Bộ Y tế công bố cấp độ 1, Trà Vinh công bố cấp độ 2
Từ 0h ngày 23/10, Trà Vinh áp dụng tạm thời các biện pháp “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19″ theo cấp độ 2.
Sáng nay Trà Vinh ghi nhận 73 ca mắc mới, 26 ca cộng đồng.
Ngày 22/10, ông Lê Văn Hẳn, Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh có công văn chỉ đạo về việc thực hiện các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh. Ở cấp độ dịch mà UBND tỉnh Trà Vinh công bố có khác với công bố của Bộ Y tế. Vì Bộ Y tế công bố Trà Vinh cấp 1 (màu xanh).
Ở cấp độ 2 (tương ứng màu vàng), tỉnh Trà Vinh cho phép các hoạt động tập trung (không phải sản xuất, kinh doanh) không quá 30 người trong cùng một thời điểm. Người tham gia phải đáp ứng một trong các điều kiện tiêm đủ liều vaccine hoặc người đã được điều trị khỏi bệnh Covid-19, có kết quả xét nghiệm âm tính.
Người dân Trà Vinh hồi hương (Ảnh: Hồ Giang).
Trà Vinh cho phép hoạt động vận tải hành khách công cộng đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải; lưu thông, vận chuyển hàng hóa nội tỉnh hoặc liên tỉnh được phép hoạt động nhưng phải đảm bảo đáp ứng các quy định của Bộ GTVT.
Về hoạt động sản xuất, thi công các công trình, dự án; kinh doanh, dịch vụ thì tiếp tục thực hiện kế hoạch trở lại hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Doanh nghiệp được khôi phục hoạt động trở lại ở trạng thái bình thường mới nếu đáp ứng đầy đủ yêu cầu phòng, chống dịch và sự đồng ý của UBND các cấp.
Nhà hàng, quán ăn, quán giải khát, chợ truyền thống được hoạt động, nhưng phải đáp ứng các điều kiện về đảm bảo đo thân nhiệt, có sử dụng tấm chắn giọt bắn, nước khử khuẩn và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.
Công nhân ở Trà Vinh tiêm ngừa (Ảnh: H.T).
Video đang HOT
Đối với các cơ sở kinh doanh các dịch vụ như phòng tập thể hình (gym), yoga, làm tóc (bao gồm cắt tóc), câu lạc bộ bida, làm đẹp, phẫu thuật thẩm mỹ, vật lý trị liệu cũng được khôi phục hoạt động, nhưng không quá 50% công suất, chủ cơ sở và người phục vụ phải đáp ứng điều kiện về phòng chống dịch Covid-19 như trên.
Hoạt động bán hàng rong, vé số dạo,… cũng được hoạt động nhưng người tham gia phải tuân thủ 5K, đã được tiêm ngừa một liều vaccine.
Tiếp tục tạm dừng các cơ sở kinh doanh các dịch vụ như vũ trường, karaoke, mát xa, xông hơi, internet, trò chơi điện tử, các tụ điểm hát với nhau.
Sở Giáo dục và Đào tạo có kế hoạch, phương án cụ thể chuẩn bị việc dạy học trực tiếp cho các cấp học theo khung kế hoạch năm học 2021 – 2022, trong đó có phương án ưu tiên cho khối lớp 9 và lớp 12 được học trước, đảm bảo an toàn, hiệu quả, phù hợp với tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh và theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo…
Nỗ lực giãn cách xã hội của TP.HCM có thể bị bỏ phí
Các chuyên gia bày tỏ lo ngại khi một số ứng dụng tại TP.HCM chưa vận hành thông suốt, gây tập trung đông người cũng như việc hàng nghìn người muốn rời TP về quê.
Vấn đề này được nêu ra tại cuộc họp của Thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 chiều 16/8. Cuộc họp diễn ra dưới sự chủ trì của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam (Trưởng ban Chỉ đạo).
Ưu tiên đưa phụ nữ mang thai, có con nhỏ về quê
Các thành viên Ban chỉ đạo và chuyên gia đánh giá tình hình dịch bệnh tại nhiều địa phương vẫn đang diễn biến phức tạp. Ban chỉ đạo yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 tiếp tục căn cứ vào tình hình thực tế để chủ động biện pháp giãn cách trên địa bàn.
Thủ tướng, Ban chỉ đạo giao cho Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19 triển khai đồng bộ các giải pháp để kiểm soát chặt chẽ khu vực 8 tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang, không để dịch bệnh xâm nhập từ nước ngoài và các địa phương khác.
Đồng thời, tổ chức kiểm soát thật chặt chẽ khu vực các tỉnh Bình Phước, Lâm Đồng, Bình Thuận không để dịch từ các tỉnh phía nam đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 lây lan ra các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo phải chú ý ưu tiên để đưa, đón phụ nữ mang thai sắp đến kỳ sinh và những phụ nữ đang nuôi con nhỏ về quê. Ảnh: VGP.
