Bộ Xây dựng nói gì về việc Novaland kêu cứu khẩn cấp?
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết Novaland cũng như nhiều doanh nghiệp khác trong cùng một thời điểm vừa trả nợ ngân hàng, vừa đáo hạn trái phiếu nên gặp khó.
Doanh nghiệp phải bỏ bớt dự án chưa triển khai, tập trung vào các dự án đang triển khai, hoàn thành dự án sớm, để bán thành công và tạo ra dòng tiền thực hiện các dự án tiếp theo.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh
Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh là thành viên Tổ công tác của Thủ tướng tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. Ngày 30/12, trả lời câu hỏi về việc một số doanh nghiệp bất động sản, trong đó có Novaland, lên tiếng cầu cứu về khó khăn trong dòng tiền và pháp lý thực hiện dự án, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho rằng doanh nghiệp cần xem xét lại chính trách nhiệm của mình trong hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản.
“Tổ công tác đã nhiều lần đề nghị các doanh nghiệp rà soát và cơ cấu lại sản phẩm bất động sản. Thậm chí phải bán bớt dự án chưa triển khai, tập trung vào các dự án đang triển khai, hoàn thành dự án sớm, để bán thành công và tạo ra dòng tiền thực hiện các dự án tiếp theo”, ông Sinh cho biết.
Theo Thứ trưởng, khi thị trường tốt thì doanh nghiệp thực hiện nhiều dự án, thậm chí là không cân bằng nguồn lực với các dự án đang triển khai. Có thời điểm doanh nghiệp triển khai quá nhiều dự án mà không kiểm soát tài chính nên xảy ra khó khăn về tài chính ở thời điểm nhất định. Về lâu dài khi triển khai thực hiện dự án, các doanh nghiệp phải dùng vốn vay dự án nào thực hiện dự án đó, tránh vay dự án này thực hiện dự án khác làm mất cân bằng tài chính.
Video đang HOT
Trước đó, nói về đề xuất giải cứu của Novaland, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cũng nhận định: “Novaland có nhiều dự án, tổ công tác đang phân loại dự án, xem các vướng mắc dự án thuộc thẩm quyền giải quyết của bộ, ngành, địa phương nào thì chuyển cho bộ, ngành, địa phương đó trực tiếp giải quyết. Tổ công tác đang tập trung giải quyết những vướng mắc thủ tục pháp lý các dự án do Novaland đầu tư”.
Được biết, trong đơn kiến nghị khẩn cấp gửi tới Thủ tướng để xin cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn pháp lý dự án và thanh khoản, Công ty CP Tập đoàn đầu tư địa ốc Nova (Tập đoàn Novaland) cho biết, những biến động khôn lường của nền kinh tế thế giới trong năm 2022, hậu quả của dịch bệnh, biến động kinh tế trong nước, cùng với chính sách thắt chặt tín dụng đã gây rủi ro hệ thống không thể chống đỡ đối với doanh nghiệp Việt, kể cả doanh nghiệp đầu ngành.
“Novaland đang đứng trước thách thức chưa từng có, các ngân hàng dừng giải ngân các hợp đồng tín dụng đã ký, khách hàng không thể trả tiền mua nhà, nợ tới hạn chưa có cơ chế giãn/ân hạn. Tập đoàn buộc phải cắt giảm 50% nhân sự, bán rẻ tài sản, giảm một phần hoạt động thi công những dự án lớn. Nhưng trong giai đoạn khó khăn hiện nay, mọi nỗ lực của Novaland như “muối bỏ biển” nên tập đoàn kiến nghị Thủ tướng xem xét hỗ trợ khẩn cấp để có cơ hội khắc phục”, văn bản kiến nghị của Tập đoàn này nêu rõ.
Novaland cũng cho biết thêm, tình trạng ách tắc pháp lý đang tạo tâm lý bất an cho người dân, môi trường đầu tư, ngân hàng. Ngoài tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất, đa số ngân hàng đều giữ lại tiền thu từ khách hàng của Novaland làm tài sản đảm bảo bổ sung. Hiện Tập đoàn Novaland có khoảng 32.000 tỉ đồng trong các tài khoản ngân hàng nhưng lại không có tiền thanh toán các khoản nợ đến hạn. Vì thế, Novaland khẩn xin Thủ tướng chỉ đạo hỗ trợ các địa phương tháo gỡ vướng mắc, giúp tập đoàn sớm hoàn thiện pháp lý dự án.
