Bộ Y tế bác tin đồn Hà Nội có nguy cơ bùng phát dịch COVID-19
Lãnh đạo Bộ Y tế khẳng định tin nhắn khuyến cáo dịch COVID-19 sẽ bùng phát được cho là của chánh văn phòng Bộ Y tế lan truyền trên mạng là giả mạo.
Những ngày qua, trên mạng xã hội đang lan truyền ảnh chụp màn hình một tin nhắn với nội dung khuyến cáo từ một nhân vật được cho là chánh văn phòng Bộ Y tế về khả năng nguy cơ rất cao lây lan bùng phát dịch COVID-19 trong tuần tới tại Hà Nội.
Nội dung tin nhắn cảnh báo: “Chú Bằng vừa báo, bên chú Trường, Chánh Văn Phòng, Bộ Y tế vừa nhắc khéo, cẩn thận tuần này, tuần sau không ra các quán xá, chỗ đông người, TTTM vì HN có nguy cơ rất cao bùng lây lan vào tuần sau, sau khi đánh giá các nguy hiểm tiềm ẩn. Mọi người hạn chế ra đường, đeo khẩu trang trong văn phòng…”.
Tin nhắn được cho là giả mạo của người tự xưng chánh văn phòng Bộ Y tế
Lãnh đạo Bộ Y tế khẳng định đây là thông tin giả mạo.
Theo Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng, Bộ Y tế, mọi khuyến cáo của Bộ Y tế tới người dân đều được truyền tải qua các kênh truyền thông chính thức của Bộ Y tế, các cơ quan báo chí chính thống và các tin nhắn sms của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông.
Ca tử vong nghi do COVID-19 tại BV Nhân dân 115
Về ca tử vong tại BV 115 TP.HCM ngày 28-2 vừa qua, lãnh đạo bệnh viện cho biết như sau: Bệnh nhân N.A.P (nữ, 27 tuổi) nhập viện trong tình trạng đau bụng, khó thở, tiêu chảy, huyết áp thấp, xét nghiệm có men tim cao.
Bệnh nhân được chẩn đoán: Viêm cơ tim cấp, suy hô hấp cấp tiến triển, suy đa phủ tạng. Về dịch tễ, bệnh nhân không có yếu tố dịch tễ liên quan tới COVID-19. Do bệnh nhân bị suy hô hấp nên trong mùa dịch bệnh viện đã triển khai điều trị cấp cứu bệnh nhân trong điều kiện cách ly.
Bệnh viện đã thực hiện phết họng bệnh nhân, lấy dịch nội khí quản đem xét nghiệm tại BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM. Kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19. Bệnh viện cũng đã tiến hành hội chẩn liên viện với BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM.
Bệnh nhân tử vong do viêm cơ tim cấp, suy hô cấp cấp tiến triển và suy đa phủ tạng.
Theo PLO
Bộ Y tế yêu cầu phòng, kiểm soát lây nhiễm bệnh viêm phổi cấp do virus Corona trong bệnh viện
Ngày 24/1/2020, cục Quản lý Khám chữa bệnh (bộ Y tế) đã ban hành công văn số 96/KCB-ĐD&KSNK về việc phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh viêm phổi cấp do virus Corona trong bệnh viện.
Video đang HOT
Công văn nêu rõ, hiện nay bệnh dịch viêm phổi cấp do virus Corona mới (nCoV) đang có diễn biến phức tạp. Theo số liệu của cục Y tế dự phòng, tính đến ngày 23/01/2020 tại Trung Quốc: Số ca mắc và tử vong tăng nhanh (571 trường hợp mắc, 17 trường hợp tử vong tại Vũ Hán); đã ghi nhận các trường hợp mắc tại 23 địa phương khác như Bắc Kinh, Quảng Đông, Thâm Quyến, Thượng Hải...; đã xác định có sự lây truyền nCoV từ người sang người và đã có 15 nhân viên y tế bị nhiễm bệnh.
