nguy hiểm, bệnh cũng có xu hướng trẻ hóa.
Theo thông tin của Hội Phòng chống tai biến mạch máu não Việt Nam, ở nước ta, mỗi năm có khoảng 200.000 người đột quỵ có liên quan tới mỡ máu tăng cao thường xuyên, trong đó 50% tử vong hoặc chấp nhận cuộc sống tàn phế suốt đời.
Một thống kê khác của Viện dinh dưỡng, có 29% người trưởng thành Việt Nam bị mỡ máu tăng cao, trong đó 44,3% người ở khu vực thành thị, tức là cứ gần 3 người có 1 người mỡ máu cao.
Những con số đó cho thấy mỡ máu tăng cao có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người dân và gây những hệ lụy khôn lường.
Tiến sĩ Tiến phân tích: Tăng mỡ máu liên quan chặt chẽ tới chế độ ăn uống nhiều mỡ động vật, nhiều chất bột đường và thói quen ít vận động, sử dụng nhiều rượu, bia, hút thuốc lá... là nguy cơ xơ vữa mạch máu gây tăng huyết áp và các bệnh tim mạch.
TS Tiến nhấn mạnh, đái tháo đường tuyp 2, mỡ máu ngày nay không còn là bệnh của nhà giàu; khi đã mắc bệnh, người bệnh phải sống chung với bệnh suốt đời, kiêng cữ ăn uống. Vì vậy, để kiểm soát tốt và hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường - mỡ máu, TS Tiến khuyến cáo người dân nên thay đổi thói quen ăn uống, tăng cường vận động thể lực để tiêu hao năng lượng dư thừa.
Theo infonet
Việt Nam hiện có khoảng 3,53 triệu người mắc bệnh đái tháo đường nhưng có tới gần 70% không biết mình mắc bệnh Thông tin trên được công bố tại tại buổi lễ hưởng ứng tuần lễ chung tay phòng chống bệnh nội tiết - đái tháo đường, diễn ra chiều 26/6, tại Hà Nội. PGS.TS. Tạ Văn Bình-Nguyên Giám đốc bệnh viện Nội tiết Trung ương, nguyên Viện trưởng Viện Đái tháo đường và Rối loạn chuyển hóa (Đại học Y Hà Nội), Chủ tịch...