Bỏ ý đi định ngoại tình nhờ một bát súp gà của vợ
Sau đó, tôi quay sang, thì nhìn thấy cô thư ký trẻ vừa kêu nóng vừa cởi áo ngoài ra, và bên trong là chiếc áo sơ mi bó sát người. Trên xe có điều hòa, làm gì nóng đâu nhỉ, lẽ nào cô ấy đang bật đèn xanh cho tôi, lẽ nào trong tình cảnh tắc đường này tôi nên làm gì đó. Những ý nghĩ đó cứ luẩn quẩn trong đầu tôi…
Ở công ty, tôi là người đàn ông được mọi người vô cùng ngưỡng mộ lẫn đố kỵ. Tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại ưu, trong thời gian 4 năm học tại trường tôi thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội, giao lưu với bạn bè quốc tế, với những thành tích đó tôi dễ dàng được nhận vào làm ở một công ty nước ngoài.
Mới hơn 30 tuổi đầu tôi đã lên chức trưởng phòng một công ty lớn. Khi đến tuổi kết hôn tôi lại may mắn quen được vợ tôi, cô ấy là cựu tiếp viên hàng không bây giờ đang làm giám đốc bộ phận nhân sự của một công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
Sau khi kết hôn không lâu, hai vợ chồng đã mua được một ngôi nhà rộng hơn 100m2. 1 năm sau khi kết hôn, chúng tôi có bé trai đầu lòng thông minh, hoạt bát. Và sau đó 1 năm dành dụm chúng tôi mua được một chiếc xe hơi. Tôi hiện đang có một cuộc sống hạnh phúc với nhà sang, xế xịn, vợ đẹp, con ngoan khiến ai cũng phải ao ước.
Vợ tôi vừa xinh đẹp lại vừa dịu dàng, nhưng thói đời là vậy khi chưa có được thì mong ngóng, thèm thuồng, khi có rồi thì người ta cũng chẳng biết quý trọng, tôi bắt đầu cảm thấy tình cảm vợ chồng nhạt nhòa theo thời gian. Sau khi có xe hơi, tan làm không tránh khỏi việc đồng nghiệp ngồi nhờ xe tôi đi về, ngồi trên xe tôi nhiều nhất là cô thư ký trẻ mới đến làm việc ở công ty không lâu. Nhà cô ấy ở gần khu XX, cùng đường đi về nhà tôi.
Cô thư ký vừa tốt nghiệp đại học, đang ở trong độ tuổi thanh xuân mơn mởn. Làm việc ở công ty chúng tôi, thu nhập hàng tháng cũng kha khá, với số tiền đấy cô ấy cũng đầu tư ăn mặc chăm sóc bản thân, với hình tượng là một cô gái gợi cảm thời thượng.
Trái tim bắt đầu lung lay, mặc dù vẫn chưa đến mức làm gì có lỗi với vợ, nhưng tôi biết rằng đó chỉ là việc sớm hay muộn mà thôi. Về đến nhà, nhìn thấy vợ nhẹ nhàng đút cơm cho con trai, trong lòng tôi cũng cảm thấy có chút day dứt. Tuy nhiên, trong đầu tôi vẫn không thôi nghĩ đến hình ảnh cô thư ký.
Vào một ngày mùa hè, tôi vừa rời khỏi phòng làm việc, đi xuống đánh xe ra khỏi gara, và đương nhiên ngồi trên xe bên cạnh tôi không ai khác ngoài cô thư ký trẻ. Bởi vì lúc chúng tôi đi về, đang là giờ cao điểm, mọi người đang lũ lượt tan làm về nhà nên đường rất đông và cũng không hiểu hôm đấy là ngày gì mà lại tắc đường lâu đến như thế.
Đến lúc 7h tối tôi vẫn còn đang vật lộn với tắc đường, đúng lúc đó vợ tôi gọi điện thoại đến nói rằng cô ấy đã đi bộ về nhà, cũng đã đi đón con về rồi, cô ấy hỏi tôi xem liệu mấy giờ thì có thể về đến nhà. Tôi cũng không biết đến lúc nào có thể về được đến nhà, nên bảo cô ấy cứ ăn cơm rồi nghỉ ngơi sớm đi sau đó dập máy.