Ban chỉ đạo yêu cầu những địa phương đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 phải thực hiện thật nghiêm túc, không để người dân tự ý đi ra khỏi địa bàn, nơi cư trú. Trường hợp nếu có một số người dân đã đi sang các tỉnh khác thì Bộ Quốc phòng chỉ đạo thu dung vào khu cách ly tập trung của quân đội.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu các tỉnh đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 phải có sự thống nhất với địa phương khác về việc đưa đón người dân từ khu vực có dịch trở về quê, tổ chức chặt chẽ, an toàn, chu đáo. Đặc biệt, phải chú ý ưu tiên để đưa, đón phụ nữ mang thai sắp đến kỳ sinh và những phụ nữ đang nuôi con nhỏ.
Thường trực Ban chỉ đạo lưu ý, do một số địa phương phải thực hiện Chỉ thị 16 nhiều ngày nên đời sống bà con nhân dân, kể cả những người trước đây chưa thuộc diện nghèo, khó khăn bây giờ có thể đã và đang rất khó khăn.
Do đó, các tỉnh, thành phố cần triển khai thực chất các gói hỗ trợ theo quy định của Trung ương cũng như sự chi viện cần thiết từ cộng đồng, bảo đảm không có người dân nào bị thiếu đói, thiếu chỗ ở, đều nhận được sự trợ giúp y tế khi có yêu cầu.
Không quản lý chặt sẽ có nguồn lây nhiễm mới
Tại cuộc họp, các chuyên gia bày tỏ lo ngại khi một số phần mềm, ứng dụng công nghệ thông tin triển khai tại TP.HCM chưa vận hành thông suốt gây tập trung đông người.
Đáng chú ý, hàng nghìn lao động ngoại tỉnh đã dồn về một số cửa ngõ TP.HCM sau khi thành phố tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 thêm 1 tháng.
Sáng 15/8, hàng trăm người chạy xe máy đổ xô về quê qua cửa ngõ phía đông TP.HCM. Đến chốt kiểm soát dịch trên quốc lộ 1 (TP Thủ Đức), họ bị lực lượng chức năng chặn lại, yêu cầu quay trở lại nơi xuất phát.Ảnh: Chí Hùng.
Ban chỉ đạo cho rằng một trong những nguyên nhân chính là TP.HCM chưa triển khai đồng bộ, thông tin kịp thời về những chính sách hỗ trợ thiết thực cho người dân để giúp họ có chỗ ở, được trợ cấp lương thực, nhất là người lao động ngoại tỉnh đang không có việc làm.
Đặt câu hỏi về hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chốt kiểm soát trong nội thành, các chuyên gia cho rằng nếu tiếp tục tình trạng như vậy, thành quả chống dịch cũng như nỗ lực chấn chỉnh, thực hiện nghiêm giãn cách xã hội từ nhiều tuần trước đây của TP.HCM sẽ bị bỏ phí.
Chưa kể những người tự phát rời TP.HCM về các địa phương nếu không được quản lý chặt chẽ sẽ trở thành những nguồn lây nhiễm mới.
Thực tế, phần lớn ổ dịch xuất hiện tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ đều có liên quan đến những người đi về từ vùng dịch ở khu vực TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An. Khi kiểm soát được số người về từ địa phương có dịch, tình hình dịch bệnh ở một số tỉnh Tây Nam Bộ đã diễn biến theo chiều hướng tốt hơn.
Ban hành tiêu chí kiểm soát được dịch bệnh
Về tiêu chí kiểm soát được dịch bệnh ở một tỉnh, thành phố để dừng thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16, các chuyên gia cho rằng cần phân làm 2 nhóm. Thứ nhất là các tỉnh, thành phố chưa phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
Thứ hai là các tỉnh, thành phố đã thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 trong một thời gian. Bộ Y tế cần hoàn thiện tiêu chí cụ thể để một địa phương được coi là đã kiểm soát được dịch bệnh.
Cuộc họp của Thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 chiều 16/8. Ảnh: VGP.
Thường trực Ban chỉ đạo cũng thống nhất giao Bộ Y tế khẩn trương tiếp thu ý kiến của các cơ quan, địa phương, để chính thức có hướng dẫn về tiêu chí xác định một tỉnh, thành phố đã kiểm soát được dịch bệnh và được dừng thực hiện Chỉ thị 16 trên địa bàn.
Thành viên Ban chỉ đạo đánh giá tiến độ xây dựng và hoàn thiện ứng dụng công nghệ chưa đáp ứng tốt yêu cầu phòng, chống dịch. Một số ứng dụng khi triển khai chưa được vận hành ổn định, thông suốt, chưa được liên thông tích hợp.
Ban chỉ đạo yêu cầu phát triển những công cụ chống dịch bám sát thực tiễn, thiết thực, thông suốt toàn hệ thống. Các công cụ này phải thuận lợi, dễ sử dụng với người dân, tránh tình trạng cát cứ thông tin, quá nhiều ứng dụng.
Trà Vinh hỗ trợ người bán vé số dạo 60.000 đồng/ngày Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh Lê Văn Hẳn đồng ý đề xuất trích nguồn chi phí hoạt động kinh doanh xổ số, hỗ trợ người bán vé số dạo bị ảnh hưởng trong 15 ngày. Ngày 13/7, ông Lê Văn Hẳn, Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh, đã đồng ý với tờ trình của Giám đốc Sở Tài chính về việc hỗ...