Một số nước, vùng lãnh thổ trong khu vực đã ghi nhận các trường hợp bệnh xâm nhập như: Thái Lan (04 trường hợp), Nhật Bản (01 trường hợp), Hàn Quốc (01 trường hợp), Đài Loan (01), Hoa Kỳ (01), Ma Cao (01), Hồng Kông (01). Tại Việt Nam đã ghi nhận 02 ca dương tính với nCoV đang điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy (02 bố con người Trung Quốc).
Để chủ động phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh dịch trong bệnh viện, cục Quản lý Khám, chữa bệnh yêu cầu giám đốc sở Y tế các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng ytế các ngành; Giám đốc các bệnh viện trực thuộc bộ Y tế chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện tốt các yêu cầu sau đây:
Bộ Y tế yêu cầu phòng, kiểm soát lây nhiễm bệnh viêm phổi cấp do virus Corona trong bệnh viện (Ảnh minh hoạ).
Tại khoa Khám bệnh, khoa Cấp cứu
Tổ chức sàng lọc, phát hiện sớm và kiểm soát người bệnh nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm nCoV ngay tại nơi đón tiếp.
Bảo đảm đủ các phương tiện phục vụ phòng ngừa, đặc biệt trang phục phòng hộ cá nhân, dung dịch vệ sinh tay và khẩu trang y tế.
Bố trí khu vực chờ, khu vực khám riêng cho người bệnh nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm nCoV (có biển báo và chỉ dẫn rõ ràng).
Khi phát hiện có người bệnh nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm nCoV đủ tiêu chuẩn nhập viện, chuyển người bệnh vào nơi thu nhận người bệnh đúng quy định.
Người bệnh cấp cứu đến thẳng khoa cấp cứu, thực hiện như các nội dung trên.
Tuân thủ phòng ngừa chuẩn (vệ sinh tay và vệ sinh hô hấp; sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân; phòng ngừa chấn thương do vật sắc nhọn; quản lý chất thải; vệ sinh bề mặt...) và phòng ngừa dựa theo đường lây truyền (đường tiếp xúc, đường giọt bắn và đường không khí).
Tuyên truyền, hướng dẫn người bệnh và người nhà người bệnh mang khẩu trang, vệ sinh hô hấp; khuyến khích tất cả người bệnh và người nhà mang khẩu trang khi đến khoa Khám bệnh (qua loa đài, hướng dẫn trực tiếp bằng poster, tờ rơi...).
Tăng cường vệ sinh sàn, bề mặt buồng bệnh bằng hóa chất khử khuẩn. Bảo đảm các phòng khám, phòng lưu người bệnh nhiễm nCoV được thông khí tốt.
Tờ rơi phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV tại cửa khẩu được in ra 3 thứ tiếng (Việt/Anh/Trung).
Tại các khoa thu nhận, điều trị người nhiễm nCoV
Có biển cảnh báo tại khu vực cách ly. Hạn chế tối đa người ra vào khu vực cách ly.
Tuân thủ phòng ngừa chuẩn. Áp dụng cách ly phòng ngừa theo cả 3 đường lây, đặc biệt lưu ý phòng ngừa cách ly lây truyền theo đường tiếp xúc và giọt bắn. Áp dụng phòng ngừa cách ly lây truyền qua đường không khí khi có các thủ thuật có thể tạo ra hạt khí dung. Bảo đảm đủ các phương tiện phục vụ phòng ngừa, đặc biệt dung dịch vệ sinh tay và khẩu trang y tế.
Có thể bố trí kíp nhân viên y tế riêng để điều trị và chăm sóc người bệnh nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm nCoV. Kíp nhân viên y tế này không tham gia điều trị, chăm sóc các người bệnh khác nhằm phòng ngừa lây nhiễm.
Bảo đảm thông khí buồng bệnh tối thiểu 3 lần/ngày.
