Bỏ xưng hô “chú cháu” nơi công sở?
“Xưng hô chú – cháu, bác – cháu nơi công sở làm cho người dưới thu mình lại, dẹp như con gián…”.
Xưng hô thân mật như trong gia đình theo kiểu “bác bác – cháu cháu”… là chuyện thường tại công sở. Nhiều ý kiến cho rằng, cách xưng hô “gia đình hóa” giúp đồng nghiệp nhanh chóng gần gũi nhau hơn. Nhưng cũng có người cho rằng, “chú chú – cháu cháu” nơi công sở tiêu diệt tính độc lập của con người khi nêu ý kiến, triệt tiêu sự tranh luận, đối thoại. Nhân chuyện này, chúng tôi xin gửi tới độc giả những ý kiến về cách xưng hô nơi công sở.
Công sở mang dáng dấp gia đình
Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Trần Ngọc Thêm, Trưởng Bộ môn Văn hóa học, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM, cho rằng, người Việt có lối giao tiếp thân mật hóa cao. Với cách xưng hô này, tất cả mọi người trong cộng đồng đều trở thành bà con họ hàng trong một gia đình.
Giáo sư lý giải, người Việt cổ sống bằng nghề trồng lúa nước, có tính thời vụ cao, khi bắt đầu vào việc cần rất đông người, vì vậy cần liên kết với nhau. Đơn vị liên kết là làng xã – vừa đủ để làm ruộng. Quan hệ giữa những người trong làng không quá ràng buộc nhau như gia đình, nhưng cũng đủ để mọi người biết nhau.
Theo Giáo sư Trần Ngọc Thêm, cách xưng hô “gia đình hóa” tại công sở dễ làm người ta có cảm giác việc chung trở thành việc riêng
Để làm việc cùng nhau, con người trong làng ấy phải thân mật. Do vậy, tự giác tạo mối quan hệ thân thiết để hỗ trợ nhau trong công việc. Từ đó, người Việt cứ gặp nhau là phải tìm hiểu xem hoàn cảnh thế nào, tuổi tác ra sao để xưng hô, tạo sự thân mật. Ai nhiều tuổi hơn là chú, bác, anh chị; ít tuổi hơn là em, cháu… coi nhau như một gia đình.
Từ đó, mở rộng ra các cấp độ quan hệ xã hội, hành chính… khởi đầu chưa quen biết, sau thời gian ngắn tìm cách gần gũi nhau. Khi mới quen, người ta hay gọi nhau theo theo chức vụ như: giám đốc, bác sỹ, giáo sư… Sau thời gian ngắn chuyển sang cách xưng hô theo quan hệ gia đình, “gia đình hóa quan hệ xã hội”.
Cách xưng hô “gia đình hóa” giúp con người ta nhanh chóng gần gũi nhau hơn, có cảm giác như người thân của nhau, giúp nhau hỗ trợ trong công việc. Tuy vậy, cách gọi này có thể làm mất đi khoảng cách cần thiết.
Theo Giáo sư “gia đình hóa” dễ làm người ta có cảm giác việc chung trở thành việc riêng, giải quyết công việc “trên cơ sở tình cảm”. Như vậy, khi hai người chênh lệch tuổi tác làm việc với nhau, người ít tuổi có cảm giác như đi xin, người nhiều tuổi như đi ban ơn cho người dưới.
GS Nguyễn Hữu Khiển – Nguyên Phó Giám đốc Học viện Hành chính (Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia HCM) – nhận định: “Gia đình chủ nghĩa” làm văn hóa công sở bị sai lệch sẽ dẫn đến biểu hiện mục đích cá nhân có tính thái quá. Chẳng hạn xưng hô “bác – cháu”… muốn thể hiện cho người khác biết mình là ngoan, là người nhà của sếp. Cách xưng hô “bác – cháu” cũng làm mất đi sự nghiêm túc nơi công quyền.
Theo TS Ngô Thành Can, Phó khoa Tổ chức và Quản lý nhân sự, Học viện Hành chính (Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia HCM), xưng hô “gia đình hóa” làm công sở có dáng dấp như gia đình, dòng tộc.
Triệt tiêu tranh luận
TS Ngô Thành Can cho rằng, “chú – cháu” tạo cho lớp trẻ thấy công sở như gia đình, họ là thế hệ sau, nhỏ bé thấp kém không dám đề đạt ý kiến, ý tưởng hay. Nguy hiểm hơn, người thế hệ trên có thể năng lực chưa tốt nhưng lúc nào cũng được đồng nghiệp trẻ “thưa gửi” nên cứ nghĩ mình làm tốt.