Sau đó, tôi quay sang, thì nhìn thấy cô thư ký trẻ vừa kêu nóng vừa cởi áo ngoài ra, và bên trong là chiếc áo sơ mi bó sát người. Trên xe có điều hòa, làm gì nóng đâu nhỉ, lẽ nào cô ấy đang bật đèn xanh cho tôi, lẽ nào trong tình cảnh tắc đường này tôi nên làm gì đó. Những ý nghĩ đó cứ luẩn quẩn trong đầu tôi…
Lúc đang chuẩn bị đáp lại ám hiệu của cô thư ký thì chuông điện thoại lại reo lên, là một người bạn của tôi, anh ta cũng đang ở trên đường, cũng gặp cảnh tắc đường giống tôi, nên tiện thể gọi điện đến bàn chuyện công việc luôn. Tôi cũng đành phải miễn cưỡng tiếp chuyện cậu ta, bỏ rơi cô thư ký một mình.
Thoắt cái đã 8h, xe vẫn nhích từ từ từng bước giữa dòng xe cộ đông nghìn nghịt. Sau khi kết thúc cuộc điện thoại với cậu bạn, tôi đang định quay sang mở lời với cô thư ký , thì vợ tôi lại gọi điện thoại đến hỏi tôi đã đi đến đâu rồi. Tôi bực mình bảo đang ở chỗ ABC. Dập máy, tôi nhẹ nhàng luồn tay vào tóc cô thư ký.
Video đang HOT
Tôi không biết là do cô ấy có ý cự tuyệt hay là do tôi hành động hấp tấp quá hay thế nào đấy? Tôi đành tạm dừng cử chỉ táo bạo đó lại, và bắt đầu thay đổi chủ đề, tôi bật một đĩa CD và mở bài hát của Celine Dion trong phim “Titanic”, sau một lúc rào đón chúng tôi cũng nói đến chủ đề tình yêu, và sau đó phần còn lại sẽ là những ám chỉ của tôi và phản ứng của cô thư ký. Trong đầu tôi đang mường tượng đến những viễn cảnh tươi đẹp thì……
Đúng vào thời điểm quan trọng này, điện thoại lại một lần nữa reo lên, vẫn là vợ tôi. Cô ấy lại hỏi tôi đã đi đến đâu rồi, tôi kiềm chế để không hét lên trong điện thoại rằng tôi đã gần đến cầu XX rồi. Vợ vui mừng reo lên : “May quá, mệt chết đi được, cuối cùng cũng tìm thấy anh rồi. Em đã đi đến cầu XX rồi. Em sợ anh đợi lâu đói bụng nên mang súp gà đựng trong bình thủy đến cho anh chống đói, nhưng em sợ đi xe lại không gặp được anh, nên em đành men theo vỉa hè đi bộ ra đây tìm anh. Đúng rồi, em đi bộ bên phía tay phải đường của anh nha. Nhìn biển số xe hoa hết cả mắt. Hì Hì. Thế nhá, em dập máy đây.”
Dập máy, tôi bắt đầu thấy bàng hoàng, vợ tôi đi bộ từ nhà đến đây chỉ để mang cho tôi một bát súp vì sợ tôi bị đói, còn tôi thì sao ? Ở trong xe chỉ chăm chăm nghĩ cách giở trò với người phụ nữ khác. Tôi không xứng đáng làm một thằng đàn ông.
Nhìn thấy mặt tôi tối sầm lại, cô thư ký hỏi tôi : “Không phải vừa nãy anh muốn nói với em nàng Rose trong tâm trí anh là ai ư. Bây giờ anh nói đi”. Tôi nhìn vào đôi mắt cô ấy, nhấn mạnh từng chữ và nói : “Là vợ anh, người vợ mà chỉ vì lo anh bị đói đã đi bộ từ nhà đến đây chỉ để mang cho anh một bát súp.”