Trong đơn kiến nghị vừa gửi tới Thủ tướng, Tập đoàn Novaland cũng kiến nghị xem xét, hỗ trợ khẩn cấp 2 vấn đề: Cho phép Novaland được tái cấu trúc mô hình kinh doanh, tái cơ cấu/gia hạn/ân hạn các khoản nợ trong vòng 2-3 năm, phù hợp với dòng tiền của doanh nghiệp mà không bị xem xét là nợ xấu để tập đoàn có thể phát triển bền vững.
Novaland xin Thủ tướng chỉ định một ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước nắm cổ phần chi phối cấp hạn mức tín dụng để tập đoàn tiếp tục thi công các dự án dở dang, qua đó giúp khách hàng có thể tiếp tục vay tiền mua nhà, tập đoàn có dòng tiền thanh toán các khoản nợ đến hạn, người dân nhận nhà đúng hạn, tránh lãng phí nguồn lực xã hội.
Cân nhắc trong điều chỉnh quy hoạch chung các đô thị lớn ở Việt Nam
Những vấn đề đặt ra cho điều chỉnh quy hoạch chung các đô thị lớn ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay là nội dung được nhiều cấp, ngành, người dân quan tâm.
Hàng loạt các công trình cao ốc, nhà ở cao tầng hiện đại tại TP Hồ Chí Minh. Ảnh minh họa: An Hiếu/TTXVN
Đặc biệt là khi Bộ Xây dựng trình lên Chính phủ, Quốc hội chủ trương xây dựng Luật Quy hoạch đô thị nông thôn trên cơ sở 2 luật là Luật Quy hoạch và Luật Xây dựng sửa đổi.
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn, phát triển đô thị là động lực tăng trưởng cho tất cả các quốc gia. Các đô thị đã có đóng góp to lớn cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Do đó, quy hoạch xây dựng đô thị đóng vai trò rất quan trọng. Quy hoạch chung phân khu, quy hoạch chi tiết được thực hiện tốt thì mới có chương trình, dự án đầu tư hiệu quả. Hiện nay, việc điều chỉnh quy hoạch đang diễn ra phổ biến ở các địa phương, tuy nhiên lại gây ra nhiều ý kiến trái chiều.
Liên quan đến nội dung này, ông Trần Ngọc Chính - Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam nhận xét, ở mỗi quốc gia, quy hoạch luôn phải đi trước một bước, trở thành công cụ cần thiết để quản lý, kiểm soát quá trình đầu tư xây dựng, phát triển đô thị, nông thôn, hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi lập quy hoạch. Trong số đó, quy hoạch tỉnh được xác định là một trong những quy hoạch quan trọng, được các địa phương đặc biệt quan tâm.
Hiện nay, tính đến tháng 11/2022, mới có Bắc Giang và Hà Tĩnh được duyệt quy hoạch tỉnh và có khoảng 15 tỉnh đã nộp quy hoạch lên Bộ Kế hoạch và Đầu tư để chờ được phê duyệt. Như vậy, số lượng quy hoạch tỉnh cần được duyệt rất lớn. Nếu quy hoạch tỉnh được duyệt thì những quy hoạch khác có liên quan và các dự án trên địa bàn mới có căn cứ để triển khai.
Tuy nhiên, trong quá trình xem xét, duyệt hoặc điều chỉnh quy hoạch tỉnh đã có nhiều vướng mắc. Theo Luật Quy hoạch, quy hoạch tổng thể quốc gia phải có trước, sau đó đến quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch đất quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, thế nhưng hệ thống quy hoạch cấp trên hiện nay chưa có - ông Chính chia sẻ.
Việc chưa ban hành quy hoạch tổng thể quốc gia và quy hoạch cấp vùng đã và đang gây khó khăn cho các địa phương trong định hướng phát triển ngành, lĩnh vực trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong khi Luật Quy hoạch quy định quy hoạch cấp dưới phải tuân thủ quy hoạch cấp trên.
Bên cạnh đó, theo quy định của Luật Quy hoạch, việc lập quy hoạch tổng thể quốc gia nhằm đảm tính thống nhất, khớp nối hệ thống quy hoạch trong cả nước, làm căn cứ để lập quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh.
