Bộ Y tế chỉ biện pháp giãn cách kèm dập dịch trong 14 ngày
Việc thực hiện chưa nghiêm giãn cách, chưa xác định mục tiêu, phạm vi, thời gian, các giải pháp kiểm soát dịch, nhất là về xét nghiệm, dẫn đến phải thực hiện giãn cách kéo dài, ảnh hưởng đến đời sống và phát triển kinh tế, Bộ Y tế cho biết.
Người dân quận Thanh Xuân, Hà Nội xếp hàng đợi lấy mẫu tại điểm lấy mẫu do Viện Kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm quốc gia hỗ trợ cho Hà Nội – Ảnh: Q.T.
Theo công điện vừa được Bộ Y tế gửi đi hôm nay 15-9, biến chủng Delta có thời gian ủ bệnh ngắn, khả năng phát tán mầm bệnh cao và lây lan nhanh chóng (nồng độ virus trong dịch hầu họng gấp khoảng 1.000 lần so với các chủng SARS-CoV-2 trước).
“Thời gian qua nhiều tỉnh, thành phố đã thực hiện giãn cách, tăng cường giãn cách xã hội và đã đạt được một số kết quả nhất định trong hạn chế tốc độ lây lan của dịch bệnh. Tuy nhiên, thực hiện chưa nghiêm giãn cách, chưa xác định mục tiêu, phạm vi, thời gian, các giải pháp kiểm soát dịch dẫn đến phải thực hiện giãn cách kéo dài” – Bộ Y tế cho biết.
Việc giãn cách kéo dài, theo Bộ Y tế, đã ảnh hưởng đến đời sống nhân dân và phát triển kinh tế – xã hội.
Ở vai trò thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống dịch quốc gia, Bộ Y tế hướng dẫn khi thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội, phải xác định được phạm vi, quy mô giãn cách theo nguyên tắc ở phạm vi nhỏ nhất, hẹp nhất có thể (thôn, xóm, tổ, ấp, khu phố…).
Xác định mục tiêu thực hiện giãn cách là phải kiểm soát dịch nhanh nhất có thể (trong thời gian 14 ngày) và triển khai quyết liệt, hiệu quả các biện pháp bao gồm:
1 – Thực hiện nghiêm việc giãn cách.
2 – Đảm bảo lương thực thực phẩm cho người dân, không để thiếu ăn, thiếu mặc.
3 – Triển khai đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp về y tế như xét nghiệm, điều trị, tiêm chủng, đảm bảo người dân được tiếp cận y tế từ sớm, từ xa, ngay từ cơ sở.
4 – Đảm bảo an dân, an ninh, an toàn trật tự xã hội.
Video đang HOT
5 – Tuyên truyền, vận động và huy động người dân tham gia công tác phòng, chống dịch.
Bộ Y tế cũng đánh giá cao vai trò khâu xét nghiệm. Đối với các địa bàn nguy cơ rất cao, nguy cơ cao phải xét nghiệm toàn bộ người dân 3 lần trong 7 ngày, ưu tiên sử dụng xét nghiệm kháng nguyên nhanh để bóc tách ngay các trường hợp F0 nhằm cách ly nguồn lây nhiễm và điều trị kịp thời.
Có thể kết hợp xét nghiệm kháng nguyên nhanh và xét nghiệm Realtime RT-PCR (RT-PCR). Đối với các địa bàn còn lại, thực hiện xét nghiệm từ 5-7 ngày/lần.
Thực hiện việc gộp mẫu theo điều kiện thực tiễn, theo hộ gia đình, phòng ở và các hộ liền kề. Khi xét nghiệm RT-PCR phải đảm bảo trả kết quả trong thời gian 12 giờ. Thực hiện xét nghiệm dứt điểm theo từng địa bàn và đảm bảo không để lây nhiễm chéo khi thực hiện lấy mẫu.
Tập trung lực lượng lấy mẫu cho các địa bàn nguy cơ rất cao, nguy cơ cao; chia nhỏ điểm lấy mẫu, tổ chức nhiều đội lấy mẫu; việc lấy mẫu xét nghiệm kháng nguyên nhanh có thể được thực hiện bởi tình nguyện viên hoặc người dân.
Khẩn trương điều động lực lượng ở các địa bàn đang ở mức bình thường mới để tập trung hỗ trợ lấy mẫu cho các địa bàn nguy cơ rất cao, nguy cơ cao. Trường hợp vượt quá khả năng, kịp thời trao đổi với các tỉnh, thành phố lân cận để được hỗ trợ hoặc báo cáo Ban Chỉ đạo quốc gia.