Từ xa đã nhìn thấy vợ đang đi bộ trên vỉa hè, tôi ra sức bấm còi, vợ nhìn thấy xe tôi liền vui vẻ vẫy vẫy tay. Tôi dừng xe lại bên đường. mở cửa bước ra chạy đến ôm lấy vợ. Lúc trở lại xe, đã thấy cô thư ký lặng lẽ chuyển xuống ngồi ghế phía sau. Tôi giới thiệu với vợ cô ấy là đồng nghiệp của tôi, vợ tôi cũng rất nhiệt tình mời cô ấy uống một bát súp nóng . Bát súp gà thơm phức, nóng hổi đã khiến cho tôi như bừng tỉnh sau một cơn mê, tôi thầm nghĩ trong lòng rất may tôi chưa làm gì có lỗi với vợ.
Sau khi ăn no, tôi hỏi vợ : “Con đâu em ?” .Vợ cười trả lời : “Em cho con ăn xong rồi, bây giờ con đang ở nhà chơi với bà, chắc là con đang đợi bố mẹ về đấy !!”
“Em chưa ăn cơm à ?” Tôi lặng người.
“Em định ăn cùng anh, nhưng anh còn có bạn nữa, hai người cứ ăn trước, lát nữa em về ăn sau cũng được”.
Đi đến chân cầu cô thư ký xuống xe, 10 phút sau, tôi nhận được một tin nhắn từ cô ấy. Tin nhắn viết rằng : “Anh thật có phúc mới có được một người vợ tốt như vậy, thật may em chưa làm gì có lỗi với vợ anh, em đã ăn bát súp vốn dĩ thuộc về cô ấy nên sẽ tuyệt đối không thể cướp đi người đàn ông thuộc về cô ấy. Em thừa nhận em đã thất bại, vợ anh là người phụ nữ đáng để bất cứ người đàn ông nào cũng phải trân trọng cả cuộc đời.”
Vợ hỏi tôi ai nhắn tin vậy ? Tôi mỉm cười trả lời : “Là cô thư ký nhắn tin, cô ấy khen em nấu súp rất ngon, khen anh có mắt nhìn người, lấy được một người vợ tốt như em”. Vợ mỉm cười ngọt ngào, nhẹ nhàng tựa đầu lên vai tôi, và tôi cũng hôn nhẹ lên trán vợ. Nụ hôn này, cùng bát súp nóng hổi đã khiến tôi hiểu được rằng: Tôi rất có phúc ba đời mới lấy được em làm vợ.
Mỗi người phụ nữ là một thiên thần, khi cô ấy rơi vào vòng xoáy tình yêu với một người đàn ông, cô ấy sẽ bẻ gãy đôi cánh và bay đến thế gian, bởi vậy đàn ông đừng bao giờ làm tổn thương người phụ nữ bên cạnh họ, bởi vì cô ấy đã không còn cánh để bay về trời nữa rồi.
Hãy trân trọng người phụ nữ thường nổi cáu với bạn, hãy trân trọng người phụ nữ thường càm ràm với bạn, bởi vì trong thế giới này, ngoài bố mẹ bạn ra, sẽ không có ai đối xử tốt với bạn hơn cả với bản thân mình thế đâu. Học cách trân trọng. Trân trọng người phụ nữ bên cạnh, người mà bạn ngày càng cảm thấy phiền phức. Bởi vì một khi mất đi, sẽ không bao giờ tìm lại được.
“Hãy học cách trân trọng, biết ơn những gì bạn đang có, trước khi thời gian dạy cho bạn biết phải trân trọng những gì bạn đã từng có !”
Theo VNE
Quá tải bệnh nhân nặng - nỗi lo thường trực
Giúp bệnh nhân thoát khỏi tình trạng nằm ghép giường, nhưng Bệnh viện Nhi TW vẫn phải đương đầu với tình trạng quá tải bệnh nhân nặng.
Bệnh viện Nhi Trung ương là một trong số nhiều bệnh viện tuyến Trung ương triền miên diễn ra tình trạng quá tải trong một thời gian dài, đây cũng là lý do khiến bệnh nhân phải nằm ghép giường. Điển hình tại khoa Hô hấp, bệnh nhi thường phải nằm ghép 3, ghép 4, có những lúc cao điểm 6 cháu bé vài tháng tuổi phải nằm chung một giường.