Thế nhưng, theo ông Chính, sau khi Luật Quy hoạch có hiệu lực đã bộc lộ nhiều vấn đề về quy trình thực hiện và nội dung quy hoạch, làm mất tính kết nối dẫn đến mâu thuẫn, chồng chéo. Việc chưa ban hành quy hoạch tổng thể quốc gia cũng đã gây thiếu căn cứ để phê duyệt quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh...
Các thành phố trực thuộc Trung ương gồm Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng đã được lập Quy hoạch chung xây dựng cho 20 năm và tầm nhìn đến 30, 40 năm. Trên thực tế, các quy hoạch này đã phát huy tác dụng trong việc triển khai xây dựng và quản lý đô thị có hiệu quả. Nếu thực hiện quy hoạch tỉnh cho 5 đô thị Trung ương theo Luật Quy hoạch thì lại khó thực thi do những nội dung quan trọng như tổ chức không gian, tổ chức cảnh quan, tổ chức hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và tổ chức quản lý các khu chức năng khó thực hiện...
Nếu lập quy hoạch thành phố trực thuộc Trung ương theo Luật Quy hoạch thì khối lượng thông tin cần tích hợp là rất lớn... Ông Trần Ngọc Chính khẳng định, việc điều chỉnh quy hoạch ở các thành phố lớn; trong đó có 5 thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan chặt chẽ đến Luật Quy hoạch 2017 và Luật Quy hoạch đô thị.
Phó Tổng Thư ký Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam Trương Văn Quảng phân tích, quy hoạch tỉnh chịu sự tác động của Luật Quy hoạch, quy hoạch thành phố trực thuộc Trung ương ở vị trí là cấp tỉnh chịu sự tác động của Luật Quy hoạch còn ở vị trí là đô thị, thành phố lại chịu tác động của Luật Quy hoạch đô thị.
Như vậy, quy hoạch tỉnh đang ở tình trạng tích hợp quy hoạch, tuy nhiên chưa đáp ứng phương pháp quy hoạch tích hợp. Bản chất của quy hoạch tỉnh vẫn thiên về quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, có thêm phần tổ chức không gian nhưng chưa rõ ràng, còn mơ hồ.
Do đó, vấn đề đặt ra là cần phải làm rõ hơn nội dung về tính tích hợp của quy hoạch chung đô thị, khả năng trùng khớp nội dung giữa quy hoạch tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với quy hoạch chung thành phố trực thuộc Trung ương, cách tiếp cận 2 loại quy hoạch này và khả năng tích hợp 2 quy hoạch thành 1...
Đồng quan điểm, bà Phạm Thị Nhâm - Phó Viện trưởng phụ trách Viện Quy hoạch đô thị và Nông thôn quốc gia cho rằng, cần phải làm rõ khái niệm thành phố lớn. Một thành phố lớn được xác định theo các tiêu chí như dân số, đất xây dựng đô thị, nhân tố tạo nên sức hút hoạt động kinh tế, hạ tầng đô thị, kinh tế. Dân số của thành phố lớn là từ 5-10 triệu người.
Do mang tính phức tạp, quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch thành phố lớn cần có tính chiến lược. Tuy nhiên, trong Luật Quy hoạch và Luật Quy hoạch đô thị, quy hoạch thành phố lớn lại có sự khác nhau. Theo đó, khái niệm và quy định pháp luật giữa thành phố trực thuộc Trung ương với đơn vị hành chính tỉnh, nội dung cụ thể về quy hoạch chung thành phố trực thuộc Trung ương và quy hoạch tỉnh.
Như vậy, việc quy hoạch chung cho các thành phố lớn cần tập trung vào một số vấn đề như chuyển từ quy hoạch tổng thể theo chỉ tiêu kỹ thuật dựa trên dự báo sang quy hoạch chiến lược; chuyển từ quy hoạch thời điểm sang quy hoạch là quá trình với nội dung 3 bước lập quy hoạch chính; thực hiện quy hoạch và đánh giá quy hoạch 5 năm một lần bởi bộ chỉ số theo dõi. Đồng thời, tìm hướng tiếp cận về kinh tế trong quy hoạch chung thành phố lớn...
Bộ Xây dựng đôn đốc rà soát, kiểm định chung cư cũ cần cải tạo Để đẩy nhanh tiến độ cải tạo chung cư cũ, Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương bố trí ngân sách và chỉ đạo Sở Xây dựng tổ chức rà soát, kiểm định, đánh giá chất lượng nhà chung cư, làm cơ sở để sớm xác định những chung cư thuộc diện cải tạo, xây dựng lại. Trên cơ sở đó, lập...