Bộ Y tế: Ăn hoa quả có cồn không lo bị xử phạt
Ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Pháp chế Bộ Y tế cho biết, nho, sầu riêng, chuối… dễ để lại cồn trong cơ thể, nhưng chuyển hóa hết sau thời gian ngắn.
Ngày 6/1, ông Quang chia sẻ quan điểm trước việc nhiều người lo ngại sử dụng một số loại trái cây có thể có cồn trong hơi thở, trong máu, gây nhầm lẫn trong việc xử phạt người tham gia giao thông.
“Đúng là những hoa quả như nho, sầu riêng, chuối… dễ để lại nồng độ cồn, nhưng chỉ sau 30-60 phút tùy theo lượng dùng, cơ thể sẽ hết lượng cồn trong máu và khí thở vì hàm lượng rất nhỏ. Vì thế không phải trường hợp nào ăn hoa quả xong ra đường sẽ bị xử phạt”, ông Quang nói.
Trong quá trình tuyên truyền thực hiện Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia, Bộ Y tế sẽ phổ biến những vấn đề về mặt khoa học để lực lượng chức năng nắm được. Những trường hợp có nồng độ cồn trong hơi thở rất nhỏ, gần như không đáng kể thì không phải là đối tượng xử phạt.
Về lo ngại uống bia rượu sau bao lâu mới được lái xe, ông Quang phân tích, không có ngưỡng chuẩn cho mọi cá nhân vì phụ thuộc vào lượng, nồng độ bia, rượu uống và đặc điểm sinh học, thể trạng của mỗi người.
Trung bình với người bình thường, sau một giờ gan sẽ chuyển hóa hết một đơn vị cồn. Tuy nhiên, để chuyển hóa hết hoàn toàn một đơn vị cồn, cơ thể phải mất 1-2 giờ nữa. Một đơn vị cồn khoảng 10 gram cồn nguyên chất, tương đương với 2/3 lon bia 330 ml nồng độ 5%, một ly rượu vang 100 ml nồng độ cồn 13%, một chén rượu 30 ml có nồng độ cồn 40%.
Kiểm tra nồng độ cồn ở Hà Đông (Hà Nội). Ảnh: Ngọc Thành.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Thạch, Vụ trưởng An toàn giao thông, Bộ Giao thông Vận tải, cũng cho rằng hàm lượng cồn trong trái cây rất nhỏ nên máy đo không thể hiện được. Từ trước đến nay, chưa có người dân nào phản ảnh ăn hoa quả bị phạt vì nồng độ cồn cao. “Cảnh sát giao thông có đủ trình độ để phát hiện người ăn hoa quả hay uống rượu bia để xử phạt nồng độ cồn, người dân có thể yên tâm”, ông Thạch nói.
Về việc uống rượu, bia sau bao lâu được lái xe, ông Thạch cho biết, một số tài liệu cho thấy cơ thể nam giới có thể uống một cốc bia 0,3 lít có nồng độ 5% thì sau 2 giờ mới có thể điều khiển phương tiện. Tuy nhiên, việc chuyển hóa lượng cồn còn phụ thuộc từng cá nhân.
Ông Trần Hữu Minh, Phó chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, cũng cho biết về mặt lý thuyết một số ít hoa quả để lâu lên men có thể có chút ít nồng độ cồn nhưng vô cùng thấp, cơ thể hấp thụ và thanh lọc lượng cồn nhỏ này rất nhanh chóng. Không ai mua hoa quả về để lên men mới ăn và nếu vô ý ăn thì phải tới hàng kg lượng cồn mới ở mức đáng kể, bởi vậy điều đó rất khó xảy ra.
“Các nhà sản xuất đã tính toán để thiết bị đo chỉ ghi nhận khi nồng độ cồn ở mức nhất định, bởi vậy nếu uống rượu bia thì chắc chắn bị phát hiện, còn ăn hoa quả thì có thể yên tâm”, ông Minh nói và tin tưởng rằng cảnh sát giao thông sẽ không phạt những trường hợp ăn vài quả vải hay sử dụng nước súc miệng.
Nghị định 100 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (thay thế Nghị định 46 năm 2016), có hiệu lực từ ngày 1/1/2020. Quy định xử phạt tất cả người điều khiển phương tiện vi phạm nồng độ cồn, kể cả người đi xe đạp, xe máy.
Quy định xử phạt vi phạm nồng độ cồn khi lái xe. Đồ họa: Tạ Lư
Anh Duy
Theo vnexpress.net
Vụ chồng trộm phôi thai cho bồ: Bộ y tế nói gì?