Áp dụng triệt để gói biện pháp phòng ngừa viêm phổi liên quan đến thở máy, nếu người bệnh có đặt nội khí quản và gói giải pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn huyết bệnh viện.
Hạn chế di chuyển người bệnh nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm nCoVra khỏi khu vực cách ly. Nếu cần vận chuyển, bố trí đường vận chuyển riêng, ít người lưu thông.
Người bệnh và người nhà mang khẩu trang y tế, đặc biệt khi vận chuyển người bệnh ra ngoài khu vực cách ly.
Dụng cụ sau khi sử dụng được thu gom, vận chuyển kín và xử lý tập trung tại Trung tâm Khử khuẩn - Tiệt khuẩn.
Đồ vải sau khi sử dụng được thu gom, vận chuyển kín và xử lý tập trung tại nhà giặt.
Tất cả chất thải rắn phát sinh trong khu vực cách ly được quản lý, xử lý như chất thải y tế nguy hại.
Tăng cường vệ sinh sàn, bề mặt buồng bệnh bằng hóa chất khử khuẩn theo quy định.
Tại các khoa phòng khác
Tuân thủ nội dung phòng ngừa chuẩn. Bảo đảm đủ các phương tiện phục vụ phòng ngừa, đặc biệt dung dịch vệ sinh tay và khẩu trang y tế.
Bảo đảm thông khí buồng bệnh.
Phổ biến các poster, tờ rơi về các dấu hiệu nhận biết sớm bệnh. Hướng dẫn người bệnh và người nhà người bệnh mang khẩu trang y tế khi có các dấu hiệu ho, sốt...; thực hiện quy tắc che miệng khi ho, hắt hơi. Yêu cầu tất cả người bệnh và người nhà người bệnh của khoa Hô hấp mang khẩu trang.
Khi phát hiện có người bệnh có dấu hiệu nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễmnCoV, chuyển người bệnh đến khoa tiếp nhận theo quy định.
Tăng cường vệ sinh sàn, bề mặt buồng bệnh bằng hóa chất khử khuẩn theo quy định.
Thu thập, đóng gói, vận chuyển và xử lý bệnh phẩm xét nghiệm của người bệnh nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm nCoVbảo đảm an toàn theo đúng quy định.
Phòng ngừa cho nhân viên y tế, người nhà người bệnh và khách đến thăm
Hạn chế tối đa nhân viên y tế, người nhà người bệnh và khách thăm vào buồng cách ly. Người vào buồng cách ly phải tuyệt đối tuân thủ các hướng dẫn về dự phòng khi vào khu vực cách ly.
Ngoài ra, bảo đảm đủ các phương tiện phục vụ phòng ngừa, đặc biệt trang phục phòng hộ cá nhân, dung dịch vệ sinh tay và khẩu trang y tế.
Tổ chức tập huấn cho các nhân viên y tế về sàng lọc, phát hiện và xử trí khi có người bệnh nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm nCoV.
Tăng cường giám sát tuân thủ thực hành của nhân viên y tế. Đặc biệt là tuân thủ thực hành phòng ngừa chuẩn, phòng ngừa dựa theo đường lây truyền tại các khu vực tiếp nhận, điều trị và chăm sóc người bệnh nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm nCoV.
Báo cáo khi có ca bệnh nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm nCoV theo quy định.
Theo nguoiduatin
Phát hiện 2 trường hợp nhiễm virus corona ở Việt Nam: Tổ chức Y tế Thế giới nói gì? "Chúng tôi tin rằng với năng lực của Việt Nam, rất nhiều kinh nghiệm trong công tác phòng chống dịch, chúng ta có thể phối hợp cùng nhau để chống dịch, ngăn chặn chúng lan rộng" đại diện WHO tại Việt Nam nói. Sáng 24/1, Bộ Y tế tổ chức họp khẩn Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh nguy hiểm, bệnh viêm...