Bộ Y tế công bố 3 ca tử vong do Covid-19 tại TPHCM
Chiều 14/7, Tiểu ban điều trị Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 thông báo 3 ca tử vong do Covid-19 số 133-135, đều có bệnh lý nền nặng.
Ca tử vong thứ 133 là BN21842, nữ 87 tuổi, ở quận 8, TPHCM, có tiền sử tăng huyết áp, lão suy. Bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2 vào ngày 4/7, được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM
Bệnh nhân tử vong vào rạng sáng 10/7. Nguyên nhân tử vong là nhồi máu cơ tim cấp, sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi nặng do nhiễm SARS-CoV-2 trên bệnh nhân tăng huyết áp, lão suy.
Ảnh minh họa: Phạm Nguyễn.
Ca tử vong thứ 134 là BN27272, nam 67 tuổi, ở huyện Bình Chánh, TPHCM, tiền sử tai biến mạch máu não cũ, viêm khớp mạn tính thường phải điều trị tại cơ sở y tế.
Bệnh nhân sống cùng con trai mắc Covid-19. Từ ngày 17/6 – 27/6, bệnh nhân sốt cao, ho đờm, khó thở tăng dần, được cách ly điều trị tại TTYT huyện Bình Chánh và được xét nghiệm SARS-CoV-2 cho kết quả dương tính. Ngày 27/6, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM.
Bệnh nhân tử vong vào chiều 10/7. Nguyên nhân tử vong là sốc nhiễm trùng, nhiễm trùng da do Trichosporon asahii, viêm phổi nặng do nhiễm SARS-CoV-2, suy đa cơ quan trên bệnh nhân tai biến mạch máu não cũ, viêm khớp mạn tính.
Video đang HOT
Ca tử vong thứ 135 là BN16223, nữ 83 tuổi, ở quận Bình Thạnh, TPHCM. Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp, sa sút trí tuệ tuổi già, tai biến mạch máu não cũ, mở thông dạ dày qua da. Ngày 28-29/6, bệnh nhân xuất hiện sốt, ho nhập viện Bệnh viện Bình Thạnh, xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính và được chuyển Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM.
Bệnh nhân tử vong vào sáng 12/7. Nguyên nhân tử vong là sốc nhiễm trùng, viêm phổi nặng do nhiễm SARS-CoV-2 trên bệnh nhân tăng huyết áp, lão suy, nhồi máu cơ tim cũ.
Như vậy, đến nay Việt Nam có 135 bệnh nhân Covid-19 tử vong, trong đó riêng đợt dịch thứ 4 có 100 ca tử vong.
"Hỏa tốc" mở rộng xét nghiệm truy tìm ổ dịch Covid-19 ngoài cộng đồng
Ổ dịch trong sân bay Tân Sơn Nhất về cơ bản đã được khống chế, ngành y tế đang hỏa tốc mở rộng xét nghiệm ở bến xe, trung tâm thương mại, khu nhà trọ để truy tìm ổ dịch ngoài cộng đồng.
Lực lượng chức năng bắt đầu triển khai lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 tại bến xe vào tối 11/2 (ảnh: Phạm Nguyễn)
Chiến dịch trên đang được các đơn vị liên quan hỏa tốc thực hiện ngay trong đêm giao thừa. Đây là quyết định được đưa ra trong chiều tối ngày 11/2 sau khi tổ thường trực đặc biệt chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế làm việc với Sở Y tế TPHCM và các đơn vị liên quan.
Covid-19 đang diễn biến phức tạp, cần có giải pháp triệt để, quyết liệt dập dịch bảo vệ cộng đồng (ảnh: Phạm Nguyễn)
PGS.TS.BS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết: "Dịch bệnh tại TPHCM có sự khác biệt rất lớn cho với những tỉnh thành khác. Các trường hợp F1 âm tính nhưng F2 lại dương tính, giả thuyết đáng lo ngại nhất về tình trạng trên là trường hợp F2 không nhiễm SARS-CoV-2 từ bệnh nhân F1 trong sân bay Tân Sơn Nhất mà bị nhiễm ngoài cộng đồng".