Bộ Y tế cũng đề nghị các tỉnh thành thành lập và triển khai ngay các trạm y tế lưu động tại xã, phường, thị trấn có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao. Địa điểm có thể lựa chọn là trường học, nhà văn hóa, khu công sở… trên địa bàn theo nguyên tắc gần dân nhất.
Về nhân lực, trang thiết bị, thuốc và hoạt động thực hiện theo các hướng dẫn của Bộ Y tế. Chuẩn bị sẵn sàng về địa điểm, trang thiết bị, nhân lực đối với các xã, phường, thị trấn ở mức có nguy cơ và bình thường mới để kịp thời triển khai khi nâng mức nguy cơ.
Đồng thời, đề nghị các tỉnh thành thực hiện liên tục việc đánh giá nguy cơ để quyết định việc giãn cách và nới lỏng giãn cách. Việc nới lỏng giãn cách phải thực hiện từng bước, chắc chắn và phải tiếp tục xét nghiệm tầm soát theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Bí thư TP.HCM: Có thể cuối tháng 9 mới kiểm soát được dịch
Bí thư Nguyễn Văn Nên nhìn nhận TP.HCM có thể không hoàn thành mục tiêu cơ bản kiểm soát dịch trước ngày 15/9.
Thành phố cần thêm khoảng 2 tuần để làm việc này.
"Có thể TP.HCM không hoàn thành mục tiêu cơ bản kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 15/9", Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên thẳng thắn nhìn nhận tình hình tại hội nghị mở rộng của Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM để cho ý kiến về kế hoạch chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế chiều tối 11/9.
Tính đến nay, TP.HCM đã trải qua 103 ngày giãn cách với những bước đi, mục tiêu, giải pháp theo hướng ngày càng nâng lên, ngày càng tăng cường, siết chặt. Ông Nên đánh giá đến nay, chỉ vài quận, huyện đạt tiêu chí kiểm soát dịch bệnh, các địa phương còn lại vẫn phải tiếp tục cố gắng. TP.HCM sẽ chọn địa phương làm thí điểm để nới lỏng dần, từ đó rút kinh nghiệm cho thành phố.
Không nôn nóng, an toàn là trên hết
Bí thư Nguyễn Văn Nên cho biết đối chiếu với Quyết định số 3979 của Bộ Y tế, TP.HCM chỉ có một số địa phương cơ bản đáp ứng tiêu chí kiểm soát dịch bệnh. Đa số phải tiếp tục phấn đấu thêm một thời gian nữa.
Tuy nhiên, từ kinh nghiệm thực tiễn trên thế giới có thể nói rằng khó "quét sạch F0" với biến chủng Delta trong một thời gian nhất định trên địa bàn lớn, có đặc điểm phức tạp như TP.HCM. Trong khi đó, việc áp dụng các biện pháp giãn cách nghiêm ngặt không thể kéo dài quá sức chịu đựng của người dân và nền kinh tế. Quan điểm này mới so với trước đây và TP.HCM sẽ báo cáo Trung ương để xin ý kiến.
Bí thư Thành ủy TP.HCM nhấn mạnh việc giãn cách hoặc nới lỏng ở mức độ nào phụ thuộc vào chuyển biến tình hình dịch bệnh và nguy cơ của từng khu vực, từng địa bàn.
"Phương châm chung của TP.HCM phải an toàn trên hết. An toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn", ông Nên quán triệt.
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên. Ảnh: Thu Hằng.
Người đứng đầu Thành ủy TP.HCM khẳng định kế hoạch của thành phố không thể tách rời mà phải có sự phối kết hợp chặt chẽ với tình hình chung của vùng kinh tế trọng điểm phía nam và cả nước. Thành phố tuyệt đối không chủ quan, không nôn nóng, triển khai từng bước thận trọng, chặt chẽ, chắc chắn.
"Điều này có thể hiểu đơn giản những ngày đầu phòng chống dịch, TP.HCM thực hiện Chỉ thị 15 toàn thành phố và Chỉ thị 16 có trọng tâm, trọng điểm. Còn bây giờ thực hiện mở ngược lại, thực hiện Chỉ thị 16 toàn thành phố và thực hiện Chỉ thị 15 có trọng tâm, trọng điểm. Nơi nào an toàn thì nới lỏng dần", ông chỉ rõ.
