Bộ Y tế Ấn Độ bác thông tin liên quan đến vaccine của AstraZeneca
Ngày 9/12, Bộ Y tế Ấn Độ đã bác bỏ thông tin của một số hãng truyền thông cho rằng cơ quan quản lý dược phẩm nước này đã bác kiến nghị cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine ngừa COVID-19 tiềm năng Covishield do hãng dược phẩm AstraZeneca phát triển và một loại vaccine được phát triển trong nước.
Hình ảnh mô phỏng vaccine phòng COVID-19 do Hãng dược phẩm liên doanh Anh – Thụy Điển AstraZeneca phối hợp với Đại học Oxford phát triển. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó, cùng ngày, kênh truyền hinh NDTV và CNBC-TV18 (Ấn Độ) đưa tin Tổ chức Kiểm soát chất lượng an toàn dược phẩm trung ương (CDSCO) của Ấn Độ vẫn tìm kiếm các dữ liệu bổ sung từ các hãng dược phẩm sau khi xem xét kiến nghị cấp phép lưu hành được nộp lên trong tuần này. Theo NDTV, cả hai kiến nghị cấp phép đều không được thông qua do không đủ dữ liệu về tính an toàn và hiệu quả của sản phẩm.
Bộ Y tế Ấn Độ đã thông tin bác bỏ thông tin trên.
Trong khi đó, hãng tin Reuters dẫn nguồn tin liên quan trực tiếp cho biết “còn quá sớm” để nói về có hay không việc bác kiến nghị cấp phép lưu hành vaccine.
Video đang HOT
Một nguồn tin khác cho biết CDSCO chỉ muốn có thêm dữ liệu về tính an toàn và hiệu quả của sản phẩm trước khi đưa ra quyết định. Nguồn tin này nhấn mạnh đây là một phần của quy trình cấp phép.
Trước đó, ngày 8/12, Chính phủ Ấn Độ thông báo một số loại vaccine tiềm năng có khả năng được cấp phép sử dụng trong vài tuần tới.
Vaccine Covishield do hãng dược phẩm AstraZeneca (Thụy Điển) và Đại học Oxford (Anh) phối hợp bào chế là loại vaccine thứ 3 thu được kết quả thử nghiệm khả quan sau các vaccine của Pfizer/BioNTech và Moderna. Ưu điểm của loại vaccine này là có thể vận chuyển dễ dàng với nhiệt độ máy lạnh thông thường, tiện lợi hơn vaccine của Pfizer/BioNTech và Moderna cần phải được bảo quản trong điều kiện cực lạnh. Do đó, vaccine này có vai trò quan trọng trong việc đối phó với đại dịch COVID-19 tại các nước đang phát triển. AstraZeneca thông báo kế hoạch sản xuất tối đa 3 tỷ liều vaccine trong năm 2021 nếu vaccine được giới chức quản lý cấp phép.
Hiện tại có 5 loại vaccine ngừa COVID-19 triển vọng đang được phát triển tại Ấn Độ. Viện Serum của Ấn Độ (SII) – Nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới, hiện là đối tác của hãng dược phẩm AstraZeneca và Đại học Oxford trong sản xuất vaccine Covishield.
Ấn Độ xin cấp phép khẩn cấp vaccine Oxford
Viện Huyết thanh Ấn Độ dự kiến xin cấp phép khẩn cấp vaccine của Đại học Oxford và hãng dược AstraZeneca trong hai tuần tới.
Hôm 28/11, Giám đốc Viện Huyết thanh Ấn Độ Adar Poonawala xác nhận viện có thể sản xuất ít nhất 100 triệu mũi vaccine mỗi tháng, kể từ đầu năm 2021. Ông đưa ra tuyên bố này sau chuyến thăm nhà máy của Thủ tướng Narendra Modi. Chính phủ kỳ vọng có 300-400 triệu mũi tiêm vào tháng 7 năm sau, khi đất nước phải đối mặt với đợt bùng phát mới.
AstraZeneca cho biết cần nghiên cứu thêm về vaccine sau nhầm lẫn khi thử nghiệm. Theo báo cáo, các nhà khoa học tại Viện Jenner, Đại học Oxford, đã tiêm thiếu một nửa lượng vaccine ở mũi thứ nhất cho 500 tình nguyện viên. Thay vì bắt đầu lại, họ tăng số người tham gia nghiên cứu và tiêm liều lượng chính xác. Những người "tiêm nhầm" nửa mũi vaccine đầu vẫn nằm trong chương trình. Họ được tiêm đủ liều ở mũi thứ hai. Như vậy, thử nghiệm vô tình chia thành hai phác đồ: hai mũi và 1,5 mũi. Kết quả, vaccine tiêm đủ liều chỉ đạt 61% độ bảo vệ, trong khi nhóm tiêm 1,5 mũi hiệu quả tới 90%.
AstraZeneca khẳng định kết quả này không ảnh hưởng đến quá trình phê duyệt vaccine của cơ quan quản lý. "Có một chút nhầm lẫn trong giao tiếp. Điều này sẽ được giải thích rõ vài ngày tới. Nhưng nó sẽ không tác động lên việc chấp thuận sử dụng khẩn cấp ở Anh và cả Ấn Độ. Chúng tôi đang trong quá trình xin giấy phép vào hai tuần tới", ông Poonawalla nói.
Chuyên gia tại Viện Jenner, Đại học Oxford đang thử nghiệm vaccine Covid-19. Ảnh: University of Oxford
Ông khẳng định thời điểm phê duyệt của cơ quan quản lý không ảnh hưởng nhiều đến công tác phân phối. Viện đã sản xuất khoảng 50-60 triệu mũi tiêm mỗi tháng. Sau một đến hai tháng nữa, sản lượng sẽ tăng lên khoảng 100 triệu liều.
Viện sẽ tập trung dành nguồn cung cho Ấn Độ và hơn 150 quốc gia trong liên minh Covax. Đây là chương trình do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dẫn đầu, nhằm đảm bảo phân phối vaccine công bằng cho các quốc gia đang phát triển.
AstraZeneca và Đại học Oxford tuyên bố vaccine có giá thấp hơn các đối thủ trên thị trường, đồng thời dễ bảo quản và phân phối vì có thể lưu trữ, xử lý ở nhiệt độ cao hơn.
Ông Poonawalla kêu gọi các nhà sản xuất thận trọng đối với các thông tin về vaccine để công chúng không e ngại sử dụng chúng. "Trong một thế giới mà mọi người liên tục đặt dấu hỏi về vaccine, chúng ta, những nhà truyền thông, nhà sản xuất, chính phủ và tất cả mọi người, nên hợp tác cùng nhau để lan tỏa thông điệp phù hợp", ông nói.
Hiện nay, Ấn Độ là một trong những vùng dịch lớn nhất toàn thế giới. Tính đến 30/11, nước này ghi nhận hơn 9 triệu ca nhiễm và ít nhất 137.000 trường hợp tử vong vì Covid-19.
Thái Lan ký thỏa thuận mua 26 triệu liều vaccine của AstraZeneca Ngày 27/11, Thái Lan đã ký thỏa thuận mua 26 triệu liều vaccine phòng bệnh COVID-19 mà hãng dược phẩm AstraZeneca của Anh cùng với Đại học Oxford đang phát triển. Đây là thỏa thuận đặt mua vaccine phòng ngừa bệnh COVID-19 đầu tiên của quốc gia Đông Nam Á này. Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha (giữa) và Chủ tịch hãng dược...