Bộ Y tế Campuchia xác nhận biến thể Delta lan rộng trong cộng đồng
Báo Khmer Times ngày 4/8 dẫn thông báo của Bộ Y tế Campuchia cho biết nước này phát hiện thêm 36 ca nhiễm biến thể Delta tại 4 địa phương trên cả nước, bao gồm Phnom Penh (5 ca), Oddar Meanchey (9 ca), Siem Reap (18 ca) và Kampong Thom (4 ca).
Nhân viên y tế tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, chỉ trong 4 ngày từ ngày 31/7-3/8, Campuchia đã phát hiện 260 ca nhiễm biến thể Delta là lao động di cư trở về từ Thái Lan, hành khách đi máy bay, nhân viên y tế và cả người dân. Theo Bộ Y tế Campuchia, thống kê này cho thấy biến thể Delta đang lan rộng trong cộng đồng, đặc biệt tại Oddar Meanchey, Phnom Penh, Siem Reap, Kampong Cham, Kampong Thom và một số tỉnh khác. Bộ trưởng Y tế Mam Bunheng nhắc nhở và kêu gọi người dân trên cả nước tiếp tục thận trọng, tự bảo vệ bản thân và học cách chung sống với dịch bệnh COVID-19.
Ngày 4/8 là ngày thứ ba liên tiếp, số ca mắc mới theo ngày tại Campuchia giảm. Tuy nhiên, thông tin về số ca nhiễm biến thể Delta tăng trong cộng đồng làm tình hình không mấy lạc quan. Bộ Y tế Campuchia xác nhận có 583 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, bao gồm 426 ca lây nhiễm cộng đồng và 157 ca nhập cảnh. Bộ cũng thông báo có 17 ca tử vong, nâng tổng số người không qua khỏi vì COVID-19 tại Campuchia lên 1.488 người. Tính đến nay, Campuchia phát hiện tổng 79.634 ca mắc COVID-19, trong đó 72.803 người đã khỏi bệnh.
Video đang HOT
Nhằm giảm gánh nặng cho các cơ sở kinh doanh đồ ăn uống trên địa bàn Phnom Penh, chính quyền thủ đô ngày 3/8 đã dỡ bỏ lệnh cấm phục vụ tại chỗ kèm theo một số điều kiện. Chính quyền Phnom Penh đề nghị các nhà hàng, quán ăn phải tuân thủ chặt chẽ tất cả các quy định về y tế để ngăn chặn dịch COVID-19. Nhà hàng, quán ăn phục vụ tại chỗ phải đảm bảo giãn cách, quét mã QR lấy thông tin khách hàng ra vào, kiểm tra nhiệt độ và xịt cồn diệt khuẩn. Tuy nhiên, nhà hàng, khách sạn, quán cà phê không được bán đồ uống có cồn trong thời gian 14 ngày áp dụng lệnh cấm, từ ngày 29/7-12/8.
Lao động Campuchia tại Thái Lan được khuyến cáo không vượt biên về nước
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, báo Khmer Times ngày 30/7 dẫn lời Quốc vụ khanh Bộ Lao động và Đào tạo nghề Campuchia Heng Sour, khuyến cáo các lao động nước này tại Thái Lan không rời khỏi nơi cư trú để vượt biên trở về nước vì biên giới đã đóng cửa đi lại.
Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: THX/TTXVN
Theo ông Heng Sour, từ đêm 29/7, tất cả các lao động Campuchia đang sinh sống và làm việc tại Thái Lan nên ở nguyên tại chỗ và nếu cần trở về nước, hãy hoãn đến ít nhất ngày 13/8 tới. Nếu lao động di chuyển tới biên giới Campuchia-Thái Lan vì bất cứ lý do gì, giới chức Thái Lan sẽ buộc họ quay về nơi ở.
Chính phủ Campuchia đã quyết định đóng cửa biên giới với Thái Lan, không cho phép người dân qua lại từ đêm 29/7-12/8 để ngăn chặn biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 lây lan làm gia tăng mạnh số ca nhiễm COVID-19 trong nước. Trong khi đó, giới chức Thái Lan cũng cam kết hỗ trợ cho các lao động Campuchia bị mắc kẹt ở Thái Lan.
Cũng liên quan đến vấn đề này, chính quyền tỉnh Banteay Meanchey và 7 tỉnh khác đã thông báo tạm đóng cửa biên giới với Thái Lan để đảm bảo hiệu quả công tác quản lý và phòng chống dịch COVID-19, đặc biệt là biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 .
Theo văn bản của Tỉnh trưởng tỉnh Banteay Meanchey, Oum Reatrey gửi đến người đồng cấp Thái Lan, tỉnh tạm thời phong tỏa từ 23h59 (giờ địa phương) ngày 29/7 đến ngày 12/8. Trong thời gian phong tỏa, các lao động di cư, người buôn bán và kinh doanh đều bị giới hạn qua biên giới thuộc tỉnh này, trừ vận chuyển hàng hóa, cấp cứu người và các trường hợp đặc biệt khác được chính quyền cho phép.
Trong bối cảnh 8 tỉnh biên giới phải phong tỏa và lệnh giới nghiêm được áp dụng ở tất cả các tỉnh, thành của Campuchia, Bộ Y tế nước này thông báo đã phát hiện lây nhiễm biến thể Delta ở một số giáo viên, bác sĩ và người dân tại các tỉnh Oddar Meanchey, Preah Vihear, Siem Reap và Kampong Thom.
Theo người phát ngôn của bộ trên Or Vandine, biến thể Delta có nguồn gốc lây nhiễm từ những lao động Campuchia từ Thái Lan trở về nước và việc mất cảnh giác đối với biến thể này sẽ trở thành thảm họa.
Trong khi đó, tại Ukraine, hãng tin Interfax-Ukraine đưa tin Bộ Y tế nước này đã đề ra các quy định mới về đi lại qua biên giới nhằm ngăn chặn sự lây lan của biến thể Delta của virus SARS-CoV-2.
Theo đó, tất cả những người chưa được tiêm chủng phòng COVID-19 mà trước đó đã ở lại hơn 7 ngày trong vòng hai tuần qua ở Nga hoặc Ấn Độ sẽ bắt buộc phải tự cách ly trong 14 ngày trước khi vào lãnh thổ Ukraine. Ngoài ra, người nước ngoài phải có giấy chứng nhận bảo hiểm và một trong các giấy tờ như giấy chứng nhận xét nghiệm PCR âm tính, xét nghiệm kháng nguyên âm tính hoặc giấy chứng nhận đã được tiêm chủng đầy đủ.
Theo giới chức y tế của Ukraine, tính đến ngày 30/7, tại nước này đã có 2.330.440 ca mắc COVID-19 và 55.489 ca tử vong liên quan. Cũng theo những quan chức này, gần 5,4 triệu mũi vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm cho người dân Ukraine.
COVID-19 tại ASEAN hết 29/7: Cả khối thêm 92.786 ca mắc và 2.419 ca tử vong Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 29/7, 8 quốc gia thành viên ASEAN ghi nhận 92.786 ca mắc COVID-19 và 2.419 ca tử vong. Tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch đã là 7.112.863 ca, trong đó 141.911 người tử vong. Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Bangkok, Thái Lan, ngày...