Bí thư yêu cầu trước hết phải chọn địa phương làm thí điểm để TP.HCM rút kinh nghiệm thực hiện sau này.
Có thể không hoàn thành mục tiêu kiểm soát dịch trước 15/9
Lãnh đạo Thành ủy TP.HCM yêu cầu phải bám sát những trụ cột chính trong phòng chống dịch. Thành phố từng bước khôi phục hoạt động bình thường mới ở từng lĩnh vực.
Xác định chiến lược y tế là một trong những trụ cột khi mở cửa trở lại, ông Nguyễn Văn Nên yêu cầu củng cố lại hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở và trung tâm y tế cấp quận, cấp thành phố. Đồng thời, TP.HCM cần có cơ chế, chính sách thu hút, quy tụ y tế tư nhân; kết hợp tây y với đông y, y học dân tộc tham gia phòng chống dịch.
Ông Nên chỉ đạo phải có chính sách nhà ở cấp tốc cho người dân, công nhân, người lao động trên địa bàn TP.HCM để "chia lửa", giảm tải các khu nhà trọ chật hẹp hiện nay.
Về chiến lược giáo dục đào tạo, ông Nguyễn Văn Nên nhận định học trực tuyến có bất tiện nhưng trong nguy có cơ, cần tạo môi trường thuận lợi, huy động các nguồn lực tham gia vào giáo dục - đào tạo bằng nhiều loại hình. "Đừng để trường hợp nào bị bỏ rơi, đừng để trường hợp nào không được đến trường", ông lưu ý.
Bí thư Thành ủy TP.HCM yêu cầu phải tạo điều kiện để phát huy sự tương trợ, đùm bọc, hỗ trợ của cộng đồng, của doanh nghiệp trong và ngoài nước với người dân có hoàn cảnh khó khăn.
"Người ta đi làm từ thiện mà còn xét giấy, hạch sách, làm khó làm dễ này kia thì phiền quá", ông Nên nhắc nhở.
Bí thư Nguyễn Văn Nên yêu cầu tạo điều kiên tối đa cho hoạt động thiện nguyện. Ảnh: Phạm Ngôn.
Bí thư Thành ủy yêu cầu tạo điều kiện thông thoáng cho người làm từ thiện đi lại nhẹ nhàng nhất, thuận lợi nhất, không có bất cứ phiền phức nào. Ngoài ra, ông đề nghị phải kiến tạo cơ chế để huy động và phát huy nguồn lực lớn từ xã hội, nguồn lực trong dân, nguồn lực trí thức...Thành phố cũng phải làm nhanh, có hiệu quả chiến lược về khoa học công nghệ.
Bí thư Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh từng chiến lược phải chú ý tính khả thi, lộ trình, đặc biệt quan tâm gắn chiến lược này với chiến lược khác, nhất là y tế và công nghệ.
"Không phải chiến lược riêng mà phải liên kết với nhau để có khả thi cao, mới phục vụ cho bình thường mới được", ông nói. Để chuẩn bị "bộ chiến lược mang tính chất lịch sử" sắp tới, Bí thư Thành ủy TP.HCM nhấn mạnh các chính sách không ban hành vội vã mà phải chuẩn mực.
Bí thư Nên nhìn nhận có thể TP.HCM không hoàn thành mục tiêu cơ bản kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 15/9 theo Nghị quyết 86 của Chính phủ, mà chỉ có một số quận, huyện hoàn thành.
Do đó, TP.HCM phải "xin thêm" một thời gian nữa, có thể tới hết tháng 9/2021 để tập trung thực hiện mục tiêu theo Nghị quyết 86. Ông giao Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch TP.HCM thảo luận để có văn bản sớm xin ý kiến của Chính phủ.
"Chúng ta đang trong chặng đường khó khăn, phải cố gắng tập trung để vượt qua. Khi hệ thống chính trị vượt qua thì nhân dân vượt qua, vì mình là người chèo, người cầm lái. Do đó, đề nghị toàn hệ thống cố gắng vượt qua khó khăn và tự tin rằng nếu bài bản như vậy thì sẽ thành công", Bí thư Nguyễn Văn Nên kêu gọi.
Bộ Y tế: Một số địa phương nóng vội mở cửa trở lại, nới lỏng giãn cách Bên cạnh hạn chế trong việc giãn cách xã hội chưa nghiêm, Bộ Y tế nêu thực tế một số địa phương nóng vội mở cửa trở lại, chưa có kế hoạch đã nới lỏng giãn cách. Báo cáo của Bộ Y tế, cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19 về công tác triển khai...