Theo TS Ngô Thành Can, hệ lụy lớn nhất từ cách xưng hô “gia đình hóa” là gây tác động xấu đến suy nghĩ công chúng. “Người dân thấy công sở gọi nhau thế thì đừng có cãi hay kiện tụng làm gì, đằng nào cũng thua thôi, vì họ toàn là người nhà cả”.
Video đang HOT
Nhà Xã hội học Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Điều tra Dư luận xã hội (Viện Xã hội học), nhận định, xưng hô “chú – cháu” nơi công sở làm cho người dưới “thu mình lại, dẹp như con gián”.
Tư tưởng “trứng mà đòi khôn hơn rận” làm cho người ít tuổi hơn không được trao đổi một cách thẳng thắn, đàng hoàng. “Bác bác – cháu cháu” làm tiêu diệt tính độc lập của con người khi nêu ý kiến, triệt tiêu sự tranh luận, đối thoại. Trong khi đó, có thể nói, mọi sự việc đều cần đối thoại để có được chân lý.
Có ý kiến cho rằng, cách xưng hô “chú – cháu” nơi công sở làm cho người dưới “thu mình lại, dẹp như con gián”. (Ảnh minh họa)
Tiến sĩ Mai Anh – người đang chủ trì đề án xây dựng một bộ quy tắc ứng xử cho người Hà Nội cũng cho rằng, người trẻ tuổi có tâm lý họ cần phải được tôn trọng, khẳng định bản thân và thể hiện công việc họ làm được ghi nhận. Nhưng người trẻ tuổi hay bị định kiến là thiếu kinh nghiệm, khi đề xuất vấn đề gì đó ta thường sợ những người trên. Nếu ta thay đổi cách xưng hô “chú chú – cháu cháu” người trẻ tuổi sẽ có được nhiều lợi thế và quay trở lại chính mình hơn, tự tin hơn.
Ông Phan Đăng Long, Phó trưởng Ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho rằng, xưng hô “gia đình hóa” dễ dẫn đến cách ứng xử của người nhiều tuổi hơn coi đồng nghiệp là con cháu trong nhà. Còn người ít tuổi hơn coi người trên như là cha chú mình. Từ đó, không tạo ra môi trường làm việc bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
Ví dụ như khi người “chú” làm việc có sai sót, nhưng “cháu” không dám góp ý, bởi tâm lý: “Người ta đáng bậc cha chú, mình là bậc con cháu nói ra sợ bị đánh giá là hỗn”. Người nhiều tuổi hơn cũng dễ có tâm lý: “Chúng nó là bậc con cháu, dám chê cha chú, thế là láo”.
Trong khi đó, quan hệ đồng nghiệp là bình đẳng, không nên có sự phân biệt. Bởi người lớn tuổi có kinh nghiệm, nhưng người trẻ có nhiều thông tin, năng động được đào tạo bài bản… có khi làm việc hiệu quả hơn người có kinh nghiệm.
Theo Khampha
Chuyện bí ẩn về làng "góa phụ" ở Nghệ An
Nhiều người đàn ông đang khỏe mạnh bỗng nhiên đổ bệnh rồi tử vong. Sự việc bí ẩn khiến người dân nơi đây vô cùng lo lắng.
Trong khoảng hơn 15 năm trở lại đây, nhiều đàn ông đang sống khỏe mạnh ở vùng quê nghèo ở xóm Thọ Thành, xã Quỳnh Thọ, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) bỗng nhiên đổ bệnh, sau đó tử vong. Số người chết ngày càng nhiều thêm, đa số người chết là nam giới. Sự việc này khiến người dân nơi đây vô cùng lo lắng, trăn trở từ nhiều năm nay mà vẫn chưa thể lý giải.
Xóm "bà góa"
Men theo con đường đê sông ngăn mặn giữa xã Quỳnh Thọ với xã Quỳnh Ngọc, chúng tôi tìm đến xóm Thọ Thành, nơi mà người dân xóm khác đặt cho tên gọi là xóm "bà góa".
Mới bước chân đến đầu làng, cảnh đầu tiên chúng tôi bắt gặp là rất nhiều phụ nữ đang hì hục xúc từng mẻ muối ở dưới cánh đồng cát mà không thấy một bóng dáng nam giới nào. Sau câu hỏi thăm thì chúng tôi được biết, chồng của họ đã mất. Họ phải bươn chải, làm việc vất vả như trụ cột chính trong gia đình từ nhiều năm nay.