Nhận thức được tình trạng quá tải vô cùng nguy hiểm, gây mất an toàn cho sức khỏe và tính mạng của trẻ, mới đây Bệnh viên Nhi Trung ương -một trong 3 bệnh viện tuyến Trung ương (cùng với Bệnh viện K cơ sở 2 và Bệnh viện Nội tiết) đã cam kết trong năm 2015 sẽ xóa bỏ tình trạng bệnh nhân phải nằm ghép giường.
Trao đổi với phóng viên VOV.VN, TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương khẳng định trong quý IV/2014, viện đã triển khai có hiệu quả tình trạng giảm tải, bước đầu gần như toàn bộ bệnh nhi điều trị nội trú tại các khoa của bệnh viện đều được nằm riêng 1 giường. Duy chỉ có khoa Thần kinh số giường thực kê là 50 nhưng có tới 54 bệnh nhân, có 4 bệnh nhân phải nằm ghép. Còn tại khoa Hô hấp, chỉ có 80 bệnh nhân trong tổng số 90 giường.
TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương
PV: Thưa ông, Bệnh viện đã thực hiện những biện pháp gì để có được kết quả ban đầu khá tốt như vậy?
TS Trần Minh Điển: Chúng tôi đã triển khai 3 gói giải pháp đồng bộ: Gói giải pháp thứ nhất: quản lý, tăng cường khám bệnh ngoại trú, điều trị trong ngày và giảm số bệnh nhân điều trị nội trú. Gói giải pháp này được thực hiện chủ yếu ở khu vực phòng khám: tăng cường cải cách các thủ tục hành chính, mở thêm nhiều buồng khám, bố trí một lượng nhân lực lớnbao gồm cả bác sĩ, y tá, nhân viên tin học, nhân viên tài chính... rất chuyên nghiệp để đảm bảo giảm số thời gian chờ khám, làm xét nghiệm của bệnh nhi, được thực hiện trong ngày mà không phải đợi đến ngày thứ 2; đảm bảo sàng lọc các trường hợp đủ tiêu chuẩn nhập viện mới làm thủ tục; trường hợp có thể điều trị ở tuyến dưới thì chuyển về. Với trường hợp có thể điều trị tại nhà, y bác sĩ phải có trách nhiệm tư vấn, hướng dẫn cách chăm sóc, dặn người nhà bệnh nhi những dấu hiệu bệnh tăng nặng thì đưa đến bệnh viện gần nhất.
Tại khu vực điều trị nội trú, thực hiện triệt để chế độ quản lý kiểm soát số lượng người bệnh 2 lần/ngày (lúc 8h và 16h) tại từng khoa. Thực hiện cách thức quản lý này,đơn cử báo cáo 8h sáng 16/1 cho thấy có tổng số 1.217 bệnh nhân nhập viện trong tổng số 1.500 giường thực kê, điều đó có nghĩa không có tình trạng quá tải. Chỉ có một đơn vị duy nhất là khoa Thần kinh, số giường thực kê là 50 nhưng có tới 54 bệnh nhân, 4 bệnh nhân phải nằm ghép. Tuy nhiên con số này chúng tôi xếp vào chỉ số 24h, có nghĩa khi bệnh nhân vào viện không phải lúc nào cũng có giường ngay lập tức. Bộ Y tế cũng đã chấp thuận với khó khăn này và cho phép trong vòng 24 giờ, các bệnh nhi nhập viện buổi đêm, cấp cứu nặng có thể phải nằm ghép. Tuy nhiên vào giờ hành chính, sau khi thực hiện nhiều biện pháp điều chuyển bệnh nhân, khi đó các bệnh nhi sẽ phải được nằm 1 giường.
Để kiểm soát được con số bệnh nhân trong mỗi khoa, đòi hỏi sự nỗ lực, trách nhiệm của mỗi y bác sĩ và các trưởng phó khoa. Việc tích cực đi buồng của các bác sĩ điều trị nhằm xem xét, đánh giá tình trạng bệnh nhân, cho xuất viện đối với những trường hợp có thể; xem xét, thay đổi phác đồ điều trị cho mỗi bệnh nhân, giúp bệnh tình tiến triển tốt... sẽ giúp giảm tải số lượng bệnh nhân trong các khoa, lấy chỗ cho những bệnh nhân nặng hơn.