Đây là chiến dịch tầm soát trên diện rộng nhằm kịp thời phát hiện nếu có ổ dịch trong cộng đồng (ảnh: Phạm Nguyễn)
Sau khi họp với các đơn vị liên quan, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đã thống nhất với Sở Y tế và Ban chỉ đạo Chống dịch TPHCM xây dựng kế hoạch tầm soát những nơi có nguy cơ lây nhiễm cao nhất. Theo đó, các trung tâm thương mại, các bến xe, khu công nghiệp, nhà trọ công nhân, chợ đầu mối... sẽ hỏa tốc được lấy mẫu xét nghiệm tầm soát SARS-CoV-2.
Mục tiêu của chiến dịch là khoanh vùng rộng hơn để đảm bảo niềm tin ổ dịch chỉ có ở trong sân bay, không xuất hiện ngoài cộng đồng. Mặt khác, việc khoanh vùng xét nghiệm trên diện rộng phát hiện ca bệnh thì ngành y tế sẽ sớm xác định được ổ dịch đang tồn tại, có phương án xử lý kịp thời, triệt để ngăn chặn nguy cơ dịch lây lan trên diện rộng.
Ngành Y tế đang nỗ lực chạy đua với thời gian, truy vết ca bệnh, để có giải pháp dập dịch hiệu quả (ảnh: Phạm Nguyễn)
Bên cạnh đó, các xét nghiệm khác như xét nghiệm kháng thể đã được triển khai từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh viện TPHCM, Viện Pasteur, TPHCM. Sắp tới 30.000 test nhanh kháng nguyên sẽ được cung cấp cho thành phố sớm.
Liên quan đến tình hình dịch trên địa bàn TPHCM, GS.TS.BS Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế cho biết: "Chiều 30 Tết, qua công tác khoanh vùng xét nghiệm các gia đình của những nhân viên trong tổ bốc xếp công ty VIAGS phục vụ mặt đất sân bay Tân Sơn Nhất thành phố vừa phát hiện một trường hợp nghi nhiễm".
Cuộc chiến với dịch Covid-19 còn kéo dài, cộng đồng cần tự giác thực hiện các biện pháp phòng chống và phối hợp với cơ quan chức năng để tránh nguy cơ lây nhiễm (ảnh: Phạm Nguyễn)
Cụ thể, qua tầm soát 3.500 người thân của 1.622 nhân viên công ty VIAGS thì phát hiện ra một người phụ nữ là mẹ của một nhân viên công ty VIAGS nghi nhiễm. Người phụ nữ này đang làm công nhân tại Khu công nghiệp Tân Bình, trước khi được phát hiện dương tính, bệnh nhân có những triển chứng nhẹ. Đây có thể là chuỗi liên hệ của những ca lây nhiễm ngoài cộng đồng.
Giám đốc Sở Y tế cho biết: "Dự kiến, trong kế hoạch tầm soát mở rộng ngành y tế thành phố sẽ thực hiện 30.000 xét nghiệm. Sau đợt xét nghiệm sẽ có hệ thống dữ liệu cần thiết để đánh giá nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng. Bên cạnh đó, các giải pháp phân tích kháng thể, giải trình tự gen ban đầu sẽ xác định được chủng virus SARS-CoV-2 đang lưu hành tại TPHCM".
Mở rộng khoanh vùng nguy cơ, thực hiện xét nghiệm tầm soát là phương án quyết liệt vừa được đưa ra chiều 30 Tết
Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TPHCM nhận định, về cơ bản thành phố đã khoanh vùng được dịch, ngăn chặn được nguy cơ phát tán trong cộng đồng. Hiện nay các ổ dịch có từ 10 đến 20 ca đã được khống chế toàn bộ F1 và F2. Thay vì chỉ tập trung vào những điểm có ca bệnh để tầm soát, việc mở rộng xét nghiệm trong cộng đồng với các nhóm nguy cơ khác nhau sẽ có bức tranh tổng thể của toàn bộ dịch tễ TPHCM, từ đó có giải pháp phòng chống dịch hiệu quả nhất từ nay đến sau Tết Nguyên Đán.
Kiên quyết không để dịch COVID-19 lan rộng Chính phủ yêu cầu các địa phương ưu tiên thực hiện phương châm 4 tại chỗ, rà soát kỹ các trường hợp đi về từ vùng dịch; mở rộng xét nghiệm, phát hiện sớm ca lây nhiễm để khoanh vùng, dập dịch kịp thời... Người dân và du khách tham quan đường hoa Nguyễn Huệ (TP.HCM) được đo thân nhiệt kĩ càng. Ảnh:...