Biết chúng tôi đang tìm hiểu về vấn đề này, một số phụ nữ trong xóm đã không ngần ngại kể: Ở ngay khu vực dân cư Thọ An, thuộc xóm Thọ Thành có rất nhiều gia đình rơi vào cảnh vợ mất chồng, con mất cha. Những người đàn ông đều qua đời ở độ tuổi từ 30 đến 60. Số đàn ông đang sống thì chỉ còn vài ba gia đình. Vì không có nam giới trong nhà nên mọi việc lớn nhỏ đều đến tay phụ nữ.
Chị Nguyễn Thị Loan kể chuyện với phóng viên.
Chị Nguyễn Thị Loan, một trong số "bà góa" sống trong xóm, cho biết, chồng chị ra đi quá đột ngột, từ khi phát hiện bệnh đến lúc chết chỉ trong vòng 2 tháng.
Trước đây, chồng chị rất khỏe mạnh, cả hai vợ chồng suốt ngày lo tìm việc để làm ăn, nuôi sống gia đình. Một thời gian sau đó, chồng chị bỗng chốc đổ bệnh và đi khám ở nhiều nơi vẫn không khỏi. Sau khi đi bệnh viện kiểm tra, khám lại thì các bác sĩ kết luận chồng chị bị ung thư gan. Hai tháng sau đó, chồng chị mất khi mới 32 tuổi.
Tiếp đó, sự ra đi đột ngột của của vợ chồng anh Nguyễn Văn Hòa và chị Nguyễn Thị Hồng khiến người trong xóm ai cũng rơi nước mắt. Cả hai vợ chồng đang khỏe mạnh, chăm chỉ làm ăn nhưng bỗng chốc chị Hồng đổ bệnh, đi khám ở bệnh viện thì biết mắc căn bệnh ung thư giai đoạn cuối. Được một thời gian, chị bỏ chồng, con mà ra đi khi mới 40 tuổi.
Vợ mất, một mình anh Hòa "gà trống nuôi con" nhưng thần chết vẫn không tha cho anh. 4 năm sau, anh Hòa bỗng dưng mắc bệnh ung thư gan. Sau một thời gian điều trị, anh Hòa cũng không thể qua cơn nguy kịch và tử vong.
"Chứng kiến cảnh vợ chồng nhà đó đang mạnh khỏe bỗng nhiên chết vì ung thư, người làng rất thương xót. Sao bây giờ chết vì ung thư nhiều như rứa không biết. Đàn ông trong làng này chết nhiều quá", bà Hồ Thị Hạnh - một người dân - than thở.
Hai tháng sau cái chết của vợ chồng anh Hòa, anh Nguyễn Văn Hà lại chết vì căn bệnh ung thư gan. Mới đây, tháng 1/2014, anh Nguyễn Văn Hùng (46 tuổi) cũng phát bệnh rồi chết vì ung thư...
Những cái chết đột ngột của nhiều người đàn ông trong xóm đã khiến người dân ở xóm Thọ Thành hoang mang. Thậm chí, một số gia đình hiện vẫn đang còn nam giới trong nhà trở nên lo lắng, thấp thỏm không biết ai sẽ là nạn nhân kế tiếp.
Ông Nguyễn Văn Điệp - Phó Công an xã Quỳnh Thọ lập danh sách thống kê người chết trong các năm qua.
Những cái chết bí ẩn
Không chỉ nhiều người đàn ông trong xóm chết vì ung thư mà một số người tối đến đi ngủ đến sáng mai tỉnh dậy thì đã chết ở trên giường. Ngoài ra, nhiều người còn chết vì tai nạn giao thông, tại nạn sông nước...
Chị Trần Thị Hoa (46 tuổi) vẫn không quên cái ngày định mệnh đã cướp mất chồng chị. Chị kể: Một buổi chiều, anh Long (chồng chị) chở bàn ghế, tủ giường cho khách, đến chiều tối sang nhà anh em chơi một lúc rồi về nhà ngủ. Sáng hôm sau, chị gọi anh Long dậy ăn cơm nhưng không thấy anh trả lời, đến kiểm tra mới biết anh đã chết rồi.
"Ngày bình thường, tôi không phải gọi dậy. Nhưng sáng hôm đó nghĩ chồng mệt nên để chồng nằm thêm một lúc nữa. Mãi đến 8 giờ vẫn không thấy chồng tỉnh dậy, tôi đến gọi mới phát hiện chồng tôi đã đột tử", chị Hoa nhớ lại.