Gói giải pháp thứ hai: Tập trung nâng cao năng lực chuyên môn của các y bác sĩ ở tuyến dưới. Trong năm 2014, gần 600 lượt bác sĩ, điều dưỡng viên ở các bệnh viện tuyến dưới lên bệnh viện Nhi học tập kinh nghiệm; hơn 300 lượt bác sĩ và điều dưỡng của bệnh viện Nhi trung ương được cử về các tuyến để truyền thụ, trao đổi kinh nghiệm. Chuyển biến bước đầu từ gói giải pháp này cho thấy người dân đã bắt đầu tin tưởng và đến khám tại các bệnh viện nhi, sản nhi ở khu vực miền Bắc; khoa nhi ở các tỉnh phù hợp với mức độ bệnh. Chỉ số chuyển tuyến đã giảm rõ rệt; số ca phẫu thuật bệnh nhẹ ở bệnh viện Nhi trung ương đã giảm 20-30%; tuy nhiên số bệnh nhân phẫu thuật vừa và nặng lại tăng 15-20%, điều này đã cho thấy vai trò của bệnh viện tuyến trung ương đã được trả về đúng chỗ, chỉ can thiệp những ca khó và nặng.Trường hợp bệnh nặng và không thể can thiệp được ở tuyến dưới thì bệnh viên Nhi Trung ương phải chịu trách nhiệm.
Gói giải pháp thứ ba:Mở rộng các khoa, kê thêm giường bệnh. Trong năm 2014, bệnh viện đã mở rộng thêm phòng bệnh dành cho khối bệnh nhân rất nặng như hồi sức cấp cứu, hồi sức tim mạch, có thể kê thêm khoảng 80 giường bệnh. Ở các khoa khác, bệnh viện cũng yêu cầu giảm các buồng hành chính, buồng bác sĩ, điều dưỡng để lấy phòng kê thêm giường cho bệnh nhân.
Tuy nhiên, chúng tôi xác định đây chỉ là những giải pháp tạm thời, không bền vững. Do vậy, năm 2015, để các giải pháp bền vững hơn nữa, đảm bảo tiêu chuẩn số giường bệnh/số mét vuông bệnh viện, bệnh viện đang đẩy nhanh hoàn thiện khu nhà 15 tầng. Dự kiến, khu vực tầng 1 và khoa khám bệnh, khoa cấp cứu sẽ được đưa vào hoạt động từ ngày 27/2 tới đây;đến hết quý II/2015 sẽ đưa vào hoạt động toàn bộ khu nhà 15 tầng này.Cùng với cơ sở 2 của bệnh viện Nhi Trung ương có quy mô 900 giường bệnh, thời gian tới, các bệnh nhi sẽ được thụ hưởng thực sự việc giảm tải bền vững, lâu dài hơn.
Tại khoa Hô hấp, hiện nay một bệnh nhi được nằm một giường
PV: Một trong những giải pháp góp phần giảm số bệnh nhân điều trị nội trú là sự nỗ lực, trách nhiệm của các bác sĩ điều trị. Bệnh viện có đặt ra quy định nào để giám sát sự nỗ lực của các bác sĩ?
TS Trần Minh Điển: Việc các trưởng, phó khoa, bác sĩ điều trị phải tăng cường đi buồng để xem xét, đánh giá tình trạng bệnh nhân nằm trong bộ tiêu chuẩn chất lượng khám chữa bệnh của viện. Một bác sĩ phải thăm khám bệnh nhân mà họ điều trị từ 1-2 lần/ngày tùy theo từng tình trạng bệnh; nhẹ có thể 1 lần nhưng nặng có thể phải 2 thậm chí 3-4 lần/ngày với nhóm bệnh nhân nằm điều trị nội trú. Nhóm bệnh nhân nặng gần như các bác sĩ phải giám sát các chỉ số từng giờ.
PV:Có thể thấy rằng tuy giảm tải số bệnh nhi nói chung nhưng viện Nhi vẫn chưa thể thoát khỏi tình trạng quá tải bệnh nhân nặng, thưa ông?