Theo lãnh đạo Vụ pháp chế, việc này cần phải xem xét cụ thể xem phôi đó của ai, ai cho quyền bệnh viện phát phôi ra.
Liên quan vụ việc hi hữu chồng lấy cắp phôi của vợ tại Bệnh viện Bưu Điện (Hà Nội) giúp bồ mang thai, ngày 13/10, theo thông tin trên báo chí, ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho biết, ngày 14/10 tới đây, Bộ Y tế sẽ mời đại diện Bệnh viện Bưu Điện lên để làm rõ về sự việc.
Đồng thời, xem xét sự việc cụ thể, xem phôi đó của ai, ai quản lý, ai cho quyền bệnh viện phát phôi ra, phát phôi đi đâu? Từ đó, mới rõ trách nhiệm của bệnh viện, hướng xử lý vụ việc.
Cũng theo đại diện Vụ pháp chế, căn cứ khoản 2 điều 33 nghị định 176/2013 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế, ông chồng và người được chuyển phôi trong vụ việc hi hữu này sẽ bị phạt 30 - 40 triệu đồng (sử dụng phôi còn dư mà chưa được sự đồng ý của cả hai vợ chồng).
Ngoài ra, cơ sở y tế cũng sẽ bị xử phạt tùy mức độ.
Bệnh viện Bưu Điện, nơi xảy ra vụ đánh cắp phôi thai "có một không hai". Ảnh: BVPL
Trước đó, bà Nguyễn Thị N. (Quế Võ, Bắc Ninh) cho biết, bà cùng chồng đã kết hôn vào năm 1990, có với nhau 4 con, người con lớn nhất đã 29 tuổi, nhỏ nhất mới hơn 1 tuổi.
Bà N. cho hay do tuổi đã cao lại muốn có thêm con, bà cùng chồng đến Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BV Bưu Điện để làm thụ tinh ống nghiệm. Kết quả, vợ chồng bà lọc được 2 phôi, phôi 1 chuyển vào ngày 31/12/2017 và thành công, đến tháng 9/2018, bà sinh con thứ 4 là bé trai. Phôi còn lại, 2 vợ chồng quyết định gửi lại Trung tâm để cấp đông lưu trữ.
Tuy nhiên, tháng 4 vừa qua, bà N. bất ngờ nhận được cuộc gọi của Bệnh viện Bưu Điện hỏi về tình hình sức khoẻ thai nhi. Bất ngờ, bà N. hỏi lại thì được bệnh viện thông báo phôi được chuyển vào ngày 2/4 và gia đình báo đã đậu thai.
Sau khi tra hỏi, người chồng đã thừa nhận lấy cắp phôi của vợ cho bà G.T.D., 45 tuổi, ở Bắc Giang mang thai.
Nó về mối quan hệ của chồng và bà D., bà N. cho biết, giữa hai người này có mối quan hệ bất chính từ 2016.
Bà D. đã có con gái lớn 17 tuổi nhưng chồng đã qua đời, giờ lại muốn có thêm con nên cũng từng đi chạy chữa ở nhiều nơi nhưng chưa được. Thấy vậy, chồng bà N. đã làm giả giấy uỷ quyền của vợ để qua mắt nhân viên rà soát của bệnh viện, cung cấp cho bà D. toàn bộ các dữ liệu liên quan đến bà N.
Nói về việc này, theo thông tin trên báo chí, bác sĩ Nguyễn Thị Nhã, Trưởng Trung tâm hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Bưu Điện, cho biết khi nhận được đơn của bà N., trung tâm đã rà soát lại toàn bộ quy trình, đều thấy làm rất chuẩn.
"Ông chồng quá thủ đoạn, có đủ hết giấy tờ bản gốc, chúng tôi không phải công an nên không thể phát hiện ra được", bà Nhã nói.
Bà Nhã thông tin thêm, chồng bà N. đã tính toán rất kỹ để có thêm được một cáp phôi, trong đó ghi chi tiết tạo được bao nhiêu phôi, đã chuyển phôi ngày nào, còn lại bao nhiêu phôi. Phải có cáp này mới có thể làm thủ tục chuyển phôi.
Thùy Dung ( Tổng hợp)
Theo baodatviet
Luật Khám bệnh, chữa bệnh cần sửa đổi, bổ sung những gì? Đảm bảo an toàn cho bác sĩ, làm rõ các sự số y khoa, xem xét thi cấp chứng chỉ hành nghề cho y bác sĩ, dừng đào tạo y sĩ... là những điểm mới trong dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Khám bệnh, chữa bệnh. Nhiều tồn tại, bất cập trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh hiện hành cần bãi bỏ...