Anh Long vốn rất khỏe mạnh, hai vợ vay vốn mở xưởng mộc trong nhà để làm ăn. Tuy nhiên, mới làm được một thời gian thì xảy ra chuyện dữ. Chị Hoa kể tiếp, sau khi chồng chị mất khoảng 3 năm, người em ruột của chồng chị tên là Trọng (ở cùng xóm) đang đi xe máy thì bị tai nạn giao thông rồi tử vong.
Gia đình nhà chồng chị Hoa bỗng mất đi 2 người con trai chỉ trong vòng 4 năm. Điều đặc biệt là cả hai chết trùng vào ngày mùng 1 âm lịch khiến ai nấy trong gia đình đều sửng sốt.
Tiếp đó, một số người đi thuyền đánh bắt cá trên biển cũng bị gió bão, giông tố đánh lật thuyền rồi tử vong trên biển...
Danh sách người chết ở xóm Thọ Thành.
Đổ cho miếu "cậu Bợ"
Hiện tượng đàn ông trong xóm ngày càng chết nhiều, đặc biệt là chết vì ung thư đã đặt ra câu hỏi lớn cho người dân đang sinh sống ở trên vùng quê này. Nhiều người đã liên tưởng đến Miếu thờ có tên gọi " Miếu Cậu Bợ" ở ngay trong xóm.
Ngôi miếu này trước đây nằm trên mảnh đất của xóm và được cho là rất thiêng. Tuy nhiên, sau này miếu bị phá hủy, và đây được nhiều người làng cho là "nguyên nhân của những cái chết bí ẩn".
"Mới đây, dân làng còn kiến nghị xã xây dựng lại ngôi miếu để thắp hương, cầu bình an cho gia đình", chị Loan cho biết.
Trước sự việc trên, chúng tôi đã tìm đến UBND xã Quỳnh Thọ để xác minh.
Ông Nguyễn Văn Điệp - Phó Công an xã Quỳnh Thọ - thống kê danh sách những người chết từ năm 2004 đến 2014. Theo đó, xóm Thọ Thành có khoảng 80 người chết, trong đó tỷ lệ nam giới tử vong là 43 người, đều ở độ tuổi từ 30 đến 60. Như vậy, trung bình mỗi năm, xóm Thọ Thành có 5 - 6 người chết vì ung thư và tai nạn.
Ông Trần Duy Vinh - Chủ tịch UBND xã Quỳnh Thọ - cho biết, sự việc người dân ở xóm Thọ Thành xôn xao về trình trạng đàn ông ở trong xóm chết nhiều là có thật. So với các xóm khác, Thọ Thành có tỷ lệ người chết hàng năm nhiều hơn hẳn.
Tuy nhiên, theo ông Vinh, không có cơ sở khoa học nào chứng minh nguyên nhân nhiều đàn ông trong xóm chết là do... không có miếu thờ. Xã cũng chưa nhận được đơn xin xây miếu của người dân.
Ông Vinh phân tích: Xóm Thọ Thành cũng như xã Quỳnh Thọ nằm ven biển, nguồn nước tương đối mặn. Riêng xóm Thọ Thành so với các xóm khác thì đất đai ẩm thấp hơn. Tuy nhiên, dựa vào đó để xác định người dân chết vì môi trường thì chưa có cơ sở nào để khẳng định.
"Trong thời gian tới, nếu tiếp tục có người Thọ Thành chết vì ung thư, chúng tôi sẽ báo cáo với cấp trên xem xét để các cơ quan chức năng như y tế, công an... vào cuộc", ông Vinh nói.
Xóm Thọ Thành hiện có 138 hộ với 1.009 nhân khẩu. Hơn 10 năm qua, tỉ lệ người chết trong xóm Thọ Thành khoảng 80 người, trong đó số người chết ở độ tuổi từ 30 đến 60 khoảng 50 người, chủ yếu là nam giới. Trong đó, số lượng người chết vì bệnh ung chiếm hơn nửa, còn lại chết vì tai nạn, đột tử...
Theo Khampha
Nỗi đau ở làng có nhiều người điên Xã Đức Đồng, huyện Đức Thọ, tỉnh Ha Tinh hiên có 70 người bị bệnh tâm thần được hưởng trợ cấp xã hội va 9 người đã có hồ sơ bệnh án đang chờ được hưởng chế độ. Người già có, trẻ có, với vẻ mặt ngô nghê vừa đi vừa la hét, chửi bới cùng những cuộc đời gắn chặt với sợi...