TS Trần Minh Điển: Số lượng bệnh nhân đến khám ở Bệnh viện Nhi TW thông thường ổn định 2.000, 2.200 có thể 2.500 thậm chí có thể 3.000 tùy theo từng ngày trong tuần. Khám chuyên khoa ở Bệnh viên Nhi TW mới là quan trọng, mới là đúng vai trò trách nhiệm của bệnh viện Trung ương. Bệnh viện có nhiều chuyên khoa nặng khác nhau, số lượng em bé đến khám và điều trị ngoại trú, nội trú trong ngày ở các chuyên khoa máu, ung bướu, tim mạch, huyết học, thần kinh... là chủ yếu; số em bé đến khám vì ho, sốt, ỉa chảy, các tình trạng cấp cứu chỉ chiếm khoảng 20%.
Có thể nói, không bệnh viện nào có nhiều bệnh nhân nặng như ở Bệnh viện Nhi Trung ương. Trong số 1.217 bệnh nhân đang nằm viện (thống kê sáng 16/1), có tới 104 bệnh nhân phải thở bằng máy; 120 bệnh nhân phải thở oxy. Quá tải bệnh nhân nhẹ không có vấn đề gì với các y bác sĩ, nhưng quá tải bệnh nhân nặng thì các y bác sĩ của bệnh viện phải rất vất vả, phải huy động nhiều nguồn lực: con người, trang thiết bị, phòng bệnh đặc biệt; trang bị 1 giường cho bệnh nhân nặng cùng với các thiết bị, máy móc đi kèm phải mất từ 1,5-2 tỷ đồng mới đáp ứng cho một trường hợp cấp cứu và hồi sức cho 1 em bé. Quá tải bệnh nhân nặng là vấn đề rất đáng quan tâm và phải hết sức chú ý, bệnh viện Nhi trung ương luôn phải cảnh báo tình trạng này.
Như tôi đã nói ở trên, việc quá tải bệnh nhân nặng cho thấy vai trò của bệnh viện tuyến Trung ương đã được trả về đúng chỗ, chỉ can thiệp những ca khó và nặng. Tuy nhiên, các y bác sĩ của chúng tôi luôn sẵn sàng làm việc vì sức khỏe và tính mạng của các cháu.
PV: Theo thống kê của Bộ Y tế, sau 1 năm triển khai đường dây nóng, Bệnh viện Nhi Trung ương là đơn vị có nhiều ý kiến phản ánh tới đường dây nóng nhất với 121 cuộc gọi. Trong các phản ánh chung của người dân tới đường dây nóng của Bộ Y tế (không chỉ phản ánh riêng về Bệnh viện Nhi Trung ương), có 19% ý kiến tập trung vào thái độ, tinh thần trách nhiệm của y bác sĩ; khoảng 6% phản ánh về việc nhân viên y tế có thái độ vòi vĩnh, đòi hối lộ... Ông có suy nghĩ gì về kết quả này?
TS Trần Minh Điển: Mỗi năm, trung bình Bệnh viện Nhi Trung ương đón tiếp gần 1 triệu em bé đến khám, điều trị nội trú cho gần 100.000 em bé. Có thể nói đây là một khối lượng công việc chuyên môn vô cùng lớn đối với các y bác sĩ, điều dưỡng viên của bệnh viên, không tránh khỏi có thể gây sức ép tâm lý khá nặng nề với họ. Để khám và điều trị cho từng ấy em bé với mục tiêu cao nhất là đảm bảo an toàn về tính mạng cho các cháu, trong quá trình giao tiếp, một số cán bộ, nhân viên y tế có thái độ không lịch sự với người bệnh và người thân của họ là khó tránh khỏi. Để đáp ứng được hết sự hài lòng của người dân, cán bộ nhân viên y tế của viện còn phải phấn đấu nhiều trong thời gian tới.
Theo NTD
Nhiều bệnh nhân ung thư như "ngồi trên đống lửa" Bệnh ung thư không giống các bệnh cấp tính khác là điều trị ngày một, ngày hai mà nó đòi hỏi phác đồ điều trị dài hơi. Tùy vào giai đoạn bệnh mà các bác sỹ sẽ lựa chọn phương pháp và phác đồ điều trị cụ thể, hầu hết đều phải sử dụng các loại thuốc đặc chủng trong điều trị ung...